Một số loại thuốc giảm đau răng hiệu quả, an toàn khi sử dụng tại nhà

Thuốc giảm đau răng là một trong những giải pháp phổ biến khi bị đau răng. Và hiện nay, có đa dạng các dòng thuốc giảm đau đang được bày bán. Trong bài viết này, Nha Khoa Kim sẽ chia sẻ một số loại thuốc giảm đau răng hiệu quả và an toàn khi sử dụng tại nhà. Bạn có thể tham khảo những loại thuốc này nếu không biết nên chọn loại nào.

Đau răng là tình trạng xảy ra phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Dù không gây nguy hiểm nhưng nó lại khiến cho người bệnh cảm thấy đau nhức và khó chịu vô cùng. Vậy nguyên nhân gây đau răng là gì? Tất cả sẽ được giải đáp ngay trong nội dung dưới đây.

Nguyên nhân gây đau răng

Có rất nhiều nguyên nhân gây đau nhức răng. Và mỗi nguyên nhân sẽ có một cách khắc phục riêng. Chính vì thế, trước khi sử dụng thuốc giảm đau, bạn phải xác định được nguyên nhân gây đau nhức răng là gì?

Nguyên nhân gây đau răng

  • Do sâu răng: Sâu răng được hình thành khi bạn ăn đường và tinh bột nhưng lại không vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Biểu hiện của bệnh sâu răng chính là những cơn đau nhức từ nhẹ đến nặng.
  • Do viêm tủy răng: Khi bạn bị sâu răng nhưng không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng viêm tủy răng. Lúc này, những cơn đau sẽ trở nên mãnh liệt hơn.
  • Do áp xe răng: Khi bệnh sâu răng không được điều trị kịp thời làm ảnh hưởng đến tủy sẽ dẫn đến tình trạng áp xe răng. Áp xe răng sẽ tạo áp lực chèn ép vào dây thần kinh gây nên hiện tượng đau răng.
  • Do chấn thương răng, nứt răng: Răng sẽ suy yếu dần theo thời gian nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, khi bạn cắn phải vật cứng răng có thể bị sứt mẻ, dẫn đến hiện tượng đau răng.
  • Do răng khôn, răng ngầm: Quá trình mọc răng khôn sẽ khiến cho vùng răng bị đau nhức dữ dội, nhất là các trường hợp răng mọc lệch, mọc ngầm.
  • Do các bệnh về nướu: Các bệnh về nướu thường gặp có thể kể đến như viêm nướu, viêm nha chu. Nguyên nhân là do phần nướu bao quanh chân răng bị nhiễm trùng. Từ đó, chúng gây ra những cơn đau nhức khó chịu.

Một số loại thuốc giảm đau răng hiệu quả, an toàn khi sử dụng tại nhà

Để giảm đau, nhức răng hiệu quả, thuốc giảm đau là một trong những biện pháp tối ưu nhất. Đặc biệt, chúng được ưu tiên dùng trong trường hợp đau kéo dài, liên tục. Nếu bạn chưa biết sử dụng loại thuốc giảm đau nào thì có thể tham khảo một số loại sau đây, đảm bảo an toàn và hiệu quả.

✅ Nhóm 1

⭐ Thuốc giảm đau không chứa steroid: Ibuprofen, Diclofenac, Meloxicam, Etoricoxib,..

✅ Nhóm 2

⭐ Thuốc giảm đau không kháng viêm: Paracetamol / Acetaminophen

✅ Nhóm 3

⭐ Thuốc gây tê: Prilocaine, Lidocaine, Tetracaine và Benzocaine, …

✅ Nhóm 4

⭐ Kết hợp nhóm 1 và nhóm 2, như: Alaxan (Paracetamol + Ibuprofen)

Paracetamol/Acetaminophen

Chắc chắn Paracetamol là loại thuốc giảm đau không còn quá xa lạ đối với chúng ta. Nó có thể sử dụng cho nhiều đối tượng và nhiều độ tuổi khác nhau. Paracetamol/Acetaminophen có khả năng giảm đau nhanh chóng. Thuốc có tác dụng nhanh, chỉ từ 15-30 phút sau khi uống. Và mang lại hiệu quả lâu dài từ 4 – 6 giờ.

Paracetamol/Acetaminophen dù là loại thuốc thông dụng nhưng bạn cũng không nên sử dụng quá liều. Vì chúng sẽ gây ra những ảnh hưởng nhất định cho sức khỏe. Đặc biệt, độc tính trong thuốc này có thể gây nguy hiểm cho gan.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo tổng liều dùng của Paracetamol/Acetaminophen trong ngày đối với với người lớn không quá 4000mg. Và đối với trẻ em không quá 75mg/kg (theo trọng lượng cơ thể).

Thuốc giảm đau, chống viêm không chứa steroid

Ibuprofen, Diclofenac, Meloxicam, Etoricoxib,…là một trong số những loại thuốc giảm đau, chống viêm không chứa steroid điển hình hiện nay. Chúng chuyên dùng cho các trường hợp đau nhức răng dữ dội kèm theo ê buốt, sưng tấy. Ngoài tác dụng giảm đau, nhóm thuốc này còn giúp người bệnh bổ sung kháng viêm và loại bỏ cảm giác khó chịu.

Mặc dù cùng trong một nhóm thuốc nhưng sẽ có sự khác biệt về liều dùng, thời gian phát huy tác dụng cũng như độ dài hiệu quả. Vì vậy, trước khi sử dụng bạn nên đọc kỹ hướng dẫn và tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế. Nhất là những đối tượng có bệnh lý nền về tiêu hóa, tim mạch, phụ nữ mang thai.

