Vị trí răng khôn mọc ở đâu? Dấu hiệu và các vị trí mọc

Mọc răng khôn luôn là nỗi sợ hãi của nhiều người trong độ tuổi thanh thiếu niên và trưởng thành. Bởi quá trình mọc răng luôn đi kèm với cảm giác đau nhức, khó chịu kéo dài. Nhất là khi răng khôn không mọc không đúng vị trí trên cung hàm. Để biết được răng khôn mọc ở đâu, dấu hiệu nhận biết khi mọc răng khôn là gì? Mời bạn theo dõi ngay bài viết dưới đây của Nha Khoa Kim.

Răng khôn mọc ở đâu?

Răng khôn (còn được gọi là răng số 8, răng hàm lớn thứ 3) là chiếc răng mọc muộn nhất trên cung hàm. Thông thường, giai đoạn mọc răng khôn sẽ dao động trong độ tuổi từ 17 đến 25.

Một người trưởng thành có tất cả 32 chiếc răng vĩnh viễn, trong đó có 4 chiếc răng khôn mọc ở vị trí sau cùng của hàm. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều trường hợp không mọc răng khôn hoặc chỉ mọc 1,2,3 chiếc.

Răng khôn mọc ở đâu?

Răng khôn là chiếc răng mọc muộn nhất trên cung hàm

Dấu hiệu nhận biết răng khôn mọc 

Khi răng khôn mọc sẽ đi kèm theo một số biểu hiện dưới đây:

  • Cảm giác đau nhức, khó chịu trong hàm, cảm giác này thường kéo dài trong một vài ngày hoặc hơn, nguyên nhân là do răng khôn đâm vào nướu.
  • Phần nướu tại vị trí răng khôn mọc bị sưng tấy lên, có màu đỏ mọng hoặc đỏ thẫm.
  • Khi dùng tay sờ hoặc quan sát bằng mắt sẽ thấy răng trắng từ nướu nhú lên, gây cộm cấn khi ăn nhai.
  • Xung quanh phần nướu gần răng hàm số 7 bị chảy máu, rỉ máu, xót lợi.
  • Sưng phồng má, hôi miệng kèm theo cảm giác ê ẩm, đau nhức bên trong khoang miệng, gây khó khăn khi ăn nhai và vệ sinh.
  • Sốt kèm theo đau đầu, đỏ mặt.
  • Nếu cảm thấy tê môi hoặc lưỡi, nướu xuất hiện mủ trắng, chảy máu kéo dài có nghĩa là răng khôn đã mọc và gây viêm nhiễm miệng nặng. Lúc này bạn cần đến ngay nha sĩ để được xử lý kịp thời.

>>> Xem chi tiết: Những dấu hiệu mọc răng khôn dễ dàng nhận biết nhất

Các vị trí mọc của răng khôn trên cung hàm

Xét về bề dọc và bề ngang, răng khôn có cấu tạo tương tự như các răng hàm lớn khác. Tuy nhiên, vị trí mọc của mỗi người sẽ khác nhau, có thể gặp các trường hợp như:

Răng khôn không mọc

Trên thực tế, nếu bạn đã quá tuổi trưởng thành nhưng vẫn chưa mọc răng số 8 thì khả năng cao chiếc răng này sẽ mãi nằm yên dưới xương hàm. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là do kích thước xương hàm hạn chế, thiếu diện tích trong khoang miệng hoặc răng khôn có hướng mọc bất thường.

Răng khôn không mọc có thể gây đau nhức, viêm nhiễm, tăng nguy cơ mắc quai bị. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này, cần đến ngay các cơ sở nha khoa để được bác sĩ thăm khám và tư vấn về các biện pháp điều trị phù hợp. Bác sĩ có thể chỉ định lấy răng khôn ra khỏi hàm để phòng ngừa các vấn đề tìm ẩn, bảo đảm sức khỏe răng miệng bạn được duy trì một cách tốt nhất.

Răng khôn mọc thẳng

Răng khôn mọc thẳng là hiện tượng các răng khôn có xu hướng mọc theo chiều thẳng đứng, tương tự như các răng tiêu chuẩn khác trên cung hàm. Khi mọc lên, chúng không xâm lấn mà mọc song song cùng với các răng hàm số 5,6,7 và thực hiện chức năng ăn nhai như bình thường.

Dù răng khôn mọc thẳng nhưng vẫn gây cho nhiều người cảm giác đau đớn, khó chịu. Nguyên nhân là do răng khôn mọc lên ở độ tuổi trưởng thành, lúc này các mô nướu đã dày và cứng nên khi răng khôn đâm xuyên qua sẽ không tránh khỏi cảm giác khó chịu này này. Chưa kể, mặt nhai của răng và nướu còn cọ xát vào nhau khiến nướu sưng đau mỗi khi ăn uống.

Răng khôn mọc ngầm, mọc lệch

Răng khôn mọc ngầm, mọc lệch là tình trạng thường gặp phải ở đa số người trưởng thành. Vị trí mọc của răng khôn có thể là mọc ngầm trong nướu, mọc nghiêng trái, nghiêng phải hoặc lộn ngược.

Răng khôn mọc ngầm sẽ nằm hoàn toàn dưới nướu nên bạn sẽ không quan sát được bằng mắt thường. Riêng trường hợp răng khôn mọc lệch, bạn có thể dùng gương để quan sát thấy được một phần thân hoặc mặt nhai của răng nhú lên, phần nướu bị phồng ra bất thường.

Dù mọc ngầm hay mọc lệch, răng khôn cũng gây cảm giác đau nhức kéo dài bởi chúng phá hủy và gây kích ứng cho các mô nướu xung quanh. Cảm giác đau ở mỗi người thường khác nhau. 

