Trong cuộc đời mỗi con người sẽ có tất cả 2 bộ răng, đó là răng sữa và răng vĩnh viễn. Mặc dù 2 loại răng này không giống nhau nhưng nó lại có mối quan hệ vô cùng mật thiết. Trong bài viết này của Nha Khoa Kim, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu răng vĩnh viễn là răng nào? Chúng khác gì so với răng sữa?
Nội Dung Chính
Răng vĩnh viễn là răng nào?
Răng vĩnh viễn (hay còn gọi là răng lớn, răng trưởng thành) là loại răng mọc lên để thay thế khi răng sữa rụng đi. Chúng phát triển từ khi còn nhỏ đến khi trưởng thành, đóng vai trò quan trọng trong ăn nhai và thẩm mỹ.
Răng trưởng thành bao gồm những răng sau đây:
- Răng cửa giữa: Răng 1
- Răng cửa bên: Răng 2
- Răng nanh: Răng 3
- Răng cối nhỏ thứ nhất: Răng 4
- Răng cối nhỏ thứ hai: Răng 5
- Răng hàm, răng cối lớn thứ nhất: Răng 6
- Răng hàm, răng cối lớn thứ 2: Răng 7
- Răng hàm, răng cối lớn thứ 3, Răng khôn: Răng 8
▷ Tham khảo thêm: Sơ đồ răng vĩnh viễn và kí hiệu răng sữa
Răng vĩnh viễn là nhóm răng mọc lên thay thế cho răng sữa và đóng vai trò chính trong ăn nhai
Răng vĩnh viễn mọc vào lúc mấy tuổi?
Răng vĩnh viễn bắt đầu mọc vào khoảng 6 – 7 tuổi. Trong thời gian này, răng sữa sẽ rụng dần để nhường chỗ cho răng trưởng thành. Tuy nhiên, có một số trường hợp răng trưởng thành có thể mọc sớm hoặc muộn hơn.
Thông thường, quá trình mọc răng vĩnh viễn sẽ diễn ra từ 6 – 12 tuổi. Nếu răng sữa rụng khoảng 4 – 6 tháng mà răng vĩnh viễn vẫn chưa mọc, thì cần thăm khám nha khoa ngay để tìm hiểu nguyên nhân và xử lý kịp thời, nếu không có thể dẫn đến một số biến chứng không mong muốn.
▷Xem thêm: Làm sao để răng trẻ em đẹp và đều sau khi thay?
Quá trình thay răng sữa và mọc răng trưởng thành sẽ diễn ra từ 6 đến 12 tuổi
Đặc điểm của răng vĩnh viễn
Răng trưởng thành thường có những đặc điểm sau đây:
- Số lượng: Một người trưởng thành có tổng cộng 32 răng vĩnh viễn, bao gồm 8 răng cửa, 4 răng nanh, 8 răng cối nhỏ và 12 răng hàm.
- Kích thước và hình dáng: Răng trưởng thành có kích thước lớn hơn và hình dạng phức tạp hơn so với răng sữa. Thông thường, chúng sẽ có dạng cắt và dạng múi nhọn để cắn và nghiền nát thức ăn.
- Cấu trúc răng: Răng trưởng thành sẽ bao gồm 3 bộ phận men răng, ngà răng và tủy răng. Men răng là lớp bên ngoài bảo vệ ngà răng và tủy răng, tủy răng là nguồn cung cấp dinh dưỡng nuôi sống răng.
- Vị trí: Răng vĩnh viễn có vị trí cố định, không thể thay đổi như răng sữa.
- Tuổi thọ: Răng trưởng thành có thể tồn tại trên cung hàm đến khi con người già đi. Tuy nhiên, nó có thể bị hỏng hoặc gãy rụng bất cứ lúc nào nếu không được chăm sóc và vệ sinh đúng cách.
Răng trưởng thành được chia làm 4 nhóm chính bao gồm răng cửa, răng nanh, răng hàm nhỏ và răng hàm
Chức năng của răng vĩnh viễn
Răng vĩnh viễn có các chức năng sau đây:
Răng cửa (răng số 1 và 2)
Răng cửa là nhóm răng nằm ở phía trước cung hàm, dễ nhìn thấy khi cười nói. Nhóm răng này đóng vai trò thẩm mỹ và phát âm. Răng cửa có hình dạng tương tự một chiếc xẻng với cạnh sắc bén, vì vậy nó dùng để cắn và xé thức ăn.
