Đánh răng bị chảy máu thường xuyên có nguy hiểm không?

Đánh răng bị chảy máu là tình trạng mà nhiều người thường hay gặp phải nhưng không quan tâm vì nghĩ rằng không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra liên tục trong một khoảng thời gian dài thì bạn nhất định không được chủ quan, bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo cho các bệnh lý về răng miệng. Muốn biết đánh răng bị chảy máu thường xuyên có nguy hiểm không? Bạn đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Nha Khoa Kim.

Tại sao khi đánh răng hay bị chảy máu?

Đánh răng hay chảy máu răng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo cho các vấn đề răng miệng hoặc vấn đề cơ thể. Chảy máu chân răng khi đánh răng có thể do một số bệnh lý răng miệng sau đây:

Viêm nướu

Viêm nướu, viêm lợi là nguyên nhân khiến bạn thường xuyên bị chảy máu chân răng khi đánh răng. Lý do dẫn đến bệnh lý này là do cách vệ sinh răng miệng không chưa đúng. Hay thói quen sử dụng tăm xỉa răng thay cho chỉ nha khoa khiến thức ăn không được làm sạch một cách triệt để, vẫn còn bám ở kẽ. 

Tình trạng viêm nướu càng nặng thì khi đánh răng bạn sẽ thường xuyên chảy máu chân răng hơn.

Các bệnh về răng và quanh răng

Một số bệnh về răng và quanh răng như: đau răng, sâu răng, viêm nha chu, nhiễm trùng chân răng,… Cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng đánh răng hay bị chảy máu.

Các vấn đề về răng và nướu

Răng mọc sai vị trí, mọc lệch gây khó khăn cho việc vệ sinh răng miệng, khiến thức ăn dễ bị mắc lại ở kẽ răng và gây chảy máu khi vệ sinh. Hoặc nướu bị tổn thương do sử dụng bàn chải quá cứng, đánh răng quá mạnh cũng khiến cho tình trạng này diễn ra thường xuyên hơn.

Tại sao khi đánh răng hay bị chảy máu?

Đánh răng hay chảy máu có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về răng miệng

Nguyên nhân gây chảy máu chân răng khi đánh răng có thể xuất phát từ một số vấn đề cơ thể như:

Thói quen ăn uống không lành mạnh

Thường xuyên ăn thức ăn quá cứng hay chế độ ăn không đảm bảo chất dinh dưỡng sẽ khiến cơ thể bị thiếu chất. Đặc biệt là thiếu vitamin C, đây là nguyên nhân làm nướu tổn thương và hay chảy máu khi đánh răng.

Sử dụng thuốc

Tình trạng chảy máu chân răng khi đánh răng cũng có thể là do cơ thể thiếu hụt vitamin K khi sử dụng các loại thuốc điều trị như kháng sinh, thuốc điều trị bệnh ung thư, động kinh trong một khoảng thời gian dài .

Thay đổi nội tiết tố

Trong giai đoạn dậy thì, thời kỳ mang thai hoặc mãn kinh, cơ thể phụ nữ sẽ trải qua sự thay đổi nội tiết tố quan trọng và có thể dẫn đến tình trạng thường xuyên chảy máu khi đánh răng.

Mắc các bệnh về gan

Gan là một trong những cơ quan tham gia vào quá trình đông máu trong cơ thể. Vì vậy, nếu gan bị tổn thương thì chức năng gan cũng bị ảnh hưởng và gây chảy máu chân răng khi đánh răng.

Nguyên nhân đánh răng hay bị chảy máu

Thường xuyên chảy máu khi đánh răng cũng có thể đến từ chế độ ăn uống không lành mạnh

Bên cạnh đó, tình trạng chảy máu chân răng khi đánh răng cũng có thể do một số vấn đề khác như: thường xuyên hút thuốc lá, hay lo âu, căng thẳng hoặc bị sốt xuất huyết, mắc bệnh tiểu đường, bạch cầu, máu khó đông,…

Đánh răng bị chảy máu thường xuyên có nguy hiểm không?

Nếu chảy máu chân răng khi đánh răng thỉnh thoảng xảy ra thì không phải là vấn đề đáng lo ngại. Bạn yên tâm là tình trạng này sẽ chấm dứt trong vài ngày và không bị tái lại. 

Tuy nhiên, nếu chảy máu chân răng xảy ra thường xuyên thì bạn nhất định không được chủ quan vì nó có thể dẫn đến viêm nướu cấp tính, ảnh hưởng đến việc ăn uống và vệ sinh răng miệng hằng ngày.

