Ở người trưởng thành, tổng số răng vĩnh viễn sẽ là 32 chiếc, bao gồm cả 4 răng khôn. Tuy nhiên, không phải ai cũng mọc đủ số lượng này, bởi răng khôn có thể xuất hiện sớm, muộn hoặc thậm chí không mọc tùy theo cơ địa từng người. Để hiểu rõ hơn về số lượng răng, Nha Khoa Kim mời bạn cùng tìm hiểu bài viết con người có bao nhiêu cái răng? Chức năng của từng loại sau đây.
Nội Dung Chính
Trẻ em có bao nhiêu cái răng?
Trẻ bắt đầu mọc răng từ khoảng tháng thứ 6, chậm nhất là vào khoảng 1 tuổi. Đến khi được 3 tuổi, trẻ sẽ mọc đầy đủ 20 chiếc răng sữa đầu tiên, phục vụ cho quá trình ăn nhai. Tùy vào cơ địa mà tốc độ mọc răng của trẻ có thể nhanh hoặc chậm khác nhau. Khoảng 5 tuổi, trẻ sẽ bước vào giai đoạn thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn.
Trẻ em trên 3 tuổi sẽ mọc đủ 20 chiếc răng
▷ Tìm hiểu thêm: Trẻ mọc răng sớm có sao không? Lưu ý cha mẹ nên biết
Người trưởng thành có bao nhiêu cái răng?
Khi bước vào tuổi trưởng thành, con người sẽ có tổng cộng 32 chiếc răng. Trong số 32 chiếc răng này, gồm có 8 răng cửa (4 chiếc ở hàm trên và 4 chiếc ở hàm dưới), 4 răng nanh (2 chiếc ở hàm trên, 2 chiếc ở hàm dưới), 8 răng cối nhỏ và 12 răng cối lớn. 12 răng cối lớn này còn được gọi là răng nhai hoặc răng cấm, bao gồm cả 4 chiếc răng khôn.
Thông thường, 4 chiếc răng khôn không mọc đồng thời mà sẽ xuất hiện từng chiếc một, tùy vào cơ địa và từng người. Có người bắt đầu mọc răng khôn từ khoảng 19 – 20 tuổi. Nhưng cũng có trường hợp phải đến tận 30 tuổi mới xuất hiện răng khôn.
Sau khi bước qua tuổi 18, hàm răng của chúng ta thường đã khá ổn định. Nếu lúc này hàm đã đủ chỗ cho các răng mà răng khôn vẫn chưa mọc, thì khi răng khôn mọc lên rất có thể nó sẽ mọc lệch. Thậm chí, trong một số trường hợp, răng khôn có thể mọc từ dưới chân của răng nhai và đâm lên trên.
Do răng khôn thường mọc không đúng vị trí và gây ra cảm giác đau nhức nên nhiều người đã lựa chọn phương pháp tiểu phẫu để nhổ bỏ cả 4 chiếc răng khôn phiền toái này. Vì vậy, nhiều người trưởng thành chỉ có tổng cộng 28 chiếc răng, tức là 32 chiếc răng tiêu chuẩn trừ đi 4 răng khôn đã được nhổ bỏ.
▷ Khám phá thêm về Răng khôn mọc ở đâu? Dấu hiệu và các vị trí mọc
Ở người trưởng thành sẽ mọc 32 chiếc răng để đảm bảo chức năng ăn nhai
Phân loại và chức năng của răng người
Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, răng người được phân thành 4 loại chính gồm: răng cửa (răng số 1 và số 2), răng nanh (răng số 3), răng hàm nhỏ (răng số 4 và số 5) và răng hàm lớn (răng số 6, 7 và 8).
Mỗi loại răng đảm nhận những chức năng và vai trò riêng biệt, cụ thể như sau:
Răng cửa
Răng cửa nằm ở vị trí trung tâm của hàm, có tổng cộng 8 chiếc, được phân bố đều ở cả hàm trên và hàm dưới. Theo cách đánh số răng, bắt đầu từ giữa hàm rồi lan ra hai bên trái phải, răng cửa được gọi là răng số 1 và số 2.