Răng nanh (Răng số 3)
Răng nanh là răng nằm ở góc cung hàm, gần với răng cửa. Răng nanh có hình dạng giống như ngọn giáo với mũi nhọn và dày, vì vậy nó chủ yếu dùng để giữ và xé thức ăn.
Răng hàm nhỏ (răng số 4 và 5)
Răng hàm nhỏ có kích thước lớn hơn răng cửa và răng nanh. Nhóm răng này có bề mặt cắt phẳng, mũ răng hình lập phương và có 2 đỉnh nhọn, chúng đảm nhận vai trò xé và nghiền nát thức ăn.
Răng hàm lớn (răng số 6, 7, 8)
Răng hàm lớn là những chiếc răng có kích thước lớn nhất trên cung hàm. Nhóm răng này có hình dáng phức tạp, bề mặt rộng và phẳng, có nhiệm vụ nhai và nghiền nát thức ăn thành từng mảnh nhỏ trước khi đưa vào dạ dày.
▷ Xem chi tiết hơn: Răng hàm là gì? Cấu tạo và chức năng của răng hàm
Răng trưởng thành đóng vai trò quan trọng trong thẩm mỹ, phát âm và khả năng ăn nhai
Nhổ răng vĩnh viễn có mọc lại không?
Sau khi răng sữa rụng, răng vĩnh viễn sẽ mọc lên để thay thế và tồn tại đến già. Nghĩa là nếu mất răng vĩnh viễn thì sẽ không thể mọc lại. Tuy nhiên, bạn không cần phải quá lo lắng, ngày nay các kỹ thuật nha khoa hiện đại sẽ giúp bạn tái tạo lại hình dáng như ban đầu. Tùy vào điều kiện tài chính mà bạn có thể lựa chọn các phương pháp như: trồng răng implant, bắc cầu răng sứ, hàm giả tháo lắp.
▷ Tham khảo thêm: Trồng răng vĩnh viễn bằng phương pháp nào tốt nhất hiện nay?
Răng trưởng thành không thể tự mọc lại mà cần can thiệp bằng các phương pháp phục hình răng nha khoa
Răng vĩnh viễn và răng sữa có mối liên quan gì?
Răng sữa và răng vĩnh viễn có mối tương quan quan trọng trong quá trình phát triển của răng.
- Thứ tự thay thế: Khi trẻ lớn lên răng sữa sẽ bắt đầu rụng và được thay thế bởi răng trưởng thành. Quá trình này kéo dài từ 6 – 12 tuổi, thậm chí là đến độ tuổi thanh niên.
- Giữ chỗ cho răng trưởng thành: Răng sữa có nhiệm vụ giữ chỗ cho răng trưởng thành. Nếu răng sữa bị tổn thương hoặc gãy rụng sớm có thể khiến răng vĩnh viễn mọc không đúng vị trí hoặc dáng vẻ của hàm miệng có sự sai lệch.
- Phát triển hàm miệng: Răng sữa đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của hàm miệng, ảnh hưởng không nhỏ đến việc mọc răng trưởng thành sau này.
Quá trình thay răng sữa cũng chính là giai đoạn mọc răng trưởng thành
Răng vĩnh viễn khác gì răng sữa?
Để có thể chăm sóc sức khỏe răng miệng một cách tốt nhất, bạn cần biết răng vĩnh viễn khác gì so với răng sữa.
