Răng khôn là gì? Dấu hiệu và hướng mọc răng khôn

Răng khôn là một chủ đề thường gặp trong lĩnh vực nha khoa và sức khỏe răng miệng. Đây là những chiếc răng cuối cùng của hàm trên và dưới, thường mọc ra khi chúng ta đã trưởng thành. Tuy nhiên, răng khôn cũng là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe răng miệng như đau nhức, sưng tấy và sốt.

Vì vậy, việc hiểu rõ về răng khôn và cách chăm sóc chúng là rất quan trọng để duy trì sức khỏe răng miệng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về răng khôn và những vấn đề liên quan đến chúng. Bao gồm: răng khôn là gì? Nằm ở đâu, mọc khi nào? Dấu hiệu nhận biết và cách giảm đau khi mọc răng khôn hiệu quả.

Răng khôn là gì?

Răng khôn (hay còn gọi là răng số 8) là bộ răng thứ ba mọc cuối cùng trong khung hàm. Răng khôn có thể mọc thẳng hoặc mọc lệch. Thời gian mọc từ 17 đến 25 tuổi. Một người trưởng thành có thể có tối đa 4 chiếc răng khôn.

✅ Răng khôn nằm ở đâu?

⭐ Răng cuối cùng trong khung hàm

✅ Răng khôn mọc khi nào?

⭐ Từ 17 – 25 tuổi

✅ Có bao nhiêu răng khôn?

⭐ Từ 0 – 4 chiếc răng

✅ Răng khôn có tác dụng gì?

⭐ Ăn, nhai, nghiền nát thức ăn.

Dấu hiệu mọc răng khôn

Có rất nhiều triệu chứng mọc răng khôn mà chúng ta có thể dễ dàng nhận biết, phân biệt được mức độ mọc và tính “nghiêm trọng” của nó. Cụ thể:

"Dấu

Sưng má

Khi răng số 8 mọc thẳng, lệch, ngang hoặc ngược, có thể gây ra tình trạng sưng má. Nguyên nhân là do khi răng không có đủ không gian để mọc, chúng sẽ đâm vào xương hàm, gây ra sưng phù ở vùng dưới hàm và mặt. Do đó, sưng má có thể gây khó khăn trong việc ăn uống, ảnh hưởng đến sức khỏe và hệ tiêu hóa.

Sưng nướu răng khôn

Răng số 8 mọc có kích thước quá lớn có thể làm áp lực lên các răng khác trong hàm. Từ đó, gây ra sự chen lấn và chưa trồi lên được, dẫn đến việc sưng nướu. Sưng nướu răng khôn có thể gây ảnh hưởng đến khả năng nhai nuốt thức ăn và dễ làm tổn thương đến lưỡi và má.

Đau nhức răng

Khi mọc răng khôn, bạn có thể cảm thấy đau nhức và khó chịu ở vùng răng mọc và lan ra vùng xung quanh. Ngoài ra, có những biểu hiện khác như hôi miệng, chảy máu và nhức đầu. Nếu răng khôn mọc lệch, nó có thể làm hỏng chân răng kế bên hoặc làm tổn thương lợi. Nếu không được xử lý kịp thời, một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, bao gồm viêm lợi trùm, sâu răng và u nang.

Đau nhức răng

Cơ thể sốt, nổi hạch

Bạn có thể phải đối mặt với các dấu hiệu tiếp theo của việc mọc răng khôn, bao gồm sốt và nổi hạch ở cổ. Nguyên nhân của các triệu chứng này là do cơn đau răng dữ dội và nhiễm khuẩn, gây ra việc phát sốt.

Bên cạnh các dấu hiệu mọc răng khôn rõ ràng như trên, bạn còn có thể gặp một vài dấu hiệu khác. Chẳng hạn như: răng xuất hiện mủ, hơi thở có mùi hôi, cảm thấy chán ăn, ăn không ngon, … .

Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều có triệu chứng mọc răng khôn. Một vài người có thể mọc răng mà không gây ra bất kỳ vấn đề gì. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến răng số 8, hãy tham khảo ý kiến ​​của nha sĩ để được khám và tư vấn điều trị phù hợp.

Cách nhận biết vị trí và hướng mọc răng khôn

Cách để nhận biết chính xác vị trí và phương hướng mọc của răng khôn, bạn cần đến bệnh viện (khoa răng hàm mặt) hoặc các cơ sở nha khoa để chụp X-quang.

Tốt nhất, khi bạn nhận thấy các dấu hiệu mọc răng khôn thì nên đến ngay các cơ sở trên để kiểm tra. Khi đó, dựa vào tình hình răng mọc mà nha sĩ có thể khuyên bạn nhổ răng khôn trước khi răng phát triển.

