Răng cấm là gì, mọc ở đâu và khác gì với răng khôn

Răng cấm và răng khôn đều là những chiếc răng có vị trí mọc sát với nhau. Chính vì vậy mà nhiều người lầm tưởng rằng răng cấm và răng khôn là một. Tuy nhiên, sự thật không phải vậy, chúng khác nhau hoàn toàn. Nếu bạn vẫn chưa biết răng cấm là gì, mọc ở đâu và khác gì với răng khôn? Thì hãy cùng Nha Khoa Kim theo dõi ngay bài viết dưới đây, qua đó giúp bạn nhận biết rõ hơn về từng loại răng cũng như có cách khắc phục phù hợp khi phát hiện ra bệnh lý.

Răng cấm là gì, mọc ở đâu?

Răng cấm (thường được gọi là răng hàm thứ nhất và thứ hai), là một “thành viên” của nhóm răng hàm. Tính từ ngoài vào trong, răng cấm nằm ở vị trí số 6 và số 7 trong cung răng. Một người trưởng thành sẽ có tổng cộng 8 răng cấm, tương đương với mỗi hàm 4 răng, mỗi răng có mặt nhai rộng, có nhiều múi và hố rãnh trên bề mặt răng, thân răng phình to ra.

Răng cấm là gì, mọc ở đâu và khác gì với răng khôn

Chức năng chính của răng cấm là nhai và nghiền nát thức ăn. Độ tuổi mọc răng cấm là từ 6 – 8 tuổi. Không giống như răng sữa, răng cấm không cần phải thay răng. Chiếc răng này nếu không may bị mất đi thì vĩnh viễn sẽ không mọc lại nữa. Chính vì lý do này mà chúng luôn phải được bảo tồn tối đa.

Răng cấm có mấy chân?

Thông thường, răng cấm hàm trên có 3 chân và răng hàm dưới có 2 chân, phần chân răng có xu hướng cong nhẹ. Tuy nhiên, số lượng chân răng cấm cũng có thể thay đổi tùy theo cơ địa và bẩm sinh của mỗi người. Một số trường hợp ngoại lệ răng cấm có số lượng ít hơn từ 1-2 chân. 

Răng cấm mọc khi nào? Dấu hiệu mọc răng cấm

Răng cấm thường bắt đầu mọc ở trẻ từ 6 – 8 tuổi. Tùy vào tình trạng sức khỏe và cơ địa mà có trẻ sẽ mọc sớm hoặc chậm hơn. Răng cấm khi mọc có xu hướng trồi lên làm nứt nướu, gây đau nhức và khó chịu cho trẻ. Đồng thời, vết nứt cũng tạo môi trường và điều kiện cho vi khuẩn tấn công, gây ra tình trạng nhiễm trùng, viêm nướu kèm sốt cao.

Vì răng cấm là răng không thay và đóng vai trò rất quan trọng trong việc ăn nhai nên cha mẹ cần lưu ý những dấu hiệu mọc răng cấm ở trẻ để tiện theo dõi. Một vài những dấu hiệu mọc răng cấm phổ biến như: 

  • Sốt cao
  • Nướu sưng đỏ kèm theo đau nhức
  • Nước bọt tiết ra nhiều hơn so với bình thường
  • Phát ban
  • Trẻ thường xuyên quấy khó và khó ngủ

Khi nhận thấy các dấu hiệu mọc răng cấm ở trẻ, cha mẹ cần theo dõi và dẫn trẻ đến nha khoa để được bác sĩ theo dõi và thăm khám đúng cách.

▷ Tham khảo thêm: Răng cấm có thay không? Cách chăm sóc răng cấm tốt

Răng cấm khác gì với răng khôn?

Vì mọc cận kề nhau nên nhiều người có sự nhầm lẫn giữa răng cấm và răng khôn. Với cách phân biệt răng cấm và răng khôn dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết rõ ràng từng loại răng.

Về chức năng ăn nhai

Răng cấm có chức năng chính là nhai và nghiền nát thức ăn trước khi đưa vào dạ dày, từ đó đảm bảo hiệu quả cho quá trình tiêu hóa. Trong khi đó, răng khôn vì nằm ở vị trí cuối cùng trong cung hàm nên nó gần như không có chức năng ăn nhai.

Về chỉ định nhổ răng

Răng cấm chỉ được chỉ định nhổ đi khi chúng đã bị tổn thương quá nặng mà không còn khả năng cứu chữa. Để bảo tồn răng cấm, bác sĩ sẽ ưu tiên thực hiện các biện pháp khắc phục như trám răng hay bọc răng sứ, việc nhổ đi răng hàm thứ nhất hoặc thứ hai được xem là giải pháp cuối cùng.

Răng khôn thường mọc rất muộn, độ tuổi mọc răng khôn phổ biến nhất là từ 17-25 tuổi, lúc này các răng khác đã mọc đủ hết và xương hàm không thể tăng trường. Do đó đã không còn đủ chỗ để răng khôn có thể phát triển một cách bình thường. Điều này vô tình dẫn đến tình trạng răng mọc ngầm, mọc lệch, mọc lạc chỗ. Để phòng ngừa biến chứng về sau, răng khôn sẽ được nhổ bỏ theo sự chỉ định của bác sĩ.

Phân biệt răng khôn và răng cấm

Phân biệt răng khôn và răng cấm

Đối với hiện tượng răng khôn mọc thẳng nhưng hình thái lại xấu, khiến giữa chúng và răng số 7 hình thành khe giắt thức ăn gây ra nhiều bệnh lý về răng miệng, để phòng ngừa bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân nên nhổ răng khôn.

