Lấy tủy răng là gì? Quy trình lấy tủy răng

Lấy tủy răng là một trong những phương pháp giúp người bệnh có thể hạn chế các trường hợp đau răng do viêm tủy và tránh các tình trạng phải nhổ bỏ chiếc răng đó. Đặc biệt, khi phần tủy bị viêm nhiễm có thể dẫn đến các mô bị hoại tử hoặc bị chết và khiến răng bị yếu dần đi. Vậy lấy tủy răng là gì và quy trình sẽ như thế nào? Hãy cùng Nha Khoa Kim khám phá sâu hơn về vấn đề này nhé.

Lấy tủy răng là gì?

Tủy răng là mô mềm nằm bên trong răng, chứa các mạch máu và dây thần kinh, giúp nuôi dưỡng và cảm nhận răng. Việc lấy tủy răng chính là việc hút các tủy răng chết, bị viêm ở bên trong ống tủy sau đó sẽ vệ sinh sạch sẽ và lấp đầy phần rỗng bên trong bằng cách trám răng Composite hoặc sứ để bảo vệ răng được lâu dài.

Khi bắt đầu lấy tủy, răng tại vị trí răng cần điều trị sẽ được gây tê nên bạn sẽ không cảm thấy quá đau đớn trong quá trình làm. Do đó, khi lấy  xong bạn sẽ không cảm thấy đau nhức nữa do không còn phần tủy liên kết với thần kinh. Trong trường hợp vẫn còn bị đau thì bạn hãy nhanh chóng đến nha sĩ để thăm khám và kiểm tra kịp thời nhé.

lấy tủy răng là rút hết các  tủy chết trong ống tủy

Lấy tủy răng là quy trình loại bỏ phần tủy răng bị viêm nhiễm hoặc hư tổn giúp bảo vệ răng

Tại sao phải lấy tủy răng?

Có thể nói, việc lấy tủy răng rất quan trọng bởi chúng giúp loại bỏ các vi khuẩn đang sinh sôi ở phần răng đang bị tổn thương như răng sâu bị vỡ, mẻ hoặc bị mòn,… Trong trường hợp không được điều trị kịp thời, tình trạng viêm nhiễm từ tủy răng có thể lan rộng xuống phần cuống răng, gây viêm nhiễm xương hàm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng.

Hơn hết, khi bị đau tủy răng, việc sử dụng các loại thuốc giảm đau thường không mang lại hiệu quả, do cơn đau liên quan trực tiếp đến mô thần kinh. Bởi vậy, trong trường hợp gặp các cơn đau dữ dội về răng thì bạn cần phải đến nha sĩ thăm khám kịp thời nhé.

cần phải lấy tủy răng để ngăn ngừa vi khuẩn lan rộng, bảo vệ cấu trúc răng và duy trì chức năng ăn nhai

Với răng bị vỡ, mẻ hoặc mòn thì việc lấy tủy sẽ giúp loại bỏ các vi khuẩn gây tổn thương răng

Khi nào cần lấy tủy răng?

Không phải cứ đau răng là sẽ đi lấy tủy nên việc lấy tủy lúc nào sẽ phụ thuộc vào mức độ hư hại của răng ở bên trong. Dưới đây là một số trường hợp mà bạn nên chữa tủy răng khi xuất hiện các triệu chứng đặc biệt như sau:

  • Khi bạn cảm thấy răng bị lung lay và mức độ tăng dần theo thời gian mỗi khi bạn chạm vào.
  • Khi bạn xuất hiện các cảm giác đau đến tận thái dương và dùng đến các loại thuốc giảm đau nhưng vẫn không thấy thuyên giảm. 
  • Khi răng của bạn nhảy cảm với các loại đồ ăn chua, ngọt hoặc các thực phẩm nóng lạnh khác.
  • Khi bạn kiểm tra thấy phần nướu, lợi bị sưng tấy và bị nhạt màu hơn bình thường.
  • Khi xuất hiện các ổ mủ trắng ở ngay phía bên dưới của chân răng. Phần mủ này mặc dù không đau nhưng cũng gây mất thẩm mỹ hoặc tạo ra mùi hôi từ hơi thở của bạn.
  • Khi phần răng của bạn bị hở phần tủy do bị sứt mẻ, điều này sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn khác sinh sôi.
  • Khi phần răng của bạn bị đổi màu bất thường thành xám hoặc đen thì rất có thể phần tủy bị tổn thương nặng và máu không thể lưu thông đến đó.

