Chảy máu chân răng do đâu? Nguyên nhân và cách điều trị

Chảy máu chân răng là một biểu hiện cơ bản của việc răng nướu bị tổn thương nên người bệnh cần phải nhanh chóng điều trị kịp thời. Trong trường hợp bệnh nặng hơn có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như viêm nướu, viêm nha chu,… Vậy tại sao chân răng bị chảy máu? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào? Cùng Nha Khoa Kim tìm hiểu rõ hơn trong bài viết hôm nay nhé.

Chảy máu chân răng là bệnh gì? 

Chảy máu chân răng là trường hợp khi ở phần chân răng hoặc hốc răng xuất hiện máu. Đây là tình trạng phổ biến, thường xảy ra khi nướu bị tổn thương do mảng bám, vi khuẩn hoặc các vấn đề sức khỏe khác.

Khi thấy xuất hiện tình trạng chảy máu ở chân răng thì đây cũng là cảnh báo cho việc sức khỏe răng miệng của bạn đang thực sự có vấn đề. Do đó, nếu muốn chấm dứt và điều trị khỏi căn bệnh này bạn nên tìm đến địa chỉ nha khoa uy tín, có chuyên môn để tư vấn kịp thời nhé.

chảy máu chân răng là trường hợp chân răng hoặc hốc xương răng chảy máu

Chảy máu chân răng là dấu hiệu của răng miệng đang bị tổn thương

Nguyên nhân chảy máu chân răng

Tình trạng chân răng bị chảy máu thường xảy ra với rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể kể đến như sau:

Do viêm lợi 

Một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của chảy máu chân răng đó là tình trạng viêm lợi, viêm nướu răng. Tình trạng này sẽ xuất hiện khi sự tích tụ của đồ ăn ở các phần viền nướu lâu dài dẫn đến tình trạng viêm, kích ứng và gây ra chảy máu. Để chữa khỏi được viêm lợi thì bạn nên đánh răng thường xuyên 2 lần/ngày cũng như thường xuyên dùng nước súc miệng hoặc lấy cao răng định kỳ.

Do viêm nha chu 

Viêm nha chu là tình trạng nặng hơn của viêm lợi nếu như bệnh nhân không điều trị kịp thời và đúng cách. Các mô ở phần nướu lợi khi bị tổn thương hoặc phần nâng đỡ chân răng bị phá hủy dẫn đến tình trạng chảy máu hoặc bị lung lay. Bên cạnh đó, viêm nha chu cũng gây ra mùi ở khoang miệng khiến phần khớp cắn bị thay đổi hoặc sưng lên.

Áp xe răng

Áp xe răng cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng rỉ máu chân răng. Phần mủ áp xe thường tích tụ rất nhiều vi khuẩn khiến cho người bệnh bị đau và nhiều biến chứng cực kỳ nghiêm trong. 

Do ung thư khoang miệng

Ung thư khoang miệng là một biểu hiện rõ rệt của các căn bệnh về lợi và khiến rất nhiều người bệnh chủ quan. Đặc biệt, đây là một bệnh vô cùng nguy hiểm có thể ảnh hưởng lớn cấu trúc của khoang miệng có thể gây ra các biến chứng như: chảy máu chân răng, hôi miệng, khó ăn uống, nổi hạch trong khoang miệng,… Nên nếu thấy tình trạng chảy máu nướu răng nặng không rõ nguyên nhân thì đây cũng là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị ung thư khoang miệng.

Do bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng do lượng đường trong máu cao khiến cho phần nước bọt quanh nướu răng tăng. Khi đó, vi khuẩn sẽ có nhiều cơ hội để sinh sôi và phát triển các mảng bám dẫn đến các căn bệnh về nướu hoặc sâu răng. Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hầu hết những ai ít bị bệnh tiểu đường thường sẽ không gặp các vấn đề về răng nướu.

Do thiếu vitamin C, vitamin K

Thiếu vitamin C hoặc K làm nướu yếu, dễ bị tổn thương và chảy máu. Vitamin C giúp sản xuất collagen, duy trì độ chắc khỏe của nướu, trong khi vitamin K hỗ trợ quá trình đông máu. Thiếu hụt hai loại vitamin này có thể khiến nướu nhạy cảm hơn, dễ bị viêm và chảy máu ngay cả khi tác động nhẹ. Bổ sung đầy đủ vitamin qua chế độ ăn uống sẽ giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng.

nguyên nhân bị chảy máu chân răng

Chảy máu chân răng có thể do vệ sinh răng miệng kém, mảng bám tích tụ gây viêm và làm nướu dễ chảy máu.

Do ung thư máu

Ngoài ra, chảy máu chân răng cũng là một dấu hiệu cảnh báo cho thấy người bệnh có thể bị ung thư máu. Nếu nhận thấy phần chân răng bị chảy máu, bầm tím nướu lợi hoặc bị viêm loét thì cần đến nha khoa gần nhất để thăm khám nhé.

Do giảm tiểu cầu

Giảm tiểu cầu là tình trạng rối loạn máu khiến số lượng tiểu cầu trong cơ thể thấp hơn mức bình thường, ảnh hưởng đến khả năng cầm máu. Khi mắc bệnh này, nướu có thể bị bầm tím và dễ chảy máu, ngay cả khi không có tác động mạnh. Nếu gặp triệu chứng này, bạn nên thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bệnh Hemophilia hoặc von Willebrand

Bệnh Hemophilia và von Willebrand là rối loạn đông máu. Khi mắc các bệnh này, máu không thể đông lại bình thường, dẫn đến chảy máu kéo dài ngay cả với vết thương nhỏ, bao gồm vết xước hoặc cắt ở nướu. 