Đặc điểm |
Răng sữa |
Răng vĩnh viễn |
Số lượng |
Trẻ em có tất cả 20 răng sữa (gồm 10 răng cửa trên và 10 răng cửa dưới) |
Người trưởng thành có tất cả 32 răng trưởng thành (gồm 8 răng cửa, 4 răng nanh, 8 răng cối nhỏ và 12 răng hàm) |
Màu sắc |
Thường có màu trắng sáng hoặc trắng mờ |
Thường có màu trắng tự nhiên. Có thể bị ố vàng nếu không chăm sóc đúng cách |
Hình dạng |
Nhỏ và mỏng hơn răng trưởng thành thay thế |
Lớn và khỏe hơn răng sữa thay thế |
Cấu trúc men & ngà răng |
Mỏng và mịn, không có nhiều rãnh sâu và gờ nổi |
Dày và chắc, có nhiều rãnh sâu và gờ nổi |
Các vấn đề thường gặp ở răng vĩnh viễn
Nếu không chăm sóc và vệ sinh răng miệng tốt, răng vĩnh viễn sẽ mắc phải một số vấn đề như:
Sâu răng
Sâu răng xuất phát từ việc không giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Thức ăn còn sót lại trên răng dần dần sẽ hình thành mảng bám. Các acid do vi khuẩn trong mảng bám tiết ra sẽ làm xói mòn men răng và gây sâu răng. Nếu không sớm loại bỏ mảng bám và vi khuẩn, sâu răng sẽ tấn công vào tủy, gây viêm tủy. Lúc này, người bệnh sẽ đối mặt với nguy cơ mất răng trưởng thành mãi mãi.
Viêm nướu
Vi khuẩn tích tụ trong mảng bám không chỉ gây sâu răng mà còn gây viêm nướu, khiến nướu bị sưng đỏ và chảy máu. Theo thời gian, mảng bám sẽ tiến triển thành cao răng, hình thành túi mủ dưới lợi. Nếu không điều trị sớm, viêm nướu sẽ dẫn đến viêm nha chu và mất răng.
Viêm tủy răng
Nguyên nhân chính gây viêm tủy răng là do sâu răng không được điều trị. Lỗ sâu ngày càng lớn khiến tủy bị viêm và đau nhức. Nếu phát hiện và điều trị sớm, viêm tủy răng có thể phục hồi. Tuy nhiên, nếu viêm tủy đã tiến triển nặng, các mô tủy chết dần, bác sĩ bắt buộc phải nhổ bỏ răng để tránh viêm nhiễm lan rộng.
Răng vĩnh viễn bị mẻ, gãy
Răng bị mẻ, gãy có thể là do sâu răng, va chạm mạnh hoặc thường xuyên ăn thức ăn cứng. Một số trường hợp, bác sĩ có thể hàn, trám để tái tạo lại hình dáng ban đầu của răng. Tuy nhiên, nếu nặng hơn thì cần phải nhổ bỏ.
Sâu răng, viêm nướu và viêm tủy là những bệnh lý phổ biến thường gặp ở răng lớn
Cách chăm sóc răng vĩnh viễn
Bạn nên chủ động chăm sóc răng vĩnh viễn bằng cách thực hiện một số biện pháp sau đây:
- Đánh răng đúng kỹ thuật với bàn chải lông mềm mỗi ngày 2 lần.
- Chải lưỡi sau khi đánh răng để loại bỏ mảng bám, vi khuẩn một cách triệt để.
- Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám, vụn thức ăn giữa các kẽ răng.
- Súc miệng với nước muối hoặc nước súc miệng chuyên dụng để tiêu diệt vi khuẩn, vệ sinh các khu vực khó chải răng và tái khoáng hóa răng.
- Định kỳ thăm khám nha khoa 6 tháng/lần để kiểm tra răng miệng và cạo vôi răng.
- Có chế độ ăn uống cân đối, bổ sung đầy đủ canxi và vitamin D trong thực đơn, hạn chế đồ ăn thức uống nhiều đường.
- Hạn chế rượu bia, thuốc lá vì chúng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng và nướu.
Vệ sinh răng miệng đúng cách và duy trì thói quen thăm khám nha khoa định kỳ giúp đảm bảo sức khỏe răng miệng tốt hơn
Như vậy, răng vĩnh viễn là nhóm răng mọc trong giai đoạn từ 6 đến 12 tuổi nhằm thay thế cho răng sữa. Chúng đóng vai trò quan trọng trong thẩm mỹ khuôn mặt và đảm nhiệm chính khả năng ăn nhai. Vì vậy, mỗi người chúng ta cần phải chủ động chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách để ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng có nguy cơ làm mất răng vĩnh viễn. Liên hệ tổng đài của Nha Khoa Kim qua số hotline: 1900 6899 nếu còn bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào liên quan đến răng vĩnh viễn để được giải đáp chi tiết hơn nhé!
Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.