Trẻ mọc răng sớm có sao không? Lưu ý cha mẹ nên biết

Trẻ mọc răng sớm có sao không? Đây là câu hỏi được rất nhiều bậc cha mẹ quan tâm về bất kỳ sự thay đổi nào từ con. Việc mọc răng sớm không phải là dấu hiệu bất thường nhưng chúng cũng tiềm ẩn các vấn đề sức khỏe về sau. Trong bài viết hôm nay, Nha Khoa Kim sẽ giúp bạn tìm hiểu những dấu hiệu của trẻ mọc răng sớm cũng như những lưu ý khi chăm sóc trẻ.

Dấu hiệu trẻ mọc răng sớm

Giai đoạn mọc răng của bé sẽ bắt đầu vào giai đoạn khi trẻ từ 6 – 8 tháng tuổi với 2 chiếc răng cửa ở bên dưới. Sau 30 tháng, quá trình mọc răng của bé sẽ gần hoàn tất và bước vào giai đoạn thay răng nên các mẹ cần chú ý.

Tuy vậy, tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của bé thì việc mọc răng sớm sẽ xuất hiện vào khoảng tháng thứ 3, 4 hoặc 5. Cụ thể, dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy trẻ mọc răng sớm mà bạn nên biết như sau:

  • Bé thường xuyên có những biểu hiện mệt mỏi, quấy khóc, khó chịu
  • Bé có dấu hiệu chảy nước dãi
  • Bé thường xuyên ngậm ngón tay và nghiến mạnh nướu
  • Có dấu hiệu sốt nhẹ nhưng không quá 38 độ
  • Có thể bị rối loạn tiêu hóa đi ngoài với phân hơi lỏng
  • Phần nướu của bé có thể bị sưng hoặc đỏ lên
  • Bé lười ăn và bị sụt cân

Các dấu hiệu này thường xuất hiện 3 – 5 ngày trước khi răng nhú lên và có thể kéo dài 3 – 7 ngày nên các phụ huynh hãy ghi nhớ thật kỹ. 

▷ Biết thêm chi tiết tại: Những dấu hiệu mọc răng đầu tiên của trẻ mà ba mẹ nên biết

dấu hiệu trẻ mọc răng sớm

Trẻ mọc răng sớm thường có dấu hiệu chảy nước dãi, sưng nướu, quấy khóc, biếng ăn, hoặc sốt nhẹ.

Trẻ mọc răng sớm có sao không? 

Nhìn chung, trẻ mọc răng sớm hay mọc răng muộn sẽ không ảnh hưởng quá lớn tới sức khỏe của bé nên cha mẹ không cần quá lo lắng. Tuy vậy, khi bé mọc răng sớm thường sẽ cảm giác khó chịu do đau nướu, cáu gắt. Ngoài ra, có thể xuất hiện các triệu chứng nặng hơn như sốt cao, tiêu chảy hay quấy khóc kéo dài liên tục.

Để giảm bớt khó chịu cho bé, cha mẹ nên chú ý vệ sinh răng miệng đúng cách, giúp bảo vệ nướu và răng trong giai đoạn mọc răng. Nếu thấy trẻ xuất hiện các dấu hiệu bất thường, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có hướng xử lý phù hợp.

trẻ mọc răng sớm có sao không

Trẻ mọc răng sớm thường không nguy hiểm, nhưng cần theo dõi để đảm bảo không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Yếu tố ảnh hưởng đến việc mọc răng sớm của trẻ

Việc trẻ mọc răng sớm sẽ phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố khác nhau trong đó có thể kể đến như:

  • Yếu tố di truyền: Khi mọc răng sớm ở trẻ rất có thể là do di truyền từ bố, mẹ hoặc ông bà người thân trong gia đình. Do đó, bé được thừa hưởng phần gen này nên răng sẽ xuất hiện sớm hơn.
  • Dinh dưỡng: Nguồn dinh dưỡng mà trẻ hấp thụ được cũng là yếu tố quyết định đến trẻ có mọc răng sớm hay không. Thông thường nếu được bổ sung đầy đủ thì bé sẽ mọc răng bình thường hoặc có thể bị chậm hơn.
  • Thiếu Vitamin D và Canxi: Khi trẻ có dấu hiệu mọc răng sớm, rất có thể do bé bị thiếu Vitamin D và Canxi do không được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ở bên ngoài.

