Nhổ răng cấm là lựa chọn cần thiết khi đối mặt với một số bệnh lý răng miệng nghiêm trọng. Tuy nhiên, vì răng cấm này có kích thước khá lớn và đóng vai trò quan trọng trong việc ăn nhai nên nhiều người vẫn còn phân vân không biết có nên nhổ răng cấm không? Bài viết dưới đây của Nha Khoa Kim sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này, từ đó đưa ra quyết định tốt nhất cho tình trạng răng miệng của mình.
Nội Dung Chính
Răng cấm là răng ở vị trí nào?
Răng cấm thuộc nhóm răng hàm lớn bao gồm răng số 6 và số 7 trên cung hàm. Chiếc răng này đóng vai trò chủ lực trong quá trình ăn nhai, giúp thức ăn được nghiền nhỏ trước khi đưa vào dạ dày để tiêu hóa, hấp thụ dưỡng chất.
Một người trưởng thành sẽ có tất cả 8 chiếc răng cấm chia đều cho 2 hàm. Răng cấm có kích thước to hơn so với những chiếc răng còn lại, thân răng phình to, bề mặt nhai lớn với nhiều gờ rãnh bên trên.
Răng cấm bắt đầu mọc lên vào khoảng 6 – 8 tuổi và tồn tại song song với răng sữa. Sau khi răng sữa rụng đi, răng vĩnh viễn sẽ mọc lên để thay thế nhưng răng cấm chỉ mọc lên 1 lần duy nhất trong đời và chính nó là răng vĩnh viễn. Vì vậy, bạn cần chú ý vệ sinh và chăm sóc răng miệng thật tốt để tránh nguy cơ mắc các bệnh lý nghiêm trọng buộc phải nhổ bỏ răng cấm.
Răng cấm thuộc nhóm răng hàm lớn, thường là tên gọi chung cho răng số 6 và răng số 7
Có nên nhổ răng cấm không?
Răng cấm là một trong 2 chiếc răng hàm có chức năng ăn nhai chính. Hơn nữa, bên dưới răng cấm có rất nhiều dây thần kinh nên khu vực này vô cùng nhạy cảm. Vì vậy cho nên các bác sĩ sẽ hạn chế việc nhổ bỏ răng cấm ở mức tối đa.
Nếu răng cấm của bạn gặp phải các vấn đề như sâu, sứt mẻ hay hư hỏng thì bác sĩ sẽ ưu tiên các biện pháp bảo tồn như trám răng hoặc bọc sứ. Trường hợp không thể điều trị phục hồi được mới chỉ định nhổ bỏ.
Sau khi nhổ răng cấm, bạn nên thực hiện trồng răng giả càng sớm càng tốt để đảm bảo tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai, đồng thời hạn chế được những biến chứng do mất răng gây ra.
▷ Tham khảo thêm: Răng cấm có thay không? Cách chăm sóc răng cấm tốt
Răng cấm thuộc nhóm răng hàm lớn phục vụ chính trong ăn nhai do đó chỉ khi thực sự cần thiết bác sĩ mới tiến hành nhổ bỏ
Trường hợp nào nên và không nên nhổ răng cấm?
Như đã nói, răng cấm là chiếc răng đóng vai trò quan trọng trong việc nhai, nghiền thức ăn nên việc bảo tồn răng cấm luôn được các bác sĩ ưu tiên hàng đầu và là kim chỉ nam khi thực hiện các kỹ thuật nha khoa.
Trường hợp có thể nhổ răng cấm
Bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng cấm khi nó gặp các vấn đề nghiêm trọng và không thể phục hồi được nữa:
- Răng cấm bị sâu nặng, thân răng gãy vỡ nhiều, không thể phục hình bằng phương pháp trám răng hay bọc sứ
- Răng cấm bị viêm tủy, từ đó hình thành những ổ viêm quanh chân răng (hay viêm cuống răng) khiến chân răng tổn thương nặng và ngày càng yếu đi.
- Viêm nha chu nghiêm trọng khiến răng cấm lung lay, chân răng không thể bám vững nướu.
Nhổ răng cấm chỉ được thực hiện khi răng sâu nặng và không thể cứu chữa được nữa
Trường hợp không được nhổ răng cấm
Bác sĩ sẽ đình chỉ tạm thời việc nhổ răng cấm trong trường hợp bệnh nhân gặp các vấn đề về sức khỏe toàn thân hoặc tại chỗ để tránh những rủi ro không mong muốn:
- Bệnh lý liên quan đến đông máu: Người mắc bệnh về máu như giảm tiểu cầu, hemophilia,…có thể bị chảy máu kéo dài sau khi nhổ răng.
- Bệnh lý mãn tính: Người mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao, ung thư,…có nguy cơ gặp biến chứng sau nhổ răng.
- Sử dụng thuốc chống đông: Người đang sử dụng các loại thuốc như Warfarin, Aspirin,…sẽ làm giảm khả năng đông máu.
- Phụ nữ mang thai: Sự thay đổi về hormone trong cơ thể phụ nữ trong thời kỳ mang thai làm tăng nguy cơ chảy máu và nhiễm trùng sau khi nhổ răng.
- Tình trạng sức khỏe yếu: Người có hệ miễn dịch kém, người đang bị nhiễm trùng, người vừa mới ốm dậy không nên nhổ răng để tránh nguy cơ biến chứng.
- Dị ứng thuốc tê: Người dị ứng với thuốc tê cần thông báo trước với bác sĩ trước khi nhổ răng.
Nhổ răng cấm có nguy hiểm không?