Trồng lại răng mất

Để chức năng ăn nhai của hàm không bị hạn chế do mất đi răng cấm thì việc bạn cần làm chính là đến ngay nha khoa uy tín để được thăm khám và tư vấn trồng lại răng. Việc trồng lại răng hàm thứ nhất và thứ hai đã mất còn giúp bạn phòng ngừa các biến chứng của việc mất răng như tụt nướu, xô lệch răng, tiêu xương hàm,…

Trái với răng cấm, bạn không cần phải trồng lại răng khôn sau khi nhổ bỏ. Bởi răng khôn nằm ở cuối cung hàm, sát vách hàm nên sẽ không có bất kỳ ảnh hưởng nào xảy ra nếu như mất đi răng khôn. Khoảng trống sau khi nhổ răng cũng sẽ được lấp đầy bởi các mô cơ phía bên trong hàm. Vì vậy bạn không cần phải lo lắng đến hiện tượng tiêu xương hàm ở vị trí này.

Cuối cùng ta có thể rút ra một kết luận rằng, răng khôn có thể có hoặc không. Trong trường hợp biến chứng có thể xảy ra, chiếc răng này phải bị nhổ bỏ theo sự chỉ định của bác sĩ. Còn đối với răng cấm thì hoàn toàn ngược lại, răng hàm thứ nhất và thứ hai là chiếc răng không thể thiếu trong cung hàm, chúng đóng vai trò quan trọng trong việc ăn nhai.

Trồng răng cấm bị mất

Trồng răng cấm bị mất

Vì thế khi mất đi răng cấm, bạn nên đến ngay các trung tâm nha khoa uy tín để các bác sĩ kiểm tra và đưa ra các phương pháp phù hợp để trồng lại răng, tránh làm ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai của hàm cũng như các răng bên cạnh.

Răng cấm thường mắc các bệnh lý nào?

Là nhóm răng cối lớn nằm trong cùng đóng vai trò quan trọng trong việc ăn nhai, răng cấm thường mắc các bệnh lỳ về răng miệng do quá trình vệ sinh không sạch. Một số bệnh lý thường xuất hiện như:

Sâu răng cấm

Sâu răng cấm là bệnh lý phổ biến, xuất hiện ở nhiều người và mọi lứa tuổi khác nhau. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sâu là vì chúng thường mọc ở gần cuối cung hàm, khó vệ sinh. Bên cạnh đó, kích thước răng lớn, thường xuyên nhai thức ăn nên rất dễ dẫn tạo môi trường cho vi khuẩn xâm nhập nếu không được vệ sinh đúng cách. 

Ngoài ra, sâu răng cấm còn sảy ra khi răng khôn bắt đầu mọc và có xu hướng mọc lệch, gây xô đẩy, tạo không gian cho thức ăn và mảng bám tích tụ gây sâu. 

▷ Đọc thêm: Có nên nhổ răng cấm không? Giá nhổ răng cấm bao nhiêu?

Viêm nha chu, viêm tủy

Vệ sinh răng miệng không đúng cách, mảng bám thức ăn và cao răng tích tụ nhiều sẽ dẫn đến tình trạng viêm nha chu ở răng cấm. Vi khuẩn sẽ dẫn ăn mòn và phá hỏng xương ổ răng. Từ đó dẫn đến các tổn thương trên nướu và răng, gây viêm nướu, viêm nha chu, sưng mộng răng,… 

Khi xương ổ răng bị phá hỏng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào tủy răng, gây tổn thương, dẫn đến viêm tủy. Tình trạng kéo dài, không được điều trị có thể dẫn đến hoại tử và chết tủy răng. 

Mất răng, tiêu xương hàm

Tủy răng khi bị viêm nếu không sớm được điều trị hoặc loại bỏ có thể là môi trường nuôi vi khuẩn tốt, tạo điều khiện cho chúng phá hủy răng. Lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng mất răng vĩnh viễn. 

Tiếp tục quá trình này, răng sau khi mất nếu người bệnh không sớm can thiệp và trồng lại răng có thể làm tăng nguy cơ tiêu xương hàm. Đây cũng là nguyên nhân lớn gây chạy răng ở người lớn tuổi. 

Mẻ răng cấm

Hoạt động chính của răng cấm và ăn nhai, trong quá trình này răng rất dễ bị nứt và mẻ do thói quen ăn các loại thực phẩm quá cứng. Dùng răng để cắn hoặc mở lại các vật dụng cứng gây nứt, mẻ. 

Răng cấm là nhóm răng số 6 và số 7, đóng vai trò quan trọng trong quá trình ăn nhai và nghiền nát thức ăn. Chúng thường bắt đầu mọc vào giai đoạn trẻ từ 6 – 8 tuổi, quá trình mọc thường gây đau nhức và khó chịu cho trẻ. Hy vọng bài viết từ Nha Khoa Kim có thể giúp ba mẹ hiểu hơn về răng cấm cũng như quá trình mọc ở trẻ. Nếu thấy con có bất kỳ dấu hiệu mọc răng nào cần đưa bé đến cơ sở nha khoa để được các bác sĩ tham khám và chỉ dẫn chi tiết hơn nhé!

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

ĐẶT HẸN THĂM KHÁM

Quý khách vui lòng để lại thông tin, Nha Khoa Kim sẽ liên hệ trong vòng 3 phút. (Thời gian làm việc của tổng đài từ 7h30 đến 23h30)

Let's chat