Các vị trí mọc của răng khôn trên cung hàm

Răng khôn dù mọc thẳng, mọc ngầm hay mọc lệch đều sẽ gây đau đơn ít nhiều cho người bệnh

Trong suốt vài tháng mọc răng, trung bình một tháng một người sẽ phải chịu đựng cảm giác đau do răng khôn gây ra từ 2-3 lần. Tuy nhiên, cũng có thể phải chịu đau mỗi ngày nếu trường hợp răng khôn mọc ngầm, mọc lệch nghiêm trọng.

>>> Điều trị: Nhổ răng khôn mọc ngầm – An toàn, không đau, hồi phục nhanh

Tác hại do răng khôn gây ra

Vậy là bạn đã biết được câu trả lời cho câu hỏi răng khôn thường mọc ở đâu. Tiếp theo sau đây là một số tác hại do răng khôn gây ra mà bạn cần tìm hiểu:

Viêm nhiễm miệng

Trong quá trình răng khôn phát triển lên, các tế bào xung quanh răng sẽ bị hở, đứt mạch máu. Nếu không vệ sinh và chăm sóc răng miệng đúng cách sẽ rất dễ gây viêm nhiễm miệng. 

Điển hình là bạn sẽ thường gặp một số tình trạng như nhiệt miệng, chảy máu chân răng, viêm lợi, quanh nướu chảy máu trắng, lợi bị sưng cục,…

Làm răng và các mô mềm bị tổn thương

Ngay cả khi mọc thẳng, răng khôn trong giai đoạn phát triển cũng có thể gây ra các tổn thương cho răng và các mô mềm khác.

  • Biểu mô niêm mạc vòm miệng: Răng khôn mọc lên bất thường sẽ đâm vào những biểu mô niêm mạc vòm miệng khiến cho các thành phần trong nướu bị rách, thủng.
  • Nướu (lợi): Răng khôn sẽ đâm thủng nướu (bao gồm cả phần lợi trượt và lợi dính) để mọc lên, điều này làm đứt các mạch máu và dây chằng xung quanh răng.
  • Lớp ngoài xương hàm: Răng khôn mọc ngầm sẽ tác động trực tiếp đến lớp ngoài của xương hàm, gây ra cảm giác đau nhức dữ dội.
  • Chân răng số 7: Chân răng khôn mọc ngầm, mọc lệch có thể đâm vào chân răng số 7 kế bên gây ra tình trạng đau đớn, sưng nề. Một số trường hợp chân răng khôn phát triển còn gây nứt, đứt, gãy xương răng số 7.

Hôi miệng, sâu răng

Khi mọc lên, răng khôn sẽ phá hủy các mô nướu và làm rách nướu. Nướu rách tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào sâu trong xương răng, từ đó hình thành các ổ vi khuẩn, chúng lớn dần lên và gây mùi khó chịu cho hơi thở.

Ngoài ra, răng khôn mọc lệch vô tình tạo khoảng trống với răng số 7 và nướu răng, đây là nơi thức ăn dễ tồn đọng, bám dính. Nếu không vệ sinh kỹ lưỡng sẽ làm sản sinh ra vi khuẩn gây sâu răng.

Ảnh hưởng tới dây thần kinh

Không chỉ đâm vào xương răng số 7, chân răng khôn mọc ngầm còn làm hỏng tủy răng, ảnh hưởng đến các dây thần kinh xương hàm. Điều này gây ra tình trạng tê liệt tạm thời cảm giác miệng, mất vị giác. Nguy hiểm hơn có thể gây biến chứng lệch miệng, méo mặt.

Tác hại do răng khôn gây ra

Răng khôn khi mọc sẽ gây ra các tổn thương và viêm nhiễm miệng nếu không được vệ sinh đúng cách

Có nên nhổ răng khôn không?

Nếu vị trí mọc của răng khôn gây ra các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng thì chúng ta nên nhổ răng khôn càng sớm càng tốt. Vì răng này hoàn toàn vô dụng, không thực hiện chức năng ai nhai như các răng khác trên cung hàm.

Đặc biệt, răng khôn mọc ngầm, mọc lệch là những trường hợp bắt buộc phải nhổ bởi chúng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho hàm miệng.

Nhiều người thắc mắc có cần phải nhổ răng không mọc thẳng hay không? Có đến 85% câu trả lời là có đến từ các nha sĩ. Bởi nếu để tự nhiên, răng khôn sẽ ngày càng trồi lên cao và mặt nhai càng nhọn hơn. Răng sẽ đâm trực tiếp vào phần nướu của hàm đối diện, khiến nướu bị tổn thương.

Xử lý răng khôn như thế nào?

Nhổ bỏ răng khôn trong trường hợp cần thiết sẽ giúp đảm bảo sức khỏe răng miệng toàn diện

Thời điểm tốt nhất để nhổ răng không là khi nào?

Theo các chuyên gia, thời điểm tốt nhất để nhổ răng khôn là từ 17 tuổi đến 25 tuổi, khi 2/3 chân răng bắt đầu được hình thành. Ngoài 35 tuổi sẽ rất khó khăn khi nhổ răng khôn vì lúc này xương hàm đã cứng và đặc hơn rất nhiều. Mặc khác, vấn đề sức khỏe và các yếu tố toàn thân khác cũng sẽ gây cản trở rất nhiều khi nhổ răng.

Bài viết trên là những giải đáp của Nha Khoa Kim về vị trí răng khôn mọc ở đâu và dấu hiệu nhận biết răng không mọc. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan đến vấn đề này, bạn vui lòng gọi ngay đến số hotline: 1900-6899 để được tư vấn.

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

ĐẶT LỊCH HẸN

Để biết thêm thông tin, Quý Khách vui lòng cung cấp số điện thoại, Nha Khoa Kim sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm nhất.