Trên thực tế, việc nhổ răng cấm sẽ không gây bất kỳ nguy hiểm nào nếu quá trình này được thực hiện bởi các bác sĩ có tay nghề giỏi, có sự hỗ trợ của trang thiết bị, máy móc hiện đại. Ngoài ra, sau khi nhổ răng bạn nên thực hiện trồng răng mới để hạn chế tối đa các biến chứng do mất răng như:
- Lực nhai suy giảm, từ đó gây áp lực lớn lên hệ tiêu hóa, dẫn đến các vấn đề về dạ dày, cơ thể hấp thụ dưỡng chất kém và dễ bị suy nhược.
- Khoảng trống tại vị trí mất răng dễ tích tụ mảng bám, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng như sâu răng, hôi miệng viêm nướu, viêm nha chu,…
- Tình trạng mất răng kéo dài sẽ gây tiêu xương hàm, khiến má hóp, da nhăn nheo, khuôn mặt già đi trông thấy.
- Các răng bên cạnh răng mất có xu hướng đổ dồn về khoảng trống mất răng, răng đối diện cũng có xu hưởng trồi lên khiến hàm răng lệch lạc, mất cân đối, sai khớp cắn nghiêm trọng.
▷ Tham khảo thêm: Trồng răng Implant – Những điều bạn cần biết
Nhổ răng cấm không nguy hiểm nếu được thực hiện đúng cách bởi bác sĩ có tay nghề cao
Nhổ răng cấm có đau không?
Vì đã được gây tê trước đó nên bệnh nhân hoàn toàn không cảm thấy đau nhức hay khó chịu trong suốt quá trình nhổ răng cấm. Sau 2 – 3 giờ khi thuốc tê không còn tác dụng, bệnh nhân sẽ có cảm giác hơi ê nhức nhẹ nhưng trong khả năng chịu đựng.
Lúc này, bệnh nhân cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ về việc dùng thuốc giảm đau, chú ý vệ sinh và chăm sóc răng miệng kỹ lượng đồng thời có chế độ ăn uống khoa học để giúp giảm đau nhanh và rút ngắn thời gian lành thương.
Quá trình nhổ răng cấm thường không gây đau nhức và khó chịu do bác sĩ đã tiến hành gây tê trước đó
Chi phí nhổ răng cấm là bao nhiêu?
Hiện nay trên thị trường, chi phí nhổ răng cấm sẽ dao động từ: 500.000 – 2.000.000đ/răng. Tuy nhiên, mức phí này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: độ khó của ca nhổ răng, tình trạng răng miệng của khách hàng, chính sách của từng nha khoa. Tại Nha Khoa Kim, chi phí nhổ răng cấm là 800.000đ/răng.
Quy trình nhổ răng cấm tại Nha Khoa Kim
Quá trình nhổ răng cấm tại Nha Khoa Kim diễn ra nhẹ nhàng, nhanh chóng và không gây đau nhức cho khách hàng.
Thăm khám và chụp x-quang
Trước tiên, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tổng quát và chụp X-quang răng để xác định vị trí, độ dài, hình dáng của răng cấm cũng như các răng bên cạnh. Sau đó, bác sĩ sẽ trao đổi với khách hàng về tình trạng bệnh lý toàn thân như loại thuốc đang sử dụng? Có tiền sử bệnh lý nào không? Qua đó xác định độ khó của ra tiểu phẫu và lên phác đồ nhổ răng tối ưu cho từng bệnh nhân.
Vệ sinh và gây tê
Trước khi nhổ răng, bác sĩ sẽ vệ sinh răng miệng sạch sẽ để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng. Tiếp theo là gây tê để làm tê liệt vùng nướu và xương hàm tại vị trí răng cấm, giúp bệnh nhân không cảm thấy đau đớn trong suốt quá trình nhổ răng
Thực hiện nhổ răng cấm
Bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ phần thân và chân răng cấm ra khỏi xương hàm thông qua sự hỗ trợ của thiết bị nha khoa chuyên dụng. Ở một số trường hợp, bác sĩ sẽ cắt răng cấm thành từng mảnh nhỏ để đưa chúng ra ngoài dễ dàng hơn.
Sau khi nhổ, nếu miệng vết thương rộng, bác sĩ sẽ may lại bằng chỉ khâu y tế để hạn chế nhiễm trùng, giúp vết thương nhanh lành hơn. Nếu như miệng vết thương nhỏ, không đáng kể thì không cần thực hiện thao tác này.
Cuối cùng, bác sĩ sẽ kê toa thuốc giảm đau, chống viêm và hẹn lịch tái khám. Đồng thời hướng dẫn bệnh nhân cách vệ sinh và chăm sóc răng miệng tại nhà, chế độ ăn uống sao cho hợp lý, không làm ảnh hưởng đến vết thương sau nhổ răng.
Quy trình nhổ răng khôn tại Nha Khoa Kim được thực hiện theo khuyến cáo từ Bộ Y Tế
Thuộc nhóm răng hàm lớn, răng cấm đóng vai trò vô cùng quan trọng trên cung hàm, chúng đảm nhiệm chính trong việc nhai và nghiền nhỏ thức ăn. Do đó, chỉ khi thực sự cần thiết bác sĩ mới tiến hành nhổ bỏ răng cấm và trồng lại răng mới. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ và tạo thói quen khám răng định kỳ giúp duy trì và đảm bảo sức khỏe của răng cấm cũng như răng miệng. Nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường trên răng cấm, bạn có thể liên hệ đến Nha Khoa Kim thông qua số hotline: 1900 6899 để được tư vấn và thăm khám chi tiết hơn.
Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.