Răng cấm là chiếc răng mọc cố định trên cung hàm, đảm nhận chức năng ăn nhai lẫn thẩm mỹ. Răng cấm và răng sữa là hai hệ răng khác nhau hoàn toàn về số lượng lẫn kích thước. Tuy nhiên, có nhiều người lại nhầm lẫn giữa răng cấm với răng sữa và thắc mắc không biết răng cấm có thay không? Nếu bạn là một trong số đó thì hãy cùng Nha Khoa Kim tìm lời giải đáp qua nội dung bài viết sau đây nhé!
Nội Dung Chính
Răng cấm là răng gì?
Trước khi tìm hiểu răng cấm là răng gì thì trước tiên bạn cần phải biết mỗi người trưởng thành có tổng cộng 32 chiếc răng và được chia làm 4 nhóm sau đây:
- Nhóm răng cửa: Có 8 răng, là các răng ở vị trí số 1 và số 2.
- Nhóm răng nanh: Có 4 răng, là các răng ở vị trí số 3.
- Nhóm răng tiền hàm: Có 8 răng, là các răng ở vị trí số 4 và số 5.
- Nhóm răng hàm: Có 12 răng, là các răng ở vị trí số 6, 7 và 8.
Trong đó, răng cấm thuộc nhóm răng hàm, nằm ở vị trí số 6, số 7. Người trưởng thành có tất cả 8 răng cấm mọc đều ở cả 2 hàm. Cũng giống những chiếc răng bình thường khác, răng cấm có cấu tạo gồm 3 lớp: tủy răng, ngà răng và lớp men răng bên ngoài.
Răng cấm hàm trên có 3 chân, hàm dưới có 2 chân. Chân răng không được thẳng mà hơi cong. Tuy nhiên cũng có một số ít trường hợp răng cấm có nhiều hoặc ít hơn 1 – 2 chân răng. Thân răng to, bề mặt nhai rộng, có rãnh sâu nên răng cấm thường đảm nhận vai trò quan trọng đối với chức năng ăn nhai của hàm.
Răng cấm có thay không?
Răng cấm thuộc nhóm răng vĩnh viễn chỉ mọc một lần và sẽ không thay lại nếu mất. Trên thực tế, trong 32 chiếc răng chỉ có 20 răng là có thể thay thế được những chiếc răng sữa trên cung hàm, bao gồm 8 răng cửa, 4 răng nanh và 8 răng tiền hàm. Còn 12 chiếc răng còn lại thuộc nhóm răng hàm, trong đó có răng cấm số 6 và răng số 7 là răng vĩnh viễn nên không thể thay thế cho bất kỳ chiếc răng sữa nào. Điều đó cũng có nghĩa là chiếc răng này chỉ mọc lên một lần duy nhất.
Vì vậy cho nên việc mất răng hàm số 6, số 7 sẽ làm chức năng ăn nhai bị suy giảm, gây khó khăn cho việc ăn uống, mất cảm giác ngon miệng. Tình trạng mất răng lâu dài còn làm cho xương hàm bị tiêu biến, gây ra những hệ quả nghiêm trọng cho sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn thân.
Không những thế, tại khu vực răng hàm số 6, số 7 còn tập trung rất nhiều mạch máu và dây thần kinh nên việc nhổ bỏ chiếc răng này khá nguy hiểm, chỉ được chỉ định khi chúng tổn thương quá nặng và không thể điều trị phục hồi. Đồng thời quá trình nhổ răng cũng phải được thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề cao, chuyên môn giỏi.
Như vậy, với câu hỏi trẻ có thay răng cấm không câu trả lời chắc chắn là không. Nhận thức được tầm quan trọng của chiếc răng này, bố mẹ cần có biện pháp vệ sinh và chăm sóc răng cấm thật tốt cho con ngay từ những năm tháng đầu đời.
Những bệnh lý thường gặp ở răng cấm
Răng cấm được xem là công cụ nhai chính, mặt răng tiếp xúc với thức ăn lớn nên thường gặp phải các bệnh lý về răng miệng như:
Sâu răng
Sâu răng là bệnh lý thường gặp nhất ở răng số 6 và răng số 7. Vì có bề mặt nhai lớn nên mảng bám, vụn thức ăn dễ tích tụ trên răng, từ đó tạo cơ hội cho vi khuẩn gây sâu răng sinh sôi và phát triển nếu không vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng.