Vị trí mọc răng khôn

Mọc răng khôn hàm dưới

Đa số, mọi người đều sẽ mọc răng khôn hàm dưới với tình trạng sưng đau, phát sốt và cứng cơ hàm. Với tình trạng này, mọi người cần đến nha khoa để kiểm tra hướng răng mọc.

Thông thường, bạn sẽ được kê đơn thuốc để giảm đau, giảm sưng viêm. Sau khi, răng trở về tình trạng ổn định, lúc này bạn cần quay lại để chụp phim X-quang. Nếu răng khôn mọc lệch, các nha sĩ sẽ đưa ra phương hướng xử lý thỏa đáng, dựa theo hướng mọc răng.

Mọc răng khôn hàm trên

Mọc răng khôn hàm trên thường ít gặp hơn hàm dưới. Phần lớn mọi người đều ít khi mọc răng khôn hàm trên. Hoặc có mọc nhưng không gây ra các triệu chứng đau hay các dấu hiệu nhận biết rõ ràng.

Nếu bạn mọc răng khôn hàm trên và có các dấu hiệu mọc răng như: đau nhức, sốt, sưng má, nướu, …. thì nên đến nha khoa kiểm tra. Tại đây, bạn sẽ được chụp phim để xác định hướng mọc và có phương án xử lý kịp thời.

Răng khôn mọc thẳng

Răng khôn mọc thẳng, dọc, đầy đủ, phát triển bình thường như các răng khác trong khung hàm là trường hợp hiếm gặp. Nếu bạn may mắn có răng khôn mọc thẳng, không gây ra các triệu chứng gì thì có thể an tâm chăm sóc nó như các răng khác.

Tuy nhiên, một số trường hợp răng khôn mọc thẳng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như mọc lệch. Chẳng hạn như:

  • Răng mọc thẳng và không bị xương và nướu cản trở, nhưng không có răng đối diện để ăn khớp. Khi đó, nó có thể trồi dài đến hàm đối diện, tạo ra một bậc thang giữa các răng, gây ra sự nhồi nhét thức ăn và lở loét nướu hàm. Trong trường hợp này, việc nhổ răng khôn là cần thiết.
  • Răng mọc thẳng, đủ chỗ, không bị cản trở nhưng có hình dáng bất thường, dị dạng hoặc nhỏ. Khi đó, nó có thể gây ra sự nhồi nhét thức ăn với răng bên cạnh. Lâu dần, tình trạng này sẽ dẫn đến sâu răng, viêm nha chu cho răng kế bên. Do đó, việc nhổ răng khôn là cần thiết.

"Cách

Răng khôn mọc ngang

Răng khôn mọc ngang là tình trạng răng mọc lệch ~90 độ so với răng hàm số 7. Khi đó, răng khôn mọc ngầm dưới xương hàm, và cần phải chụp X-quang mới có thể quan sát được.

Đây là tình huống mọc răng nguy hiểm. Vì nó sẽ có xu hướng đâm vào răng hàm số 7 kế cận. Nếu không nhổ răng khôn mọc ngang kịp thời, sẽ gây ra sự hình thành u nang răng. Trong một số tình huống nghiêm trọn, bạn có thể bị mất răng số 7.

Răng khôn mọc lệch ra má

Nếu răng khôn mọc lệch ra má, nó có thể cọ sát với má và gây ra cảm giác cộm và khó chịu khi nói hoặc ăn nhai. Nghiêm trọng, nó có thể gây chảy máu và viêm loét trên niêm mạc má. 

Một số trường hợp, má có thể bị sưng, phồng đỏ trên mặt và gây mất thẩm mỹ. Lâu dần, triệu chứng viêm loét có thể trở thành một ổ nhiễm trùng và lan rộng. Từ đó, nó sẽ gây khó khăn trong việc điều trị.

Lợi trùm răng khôn

Lợi trùm răng khôn là tình huống răng bị che phủ bởi lợi (lợi trùm). Biến chứng lợi trùm răng khôn xảy ra khi một vạt nướu đè lên phía trên, ngăn răng khôn không thể trồi lên hoàn toàn. Khi răng khôn kích thích vùng lợi, điều này có thể gây ra viêm nhiễm, sưng tấy và dẫn đến bệnh viêm lợi trùm.

Cách giảm đau khi mọc răng khôn

Mọc răng khôn thường gây ra nhiều khó chịu và đau đớn. Do đó, việc tìm hiểu về cách giảm đau khi mọc răng khôn là rất quan trọng để có thể giảm bớt cảm giác đau và khó chịu trong quá trình này.

"Cách

Đánh răng với kem bạc hà

Kem đánh răng bạc hà có vị the mát, kháng viêm hiệu quả. Do đó, nếu cơn đau kéo dài, gây khó chịu, bạn có thể đánh răng nhẹ nhàng với kem bạc hà để làm dịu cơn đau.