▷ Đọc thêm: Viêm tủy răng có tự khỏi không?

lấy tủy khi răng có đấu hiệu lung lay, răng dễ bị nhạy cảm hoặc xuất hiện cơn đau nhức răng

Khi răng bị tổn thương bởi sâu răng khiến tủy răng bị lộ ra gây viêm và nhiễm trùng thì bạn nên đến nha khoa để thăm khám và điều trị

Quy trình lấy tủy răng chuẩn y khoa

Về quy trình lấy tủy răng cho 1 bệnh nhân tại Nha Khoa Kim sẽ cần phải tuân thủ chặt chẽ các bước như sau:

Bước 1: Thăm khám sơ bộ

Đầu tiên, nha sĩ sẽ khám tổng thể về răng để xem việc lấy tủy có thật sự cần thiết hay không. Để theo dõi được, các nha sĩ cần phải chụp X-quang để đánh giá tình trạng răng xem có bị: lỗ sâu, buồng tủy hay các chất hàn cũ có bị viêm nhiễm hay không,…từ đó có thể đưa ra các dữ liệu chẩn đoán phù hợp nhất cho các bệnh nhân.

Bước 2: Gây tê

Sau khi đã xác định được bệnh nhân cần phải lấy tủy thì nha sĩ sẽ thực hiện quá trình gây tê để tránh bị đau cho bệnh nhân. Trường hợp phần tủy đã chết hoặc hoại tử thì sẽ không cần gây tê.

Bước 3: Cách ly răng cần lấy tủy

Để tránh nhiễm khuẩn, nha sĩ sẽ sử dụng đế cao su hoặc các biện pháp cách ly khác nhằm giữ cho răng được điều trị trong môi trường sạch sẽ, không bị ảnh hưởng bởi nước bọt hoặc vi khuẩn từ miệng.

Bước 4: Loại bỏ và làm sạch ống tủy

Khi bắt đầu, nha sĩ sẽ mở đường vào phần tủy để loại bỏ hết các phần viêm nhiễm còn lại ở trong răng. Thông thường, các nha sĩ sẽ sử dụng các loại dung dịch bơm ống tủy giúp cho quá trình làm sạch được diễn ra tốt nhất.

Tuy nhiên sẽ còn phụ thuộc vào mức độ hư hại của răng thì các bước lấy tủy có thể được thực hiện nhiều hơn 1 lần tùy theo lịch hẹn của các nha sĩ. 

Bước 5: Trám bít ống tủy

Khi phần tủy răng đã được làm sạch, các phần rỗng bên trong sẽ được các nha sĩ bịt kín bằng các vật dụng nha khoa chuyên dụng.

▷ Gợi ý: Điều trị tủy răng và những thông tin hữu ích bạn cần biết

quy trình lấy tủy răng

Quy trình lấy tủy giúp bảo tồn răng thật, ngăn ngừa biến chứng và đảm bảo chức năng ăn nhai lâu dài.

Cách chăm sóc sau khi lấy tủy răng

Sau khi đã lấy tủy xong, răng của bạn sẽ vô cùng yếu nên việc chăm sóc cẩn thận là vô cùng cần thiết. Dưới đây sẽ là những cách chăm sóc răng sau khi lấy tủy mà bạn cần ghi nhớ như sau:

  • Hạn chế các cảm giác nhai cắn từ phần răng sau khi đã lấy tủy để tránh việc các chất hàn bị bong ra. Khi răng của bạn được bảo vệ bằng một lớp chụp hoặc mão răng thì khi đó bạn có thể nhai như bình thường.
  • Nên sử dụng các món ăn mềm, hạn chế nhai như cháo để hạn chế các áp lực lên răng.
  • Không nên tự ý dùng thuốc ngoài và phải sử dụng theo đúng kê toa của các nha sĩ có chuyên môn
  • Hãy lựa chọn các loại nước súc miệng phù hợp và thực hiện các động tác chải răng nhẹ nhàng 
  • Chú ý các lịch tái khám lại từ các nha sĩ hoặc cần phải chú ý đến răng khi các chất hàn bị bong hoặc vỡ.

▷ Có thể bạn quan tâm: Các triệu chứng sau khi lấy tủy răng nên biết

sau khi điều trị tủy răng phải chú ý chế độ ăn uống

Sau khi điều trị tủy răng cần phải chú ý chế độ ăn uống và cách vệ sinh răng miệng

Như vậy, Nha Khoa Kim đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về quy trình chi tiết về lấy tủy răng. Việc chăm sóc răng miệng của mình mỗi ngày sẽ giúp cho bạn phát hiện các dấu hiệu bất thường từ cơ thể để có thể thăm khám kịp thời nhất. Do đó, hãy chọn địa chỉ nha khoa uy tín và phù hợp để được điều trị an toàn nhất nhé.

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

ĐẶT HẸN THĂM KHÁM

Quý khách vui lòng để lại thông tin, Nha Khoa Kim sẽ liên hệ trong vòng 3 phút. (Thời gian làm việc của tổng đài từ 7h30 đến 23h30)