Một số loại thuốc giảm đau răng hiệu quả, an toàn khi sử dụng tại nhà

Nhóm thuốc gây tê

Các loại thuốc gây tê tại chỗ bao gồm: Prilocaine, Lidocaine, Tetracaine và Benzocaine. Chúng được sử dụng chủ yếu ở dạng gel hoặc dung dịch để xịt, và có tác dụng giảm đau nhanh chóng, tức thì. Tuy nhiên, so với 2 nhóm thuốc còn lại, nhóm thuốc gây tê có độ dài hiệu quả rất ngắn. Vì vậy, chúng không thể giải quyết triệt để những cơn đau răng kéo dài.

Sau khi sử dụng, chúng còn để lại nhiều mùi hôi khó chịu bên trong khoang miệng nên không được đánh giá cao. Hơn nữa, các hóa chất kháng sinh trong thuốc còn thẩm thấu trực tiếp qua nướu răng. Từ đó, gây ra những tổn thương khó thấy được bằng mắt thường. Theo thời gian lâu dần, răng sẽ bị lung lay, tiêu chân răng, gãy rụng sớm.

Thực tế, không phải trường hợp nào thuốc giảm đau răng cũng mang lại hiệu quả như mong muốn. Nó chỉ có tác dụng làm dịu đi cơn đau trong một khoảng thời gian nhất định. Và hoàn toàn không có khả năng tiêu diệt hết vi khuẩn – một trong những tác nhân gây viêm nhiễm dẫn đến các bệnh lý về răng miệng. 

Để nhanh chóng chấm dứt tình trạng đau nhức răng này, bạn nên đến ngay Nha Khoa Kim để điều trị kịp thời cũng như nhận được sự hướng dẫn từ các nha sĩ.

Thuốc giảm đau răng cho phụ nữ mang thai và trẻ em

Việc sử dụng thuốc giảm đau răng và chống viêm cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ cần thận trọng. Tốt nhất là chỉ nên sử dụng khi có sự tư vấn của bác sĩ. Một số loại thuốc có thể gây hại đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Thậm chí, nó có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ.

Tuy nhiên, có một số thuốc được khuyến cáo an toàn để sử dụng trong thời kỳ mang thai và cho trẻ em, như là:

  • Paracetamol / Acetaminophen: là loại thuốc giảm đau và hạ sốt phổ biến. Chúng được coi là an toàn cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nên tuân thủ liều lượng được khuyến cáo và không sử dụng quá liều.
  • Ibuprofen: là loại thuốc giảm đau và chống viêm không steroid được sử dụng rộng rãi. Nhưng chúng chỉ được khuyến cáo sử dụng trong các trường hợp cần thiết. Đặc biệt, cần có sự giám sát của bác sĩ trong thời kỳ mang thai.

Ngoài ra, tránh sử dụng các loại thuốc chứa aspirin trong thời kỳ mang thai và cho trẻ nhỏ dưới 6 tuổi. Vì chúng có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Chẳng hạn như: hiện tượng chảy máu và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Lưu ý khi sử dụng thuốc giảm đau răng tại nhà

Sau đây là một số điều mà bạn cần phải lưu ý trước khi sử dụng thuốc giảm đau răng tại nhà:

Về liều lượng

★ Sử dụng thuốc giảm đau răng không nên quá liều hoặc sử dụng lâu dài mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.

★ Người bị dị ứng với thành phần của thuốc giảm đau răng nên tránh sử dụng. Và liên hệ với bác sĩ để tìm kiếm các phương pháp giảm đau khác.

★ Những người đang sử dụng thuốc khác hoặc có bệnh mãn tính cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc giảm đau răng để tránh xung đột thuốc và gây hại cho sức khỏe.

Lưu ý khi sử dụng thuốc giảm đau răng tại nhà

Về cách dùng

★ Không nên lạm dụng hay sử dụng thuốc giảm đau răng bừa bãi. Bởi việc lạm dùng có thể gây nhờn thuốc. Và lâu dần thuốc sẽ không có tác dụng giảm đau nữa.

★ Tác dụng của thuốc giảm đau sẽ bị suy giảm, không phát huy được tối đa hiệu quả nếu người dùng vệ sinh răng miệng kém hoặc dùng các chất kích thích.

★ Bên cạnh vệ sinh răng miệng định kỳ, để tăng hiệu quả của thuốc giảm đau, bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý để rửa miệng trước khi sử dụng thuốc.

Về mục đích sử dụng

★ Nếu bạn bị đau răng do mọc răng khôn thì thuốc giảm đau chỉ mang lại hiệu quả nhất thời. Nếu không đến các trung tâm nha khoa uy tín để nhổ răng khôn thì cơn đau sẽ quay trở lại ngay sau khi hết thuốc.

★ Không sử dụng thuốc giảm đau răng để tự chữa trị các vấn đề nha khoa phức tạp. Bạn cần đi khám để được chẩn đoán chính xác và điều trị đúng cách.

Tình trạng đau răng có rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu dùng thuốc giảm đau mà không hiệu quả, bạn nên đến ngay Nha Khoa Kim để được các bác sĩ thăm khám. Từ đó, bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân của vấn đề và đưa ra 

Bài viết trên là những chia sẻ của Nha Khoa Kim về một số loại thuốc giảm đau răng hiệu quả, an toàn khi sử dụng tại nhà. Hi vọng sẽ giúp bạn có thêm thông tin cần thiết để lựa chọn loại thuốc tốt nhất cho răng.

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

ĐẶT LỊCH HẸN

Để biết thêm thông tin, Quý Khách vui lòng cung cấp số điện thoại, Nha Khoa Kim sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm nhất.