Ngoài ra, khi răng khôn mọc lệch, mọc ngầm tạo áp lực lên răng số 7 cũng rất dễ gây ra tình trạng sâu răng.
Viêm tủy răng
Hoạt động ăn nhai thức ăn có thể làm nứt bề mặt răng cấm, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây hại cho tủy răng khiến tủy bị viêm nhiễm, đau nhức. Tình trạng này nếu không sớm tìm cách xử lý, cấu trúc răng sẽ bị phá hủy dần và dẫn đến mất răng.
Viêm nha chu
Viêm nha chu là tình trạng tổ chức xung quanh răng bị viêm nhiễm làm ảnh hưởng đến cấu trúc răng, tình trạng này kéo dài xương ổ răng sẽ bị phá hủy và làm răng bị lung lay. Một số triệu chứng thường gặp ở viêm nha chu là: sưng phồng nướu, đau nhức, khó chịu và ảnh hưởng đến các dây thần kinh xung quanh răng.
Mất răng, tiêu xương hàm
Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, những bệnh lý răng cấm kể trên có thể làm phá hủy răng, thậm chí là có nguy cơ mất răng. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến chức năng ăn nhai của hàm và gây sâu răng toàn hàm.
Ngoài ra, khi răng số 6, số 7 lâu ngày còn gây tiêu xương hàm, làm các răng còn lại có xu hướng nghiêng về phía răng bị mất, hóp má, khuôn mặt thay đổi.
Cách vệ sinh răng cấm đúng cách
Răng cấm là chiếc răng chỉ mọc 1 lần duy nhất và đóng vai trò ăn nhai chủ lực nên cần được vệ sinh, chăm sóc kỹ lưỡng để phòng ngừa các bệnh lý răng miệng. Đặc biệt là ở trẻ em, việc vệ sinh và chăm sóc răng cấm cần được chú trọng nhiều hơn.
Để chiếc răng này luôn được khỏe mạnh bạn cần lưu ý một số điều sau đây:
- Đánh răng mỗi ngày 2 lần với bàn chải lông mềm và kem đánh răng chứa flour để ngăn ngừa tình trạng sâu răng.
- Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng để loại bỏ mảng bám, thức ăn thừa một cách triệt để.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh, bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày các thực phẩm chứa nhiều canxi và vitamin. Hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều đường và uống nước ngọt có gas.
- Đeo máng bảo vệ răng khi ngủ nếu có thói quen nghiến răng.
- Thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để lấy cao răng và phát hiện ra những vấn đề bất thường của răng miệng, từ đó có phương án điều trị kịp thời.
Răng cấm có phải là răng khôn không?
Răng cấm không phải là răng khôn, chúng thường bị nhầm lẫn với nhau vì cùng thuộc nhóm răng hàm trong cùng. Nhưng trên thực tế, đặc điểm, cấu tạo và vai trò của 2 loại răng này hoàn toàn khác nhau.
Đặc điểm so sánh | Răng cấm | Răng khôn |
Vị trí | Là răng số 6, số 7 ( bao gồm 8 chiếc) | Là răng số 8 ( bao gồm 4 chiếc) |
Thời gian mọc | Từ 6 tuổi – 13 tuổi | Từ 17 tuổi – 25 tuổi |
Chức năng | Đảm nhiệm chức năng ăn nhai và chịu lực chính trên cung hàm | Hầu như không có chức năng |
Mức độ ảnh hưởng | Đóng vai trò quan trọng nên cần được bảo quản và bảo tồn | Răng khôn thường mọc lệch và sai vị trí gây ảnh hưởng đến răng lân cận nên thường được nhổ bỏ từ sớm. |
Vậy là qua bài viết trên bạn đã có cho mình lời giải đáp răng cấm có thay không rồi đúng không? Vì đây là chiếc răng đóng vai trò ăn nhai quan trọng nên cần được chăm sóc kỹ lưỡng và kiểm tra định kỳ tại nha khoa để tránh những ảnh hưởng không tốt đến răng miệng. Cuối cùng, đừng quên liên hệ với Nha Khoa Kim qua số hotline: 1900 6899 để đặt lịch thăm khám hoặc tư vấn miễn phí những vấn đề về răng miệng bạn nhé!
Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.