Nổi cục cứng ở lợi – Nguyên nhân và giải pháp điều trị hiệu quả

Nổi cục cứng ở lợi là tình trạng thường gặp gây nên nhiều đau đớn, khó chịu cho bệnh nhân. Tình trạng nổi cục cứng do nhiều nguyên nhân gây nên như vết loét miệng, u nang răng, viêm nướu, sâu răng… Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các nguyên nhân và cách điều trị nổi cục cứng hiệu quả.

Nguyên nhân gây nổi cục cứng ở lợi

Nổi cục cứng có nhiều nguyên nhân gây nên như tình trạng mảng bám, u hạt nhiễm khuẩn, viêm nướu… Dưới đây là một số nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng nổi cục cứng này. 

Mảng bám tích tụ quá nhiều

Trong đó tình trạng tích tụ mảng bám, vi khuẩn trong miệng là nguyên nhân đầu tiên gây nổi cục cứng. Lý do bởi sự tích tụ mảng bám khiến nướu bị chảy máu, sưng đỏ và nổi cục thịt. 

Mảng bám răng gây nên tình trạng nổi cục cứng

Mảng bám răng gây nên tình trạng nổi cục cứng

Nguyên nhân bị u hạt nhiễm khuẩn

U hạt nhiễm khuẩn gây nên những vết sưng đỏ trong miệng và nướu răng. Cục thịt này mềm, không đau đớn, chứa đầy máu và rất dễ chảy máu gây viêm nhiễm. Để điều trị tình trạng nổi cục cứng ở lợi này bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để cắt bỏ khối u.

Tình trạng u nang răng

U nang răng là bóng nhỏ chứa đầy không khí, chất lỏng, vật liệu mềm khác mọc trên nang răng. U nang răng hình thành khi chân răng bị gãy, gây áp lực lên răng khiến răng yếu khi u phát triển lớn hơn. 

Tình trạng u nang này gây hình thành và nổi cục cứng ở lợi, tuy nhiên có thể loại bỏ dễ dàng. Ngoài ra bác sĩ sẽ loại bỏ các mô chết xung quanh u nang để ngăn ngừa khối u nang tái phát.

Tình trạng u nang gây nên nổi cục cứng 

Tình trạng u nang gây nên nổi cục cứng 

Nguyên nhân do vết loét miệng

Vết loét miệng hình thành ở đáy nướu răng và có thể gây đau đớn cho bệnh nhân. Khi vết loét miệng xuất hiện đi kèm đốm trắng có viền đỏ xung quanh. 

Khi vết sưng nhô lên có thể dẫn đến tình trạng nổi cục cứng ở lợi gây đau đớn khi ăn uống. Để làm giảm tình trạng vết loét miệng, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau hoặc các biện pháp khác. 

Giảm triệu chứng vết loét bằng thuốc giảm đau

Giảm triệu chứng vết loét bằng thuốc giảm đau

Nguyên nhân do viêm nướu triển dưỡng

Tình trạng nướu bị tổn thương do vôi răng và mảng bám gây hình thành viêm nướu triển dưỡng. Viêm nướu triển dưỡng khiến cho răng có nhiều cao, nướu dễ chảy máu, nổi cục thịt nhỏ ở nướu răng.

▷ Xem thêm: Hình ảnh viêm nướu răng giúp sớm nhận biết và điều trị

Tình trạng sâu răng không điều trị dứt điểm

Sâu răng xảy ra khi vi khuẩn tấn công vào mảng bám gây phá hủy men răng, tổn thương mô răng. Khi sâu răng không được điều trị dứt điểm khiến ảnh hưởng chân răng, nướu răng và nổi cục cứng ở lợi. Cục thịt này là do vi khuẩn sâu răng gây viêm nhiễm và hoại tử, dịch tủy tích tụ tạo thành.

Sâu răng không điều trị dứt điểm gây nên nổi cục cứng

Sâu răng không điều trị dứt điểm gây nên nổi cục cứng

Nguyên nhân do viêm lợi trùm

Viêm lợi trùm khiến nướu răng nổi cục thịt nhỏ, sưng, khó chịu hoặc chảy mủ nghiêm trọng. Viêm lợi trùm có thể gây ảnh hưởng đến răng số 8 và có nhiều rủi ro nếu bạn không điều trị đúng cách. 