Do đánh răng không đúng cách

Đến nay, vẫn còn nhiều bạn cho rằng chỉ cần làm sạch sẽ răng là sẽ không gặp các vấn đề về nướu lợi. Tuy nhiên, việc đánh răng và sử dụng bàn chải không đúng cách cũng gây ra tình trạng chảy máu. Mặt khác, bạn nên ưu tiên các loại bàn chải lông mềm hoặc bàn chải điện để hạn chế ma sát tác động vào phần nướu lợi nhé.

▷ Gợi ý cho bạn: Đánh răng bị chảy máu thường xuyên có nguy hiểm không?

Do dùng chỉ nha khoa không đúng

Chỉ nha khoa sẽ giúp loại bỏ đi các phần mảng bám thức ăn dư thừa bám vào răng một cách dễ dàng mà tăm thường không thể lấy được. Nhưng nếu dùng chỉ nha khoa không đúng cách cũng dẫn đến chân răng bị chảy máu.

Do hóa trị ung thư

Các hóa trị để điều trị bệnh ung thư cũng sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ, trong đó có chảy máu chân răng. Do đó, nhiều người đang điều trị thường phải đối mặt với tình trạng trạng viêm miệng hoặc chảy máu nướu lợi.

Thuốc lá

Hút thuốc lá thường xuyên cũng có thể gây ra tình trạng xuất huyết chân răng và nhiều khả năng mắc các căn bệnh về nướu. Do đó, hãy hạn chế hút thuốc để ngăn chặn các trường hợp răng nướu trở nên yếu đi.

Hay bị chảy máu chân răng có nguy hiểm không?

Có thể nói, khi thường xuyên bị chảy máu chân răng cho thấy bạn đang gặp vấn đề sức khỏe về răng nướu. Nếu nhẹ, thì phần lợi sẽ bị viêm nhiễm và ảnh hưởng rất lớn tới cơ nhai. Còn nặng hơn sẽ gây ra nhiều mối nguy hại về sức khỏe và rất nhiều biến chứng bất thường như:

  • Sức khỏe tim mạch: Việc thường xuyên bị có máu ở chân răng có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng ngược gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe tim mạch.
  • Ảnh hưởng tới phụ nữ đang mang thai: Đối với phụ nữ mang thai, tình trạng này càng đáng lo ngại hơn, vì vi khuẩn từ nhiễm trùng nướu có thể lan truyền qua máu, ảnh hưởng đến thai nhi và làm tăng nguy cơ sinh non.

hay bị rỉ máu chân răng thì bạn nên thăm khám nha sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thờ

Nếu tình trạng chảy máu chân răng kéo kèo, bạn nên đi nha sĩ để thăm khám và điều trị kịp thời tránh gây biến chứng nguy hiểm về sau

Cách chữa chảy máu chân răng

Để có thể chữa chảy máu chân răng thì có rất nhiều cách mà bạn có thể tham khảo ngay sau đây:

  • Sử dụng gạc để cầm máu: Nhưng đây sẽ chỉ là phương án tạm thời, bởi những ai hệ miễn dịch kém thì khả năng cầm máu sẽ lâu
  • Dùng nước đá: Bạn có thể sử dụng đá để chườm lên vị trí sưng nướu răng, chúng sẽ giúp giảm đau và ngăn chặn tình trạng viêm. Hãy cố gắng sử dụng đá chườm 10 phút/lần và nghỉ 10 phút nhé.
  • Sử dụng nước súc miệng: Nước súc miệng giúp ngăn ngừa chảy máu nướu răng bằng cách tiêu diệt vi khuẩn, giảm viêm, làm dịu nướu bị đau và sưng. Với các hoạt chất như chlorhexidine hay hydrogen peroxide, nước súc miệng còn hỗ trợ điều trị viêm nướu – nguyên nhân chính gây chảy máu nướu.

chữa chảy máu nướu bằng cách sử dụng nước súc miệng

Sử dụng nước súc miệng để ngăn ngừa vi khuẩn tích tụ, giảm viêm và làm dịu nướu

  • Sử dụng nước muối ấm: Nếu không có nước súc miệng thì bạn có thể tự pha nước muối ấm tại nhà để làm lành vết thương. Hãy pha 1 muỗng cà phê muối với 250ml nước và lặp đi lặp lại khoảng 3-4 lần mỗi ngày.
  • Đắp bột nghệ lên nướu: Bên trong bột nghệ có các tinh chất kháng viêm nên sẽ rất phù hợp để sử dụng khi bị chảy máu chân răng. 
  • Dùng thuốc theo chỉ định: Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng thuốc theo chỉ định của các bác sĩ như: Amoxicillin, Metronidazol,… Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc uống nếu không có sự chỉ dẫn từ các chuyên gia nhé.

nếu tình trạng chảy máu kéo dài hãy dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Nếu bệnh tiến triển nặng có thể phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để điều trị chảy máu chân răng

Như vậy, thông tin trên đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về các nguyên nhân dẫn đến chảy máu chân răng và cách điều trị phù hợp. Đặc biệt, nếu bạn gặp tình trạng chân răng bị rỉ máu thường xuyên, việc thăm khám và điều trị kịp thời để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Nha khoa Kim với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và công nghệ tiên tiến sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề răng miệng một cách hiệu quả, mang lại sự tự tin và thoải mái trong cuộc sống.

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

ĐẶT HẸN THĂM KHÁM

Quý khách vui lòng để lại thông tin, Nha Khoa Kim sẽ liên hệ trong vòng 3 phút. (Thời gian làm việc của tổng đài từ 7h30 đến 23h30)