Biện pháp này chỉ có tác dụng nhất thời. Vì sau khi vị the mát trong kem đánh răng bay hết, bạn có thể sẽ tiếp tục bị đau trở lại.

Súc miệng bằng nước muối

Nước muối có thể giúp làm sạch khoang miệng và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Đồng thời, nó còn giảm bớt triệu chứng đau nhức do răng khôn mọc một cách hiệu quả. Theo nghiên cứu, nước muối còn có tác dụng kháng khuẩn, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh trong khoang miệng.

Để sử dụng nước muối hiệu quả nhất, bạn cần pha nước muối với độ đậm đặc phù hợp. Một thìa muối có thể được pha vào một cốc nước nóng mới đun. Sau đó, chờ cho nước nguội, súc miệng và nhổ nước ra sau vài phút. Để đạt hiệu quả tốt nhất, nên sử dụng phương pháp này khoảng 2-3 lần mỗi ngày.

Sử dụng thuốc giảm đau

Nếu bạn đang đau nhức dữ dội do mọc răng khôn, hãy sử dụng thuốc giảm đau. Đây là giải pháp hiệu quả, nhanh chóng nhất trong tình huống này. Bạn có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau răng như: Ibuprofen hoặc Paracetamol. 

Lưu ý, bạn cần đọc kỹ HDSD hoặc hỏi ý kiến từ dược sĩ nhà thuốc trước khi dùng. Đương nhiên, thuốc giảm đau chỉ có tác dụng tạm thời. Do đó, bạn cần nha khoa để kiểm tra xem có cần nhổ răng khôn hay không.

Mặt khác, nếu bạn đang gặp đau nhức dữ dội kèm sốt cao, tốt hơn hết là nên bệnh viện có chuyên khoa răng hàm mặt để kiểm tra. Điều này sẽ giúp bạn tránh được những biến chứng có thể xảy ra và đảm bảo sức khỏe của bạn được bảo vệ tốt nhất.

Dùng nước từ lá bạc hà

Lá bạc hà có thành phần kháng viêm, giảm đau và vị the mát. Do đó, nếu bạn không sử dụng kem đánh răng bạc hà, thì mua vài lá bạc hà về ép lấy nước. Cách thực hiện:

  1. Rửa sạch lá bạc hà với nước, để ráo.
  2. Vò nát lá. Có thể cho vào tủ lạnh khoảng 15 phút, để khi xay nhuyễn lá sẽ có thêm nước.
  3. Sau đó, cho lá vào máy xay sinh tố, thực hiện xay nhuyễn.
  4. Lọc bỏ phần xác, chắt lấy nước cốt.
  5. Dùng bông gòn thấm vào nước cốt. Và đắp miếng bông gòn lên vị trí răng khôn.

Vị the mát cùng hơi lạnh (nếu bạn cho lá vào tủ lạnh) sẽ giúp làm dịu cơn đau nhanh chóng, giúp bạn có cảm giác dễ chịu hơn rất nhiều.

Dùng nước từ lá bạc hà để giảm đau răng

Chườm đá / chườm nóng

Để giảm nhanh cơn đau do mọc răng khôn, bạn cho 1 đá viên dạng to vào trong túi vải hoặc khăn sạch. Rồi chườm bên ngoài, ngay vùng răng mọc là được. Hơi lạnh sẽ giúp bạn giảm đau tạm thời.

Mặt khác, để giảm sưng phồng má, bạn nấu 1 ít nước nóng cho vào túi chườm nóng hoặc bình thủy tinh (nhớ bọc thêm lớp khăn ngoài bình). Đưa túi chườm lên vị trí sưng đau, để tăng cường giãn nở mạch máu, thúc đẩy lưu thông máu hiệu quả.

Tạm kết

Tóm lại, răng khôn là một phần không thể thiếu trong cấu trúc răng miệng của con người. Tuy nhiên, răng khôn cũng là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe răng miệng. Việc chăm sóc răng khôn đòi hỏi sự quan tâm và chú ý đặc biệt từ mỗi người để tránh những vấn đề không mong muốn. 

Hy vọng, những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về răng khôn và cách chăm sóc chúng. Từ đó, bạn có thể duy trì sức khỏe răng miệng và tăng cường chất lượng cuộc sống tốt hơn.

Nếu bạn có bất kỳ vấn đề nào về răng khôn, đừng quên liên hệ với Nha Khoa Kim để được các chuyên gia tư vấn và giải đáp kịp thời nhé!

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Để biết thêm thông tin, Quý Khách vui lòng cung cấp số điện thoại, Nha Khoa Kim sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm nhất.