▷ Có thể bạn quan tâm: Trẻ chậm mọc răng khi nào? Làm gì để trẻ nhanh mọc răng

yếu tố ảnh hưởng đến việc bé mọc răng sớm

Yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc mọc răng sớm.

Bé mọc răng sớm có nên ăn dặm sớm không?

Một câu hỏi được rất nhiều bà mẹ quan tâm, khi bé đang trong giai đoạn mọc răng thì có nên cho ăn dặm sớm không? Việc trẻ mọc răng sớm không đồng nghĩa với việc hệ tiêu hóa đã sẵn sàng để ăn dặm. Quyết định ăn dặm cần dựa vào sự phát triển tổng thể của bé, đặc biệt là khả năng nuốt và hệ tiêu hóa của trẻ.

Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ nên bắt đầu ăn dặm từ 6 tháng tuổi để đảm bảo hệ tiêu hóa đủ khả năng xử lý thức ăn rắn.

Vì vậy, các mẹ hãy chú ý thật kỹ khi con đang trong giai đoạn 6 tháng tuổi không nên cho ăn dặm quá sớm bởi sẽ gây ra các vấn đề như:

  • Rối loạn tiêu hóa: Bé có thể bị tiêu chảy, nôn mửa hoặc có thể bị viêm ruột,… do cần phải xử lý các loại thức ăn mới.
  • Giảm dinh dưỡng từ sữa mẹ: Trong giai đoạn 6 tháng tuổi hãy ưu tiên cho bé uống sữa mẹ, bởi đây là nguồn dinh dưỡng tốt nhất.
  • Nguy cơ bị hóc: Trẻ có thể bị hóc do chưa quen nuốt các loại đồ ăn mới.

trẻ mọc răng sớm cho nên cho ăn dặm không

Mọc răng sớm không phải dấu hiệu trẻ sẵn sàng ăn dặm, cần dựa trên khả năng nuốt và hệ tiêu hóa của trẻ nữa

Cách chăm sóc trẻ khi mọc răng nhanh

Vừa rồi, bạn đã được tìm hiểu những thông tin về trẻ mọc răng sớm cũng như các dấu hiệu nhận biết. Để có thể chăm sóc trẻ khi mọc răng, các bậc cha mẹ cần thực hiện đúng các cách như sau:

  • Nếu bé xuất hiện các biểu hiện khó chịu, bạn có thể sử dụng các núm ti giả để cho trẻ có thể cắn
  • Trong trường hợp bị sốt nhẹ thì các mẹ chỉ dùng nước ấm lau nhẹ quanh người bé.
  • Nếu sốt từ 38 độ trở lên có thể sử dụng các loại thuốc hạ sốt khác với liều lượng khoảng 10-15mg/kg và cách khoảng 4-6h sẽ cho bé uống 1 lần.
  • Nếu bé chảy nước dãi quanh miệng bạn nên quấn miếng khăn vào ngón tay rồi lau sạch và thật nhẹ nhàng. 
  • Sau đó, bạn có thể cho bé uống nước lọc sau ăn để hạn chế các vi khuẩn từ nước dãi quanh khoang miệng nhé.
  • Hãy cho trẻ ăn các dạng thức ăn lỏng, hạn chế các loại thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Thường xuyên bổ sung Vitamin D và Canxi mỗi ngày trong giai đoạn bé đang mọc răng.

▷ Tham khảo thêm: Hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng hàm dễ nhận biết

cách chăm sóc răng mọc sớm ở trẻ

Vệ sinh nướu, bổ sung dinh dưỡng và theo dõi sức khỏe kỹ lưỡng là cần thiết khi chăm sóc trẻ mọc răng

Như vậy, Nha Khoa Kim đã giải đáp cho các bạn biết trẻ mọc răng sớm có sao không cũng như những lưu ý quan trọng cần nhớ. Dù trẻ mọc răng sớm hay muộn, cha mẹ cần chú ý vệ sinh răng miệng đúng cách, theo dõi sức khỏe răng nướu và hỗ trợ bé trong giai đoạn mọc răng để hạn chế những khó chịu mà bé có thể gặp phải.

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

ĐẶT HẸN THĂM KHÁM

Quý khách vui lòng để lại thông tin, Nha Khoa Kim sẽ liên hệ trong vòng 3 phút. (Thời gian làm việc của tổng đài từ 7h30 đến 23h30)