Áp xe trên nướu răng

Trường hợp áp xe trên nướu do tình trạng nhiễm trùng vi khuẩn gây ra khiến hình thành nốt sưng nhỏ, mềm. Tình trạng áp xe nướu gây đau đớn ở vị trí bị ảnh hưởng, cơn đau đột ngột. Áp xe nha chu cần được xử lý để loại bỏ nhiễm trùng và dẫn lưu mủ tránh gây nguy hiểm. 

Áp xe nướu gây hình thành cục cứng ở lợi

Áp xe nướu gây hình thành cục cứng ở lợi

Nguyên nhân nổi cục cứng ở lợi do u lồi hàm

U lồi hàm khiến nướu răng nổi cục thịt nhỏ, không gây đau đớn. Khối u lồi xuất hiện bên trong hàm dưới, hai bên lưỡi hay bên dưới ở răng. U lồi xương hàm gây cảm giác cứng và mịn khi chạm vào và có thể ảnh hưởng chức năng nhai.

Nguyên nhân ung thư miệng

Ung thư miệng là nguyên nhân hình thành nổi cục cứng ở lợi, nướu và cả cổ họng. Đây là tình trạng bệnh lý nguy hiểm mà bạn cần thăm khám cẩn thận để điều trị kịp thời.

Nguyên nhân nổi cục cứng do ung thư miệng

Nguyên nhân nổi cục cứng do ung thư miệng

Nổi cục cứng ở lợi có nguy hiểm không?

Tình trạng nổi cục cứng tùy từng trường hợp khác nhau sẽ bình thường hoặc nguy hiểm cho sức khỏe. Một số biến chứng nguy hiểm mà nổi cục cứng ở lợi gây ra như:

  • Nhiễm trùng gây viêm chân răng, tổn thương tủy răng và gây mất răng.
  • Vi khuẩn từ cục thịt gây hoại tử niêm mạc miệng, ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp.
  • Biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng huyết, gây ảnh hưởng đến tính mạng.
  • Tăng nguy cơ tử vong đối với nguyên nhân gây nổi cục cứng là ung thư miệng.

Nhiễm trùng huyết nguy hiểm khi nổi cục cứng không được điều trị

Nhiễm trùng huyết nguy hiểm khi nổi cục cứng không được điều trị

Các biện pháp điều trị tình trạng nổi cục cứng ở lợi

Hiện nay có nhiều biện pháp điều trị nổi cục cứng khác nhau. Tùy cơ địa, tình trạng bệnh lý của mỗi bệnh nhân để bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Sử dụng thuốc và thủ thuật nha khoa

Nha sĩ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây viêm nướu răng. Ngoài ra sẽ thực hiện quy trình làm sạch sâu như cạo vôi răng, loại bỏ mảng bám để điều trị nổi cục cứng ở lợi hiệu quả. 

Trường hợp cục cứng có chất dịch, mủ sẽ thực hiện thủ thuật chích rạch dẫn lưu mủ. Nếu bệnh nhân bị áp xe quanh răng sẽ được chỉ định lấy tủy răng để điều trị. Hay chỉ định phẫu thuật loại bỏ răng, điều trị tổn thương xương liên quan khi nhiễm trùng nặng.

Biện pháp chăm sóc răng miệng tại nhà

Việc giữ gìn vệ sinh răng miệng giúp ngăn ngừa các bệnh lý và điều trị nổi cục cứng ở lợi hiệu quả. Cụ thể như đánh răng thường xuyên, sử dụng chỉ nha khoa, tránh sử dụng đồ ăn có đường, súc miệng nước muối. 

Dùng chỉ nha khoa để vệ sinh răng

Dùng chỉ nha khoa để vệ sinh răng

Bài viết đã giới thiệu đến bạn đọc nguyên nhân và cách giải pháp điều trị nổi cục cứng ở lợi. Để được tư vấn chi tiết hơn về tình trạng này, hãy liên hệ nha khoa KIM theo hotline 1900 6899

 

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

ĐẶT HẸN THĂM KHÁM

Quý khách vui lòng để lại thông tin, Nha Khoa Kim sẽ liên hệ trong vòng 3 phút. (Thời gian làm việc của tổng đài từ 7h30 đến 23h30)