Chảy máu chân răng khi đánh răng nếu không sớm tìm ra nguyên nhân và cách xử lý sẽ dẫn đến viêm nha chu. Làm răng và các tổ chức xung quanh răng bị tổn thương và thậm chí là có nguy cơ rụng răng vĩnh viễn.

Đánh răng bị chảy máu thường xuyên có nguy hiểm không?

Thường xuyên chảy máu khi đánh răng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý xấu về răng miệng cần được thăm khám và điều trị sớm

Tình trạng này còn đặc biệt nguy hiểm đối với những nhóm đối tượng sau đây:

  • Người mắc bệnh tiểu đường, tim mạch: Làm lượng đường trong máu tăng cao và gây ra một số biến chứng nguy hiểm như viêm nội tâm mạc, nhồi máu cơ tim, thậm chí là đột quỵ.
  • Phụ nữ đang mang thai: Bà bầu đánh răng bị chảy máu nếu không sớm tìm cách xử trí sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng trong thời kỳ mang thai, dẫn đến sinh non, trẻ sinh non bị nhẹ cân.

Cách khắc phục, phòng ngừa tình trạng đánh răng hay bị chảy máu

Nếu thường xuyên chảy máu chân răng khi đánh răng bạn nên đến trực tiếp nha khoa để được các bác sĩ thăm khám, không nên chủ quan để nó tự khỏi. Bên cạnh đó, bạn cũng cần thay đổi thói quen ăn uống và chăm sóc răng miệng, cụ thể như sau:

Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng và đúng cách

Chải răng ít nhất 2 lần/ngày trước khi thức dậy và sau khi đi ngủ. Cách chải răng đúng là chải răng theo chiều dọc (từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên) và xoay tròn. Không nên sử dụng bàn chải quá cứng và chải răng quá mạnh để tránh làm nướu bị tổn thương.

▷ Tham khảo: Mách bạn cách chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, bổ sung dưỡng chất và vitamin cần thiết

Canxi, magie, vitamin K, C,…là những khoáng chất và vitamin cần thiết để bổ sung cho cơ thể nói chung và hạn chế tình trạng đánh răng bị chảy máu chân răng nói riêng. Những khoáng chất và vitamin này có nhiều trong các loại thực phẩm như hải sản, rau củ, trái cây,…

Hạn chế căng thẳng, lo âu

Hãy luôn suy nghĩ tích cực, hạn chế tình trạng lo âu, căng thẳng kéo dài để đảm bảo sức khỏe tổng thể nói chung giảm chảy máu chân răng khi đánh răng nói riêng.

Thay đổi những thói quen xấu

Từ bỏ những thói quen xấu như hút thuốc lá không chỉ giúp khắc phục tình trạng chảy máu chân răng mà còn giúp bạn sở hữu hàm răng chắc khỏe, trắng sáng, hơi thở thơm tho, sạch sẽ và đặc biệt là giảm nguy cơ gây ung thư phổi.

Thăm khám nha khoa, dùng thuốc điều trị chảy máu chân răng

Trước tiên, bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành lấy cao răng và chỉ định bạn súc miệng bằng dung dịch nước súc miệng chuyên dụng để giảm tình trạng chảy máu chân răng khi đánh răng. Nếu không có cải thiện, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc kháng sinh đặc trị như: Tetracycline, Penicillin, Amoxicillin, Metronidazole,…

Cách khắc phục, phòng ngừa tình trạng đánh răng hay bị chảy máu

Vệ sinh răng miệng đúng cách và từ bỏ các thói quen xấu để ngăn ngừa tình trạng chảy máu khi đánh răng

Tóm lại, đánh răng bị chảy máu thường xuyên có thể là một vấn đề đáng lo ngại vì nếu không sớm tìm cách xử trí có thể dẫn đến các bệnh lý về răng miệng khác như: viêm nướu cấp, viêm nha chu, mất răng vĩnh viễn và một số biến chứng nguy hiểm đối với những người bị bệnh tiểu đường, tim mạch hoặc phụ nữ mang thai. Cuối cùng, nếu có bất cứ vấn đề răng miệng nào cần giải đáp đừng quên liên hệ với Nha Khoa Kim qua hotline: 1900 6899.

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

ĐẶT LỊCH HẸN

Để biết thêm thông tin, Quý Khách vui lòng cung cấp số điện thoại, Nha Khoa Kim sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm nhất.