Đặc điểm nhận biết của răng cửa là bề mặt phẳng, dẹt, có hình dạng giống như một chiếc xẻng với cạnh cắn sắc bén. Chức năng chính của răng cửa là dùng để cắn và xé nhỏ thức ăn.
Răng nanh
Răng nanh, hay còn gọi là răng số 3, gồm 4 chiếc nằm ở vị trí góc của cung hàm, ngay bên cạnh răng cửa. Về hình dáng, răng nanh có phần đầu nhọn và sắc, với lớp men răng dày và chắc khỏe. Chính vì thế, răng nanh thường giữ chức năng kẹp chặt và xé nhỏ thức ăn.
Răng hàm nhỏ
Răng hàm nhỏ gồm các răng số 4 và số 5, tổng cộng 8 chiếc. Phần thân răng có hình dạng gần giống khối lập phương, mặt cắn tương đối phẳng và nổi bật với hai đỉnh nhọn trên bề mặt. Răng hàm nhỏ nằm giữa răng nanh và răng hàm lớn, đảm nhận vai trò vừa xé vừa nghiền nát thức ăn.
Răng hàm lớn
Răng hàm lớn bao gồm 8 chiếc, thuộc các vị trí răng số 6 và số 7. Chúng có kích thước lớn, bề mặt rộng và khá phẳng. Công việc chính của răng hàm lớn là dùng để nhai và nghiền nhỏ thức ăn.
Răng khôn
Răng khôn (hay còn gọi là răng số 8) gồm 4 chiếc nằm ở vị trí sâu nhất, ở bốn góc cuối của cung hàm. Đây là chiếc răng mọc muộn nhất, thậm chí có những người phải đến tuổi 30 răng khôn mới bắt đầu xuất hiện trên hàm.
Với mỗi loại răng khác nhau thì sẽ có các chức năng riêng biệt
Cấu tạo của răng người
Hàm răng của người trưởng thành bao gồm nhiều chiếc răng với chức năng đa dạng. Mỗi chiếc răng lại được tạo thành từ các bộ phận khác nhau.
Theo chiều dọc
Theo chiều từ trên xuống dưới, có thể chia răng thành 3 phần chính: thân răng, cổ răng và chân răng. Thân răng là phần nổi lên trên lợi, có diện tích bề mặt lớn và chiếm nhiều không gian. Cổ răng là vùng nối giữa thân răng và lợi, được bảo vệ bởi mô nướu. Chân răng nằm sâu trong hàm và được bao quanh bởi lợi. Dù số lượng răng ở mỗi người có thể khác nhau nhưng cấu trúc cơ bản của từng chiếc răng đều giống nhau.
Theo chiều ngang
Nếu quan sát răng theo chiều ngang, răng sẽ được cấu tạo gồm 3 phần:
Men răng:
Lớp ngoài cùng của răng chính là men răng. Men răng có độ cứng rất cao, có vai trò bảo vệ răng khỏi các tác nhân gây hại. Do men răng có đặc tính giòn, nên khi va đập mạnh, dễ dẫn đến tình trạng nứt hoặc mẻ.
Ngà răng:
Ngà răng là lớp nằm giữa men răng và tủy răng, có cấu trúc xốp và mềm hơn. Đồng thời chứa các đầu dây thần kinh khiến nó rất nhạy cảm. Nếu lớp men răng bị tổn thương hoặc mất đi, ngà răng sẽ không còn được bảo vệ và dễ tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn cũng như mảng thức ăn, từ đó dẫn đến nguy cơ sâu răng cao.
Tủy răng:
Tủy răng là phần nằm sâu bên trong và là bộ phận nhạy cảm nhất của răng do chứa nhiều mạch máu và dây thần kinh. Tủy đảm nhận vai trò nuôi dưỡng và hỗ trợ tái tạo ngà răng. Ngoài ra, nó còn có chức năng tiếp nhận và truyền các tín hiệu thần kinh cảm giác, đồng thời phản ứng lại khi răng chịu các kích thích từ bên ngoài.
▷ Gợi ý cho bạn: Lấy tủy răng là gì? Quy trình lấy tủy răng
Cấu trúc của răng theo chiều ngang bao gồm men răng, ngà răng và tủy răng
Hướng dẫn chăm sóc răng miệng
Việc chăm sóc răng miệng mỗi ngày là điều cần thiết để duy trì hàm răng sạch sẽ, trắng sáng. Đồng thời, thói quen này còn giúp phòng tránh các bệnh lý răng miệng, đặc biệt là sâu răng. Các nha sĩ khuyên rằng, cần tuân thủ các bước chăm sóc răng miệng đúng cách như sau:
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Khi đánh răng, nên chọn bàn chải lông mềm và dùng một lượng kem đánh răng vừa đủ. Ưu tiên sử dụng kem đánh răng có chứa fluoride để giúp phòng ngừa sâu răng. Tốt nhất nên đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày để duy trì hàm răng khỏe mạnh.
Kỹ thuật đánh răng cũng rất quan trọng. Hãy thực hiện những chuyển động tròn nhẹ nhàng, đảm bảo làm sạch toàn bộ các mặt của răng. Kể cả những vị trí khó tiếp cận như mặt trong hay phía sau hàm. Mỗi lần đánh răng nên kéo dài từ 2–3 phút để đảm bảo hiệu quả làm sạch tối ưu.
Bàn chải đánh răng thường không thể làm sạch hoàn toàn các mảnh thức ăn còn sót lại ở kẽ răng. Để giải quyết vấn đề này, bạn nên sử dụng chỉ nha khoa hoặc tăm nước. Tránh dùng tăm tre vì chúng có thể gây tổn thương cho nướu và làm mòn khe răng.
Chế độ dinh dưỡng phù hợp
Bạn nên ăn nhiều rau xanh và các loại trái cây giòn để làm sạch bề mặt răng một cách tự nhiên. Uống đủ nước mỗi ngày để loại bỏ axit trong khoang miệng do quá trình tiêu hóa thức ăn, từ đó giảm nguy cơ sâu răng.
Bạn nên hạn chế tiêu thụ cà phê, trà đặc và tuyệt đối tránh hút thuốc lá. Những thói quen này không chỉ làm răng ố vàng mà còn ảnh hưởng đến men răng và nướu về lâu dài. Ngoài ra, cần giảm tiêu thụ đồ ngọt và sau khi ăn bánh kẹo khoảng 15 phút nên đánh răng để phòng ngừa sâu răng hiệu quả.
▷ Biết thêm: Tại Sao Trẻ Con Ăn Kẹo Bị Sâu Răng?
Thăm khám răng miệng định kỳ
Các chuyên gia khuyến cáo, bạn nên đến nha khoa kiểm tra từ 3 – 6 tháng một lần. Việc tái khám giúp phát hiện dấu hiệu bất thường mà bạn không nhận thấy trong sinh hoạt hằng ngày. Đồng thời, trong mỗi lần khám, nha sĩ sẽ tiến hành lấy cao răng và làm sạch chuyên sâu. Những việc mà bàn chải thông thường không thể làm được.
Chăm sóc răng miệng và thăm khám nha khoa định kỳ sẽ giúp bạn có hàm răng chắc khỏe
Nha Khoa Kim đã giúp bạn giải đáp câu hỏi con người có bao nhiêu cái răng và cách chăm sóc răng miệng hiệu quả. Để bảo vệ sức khỏe răng miệng lâu dài, hãy duy trì việc vệ sinh đúng cách mỗi ngày. Đừng quên đến nha khoa kiểm tra định kỳ nhằm kịp thời phát hiện các vấn đề tiềm ẩn. Nếu bạn có nhu cầu thăm khám, vui lòng liên hệ với Nha Khoa Kim qua số hotline 1900 6899 để được hỗ trợ.
Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.