Răng lung lay là tình trạng răng không bám chắc trong ổ răng, có thể di chuyển khi chịu tác động của lực nhai hoặc lực bên ngoài. Theo thống kê của Hiệp hội Nha khoa Việt Nam, khoảng 15 – 20% người trưởng thành gặp phải tình trạng này ở các mức độ khác nhau. Đây không chỉ là vấn đề thẩm mỹ mà còn có thể dẫn đến mất răng vĩnh viễn nếu không được điều trị kịp thời.
Nội Dung Chính
Răng lung lay là bị sao?
Bình thường, răng được được neo giữ rất chắc chắn bên trong xương hàm và các tổ chức quanh răng như nướu, dây chằng,…Hệ thống này giúp răng ổn định, có thể chịu lực nhai lên đến 70 – 80kg mà không bị di chuyển.
Răng bị rung lay khi cấu trúc này bị tổn thương, viêm nhiễm hoặc suy yếu. Quá trình này diễn ra từ từ, bắt đầu từ dây chằng nha chu giãn rộng, sau đó xương ổ răng dần bị tiêu hủy. Từ đó, răng sẽ trở nên lỏng lẻo, có thể di chuyển khi tác động lực nhẹ như đẩy lưỡi.
Cách chuyên gia nha khoa phân loại mức độ lung lay của răng thành 4 cấp. Từ lung lay nhẹ cho đến lung lay nặng. Xác định đúng mức độ lung lay sẽ giúp lựa chọn đúng phương pháp điều trị phù hợp.
Tình trạng răng bị lung lay là khi răng mất đi sự ổn định bình thường trong ổ răng
Tại sao răng bị lung lay?
Theo các chuyên gia, bác sĩ, răng bị lung lay sẽ do một số nguyên nhân sau:
Viêm nha chu
Bệnh viêm nha chu được coi là thủ phạm chính khiến răng bị lung lay. Chiếm khoảng 70 – 80% trong hầu hết các trường hợp. Điều này xảy ra do các mảng bám thức ăn tích tụ lâu ngày trên bề mặt răng gây nên. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, phá hủy các mô xung quanh. Khi ổ răng bị tổn thương, chân răng sẽ không còn chắc chắn và bắt đầu lung lay.
Đặc biệt, viêm nha chu có thể tiền triển âm thầm trong nhiều năm mà không có triệu chứng đau đơn rõ ràng. Điều này dẫn đến tình trạng trở nặng thì mới phát hiện ra.
Do chịu va đập mạnh
Khi răng chịu một lực tác động bất ngờ, dây chằng nha chu bị giãn ra, rách hoặc đứt luôn. Từ đó răng có thể bị lung lay ngay lập tức.
Mức độ tổn thương còn phụ thuộc vào cường độ lực tác động và hướng tác động. Thường thì lực tác động theo phương ngang sẽ gây tổn thương nặng hơn. Vì vậy, việc thăm khám bác sĩ sau khi bị chấn thương là cực kỳ quan trọng.
Do sâu răng
Sâu răng có thể gây rung lay răng thông qua cơ chế nhiễm trùng lan rộng. Khi các vết sâu lan xuống đến tủy răng sẽ khiến cho các mô tủy bị viêm nhiễm, dẫn đến tình trạng áp xe răng. Quá trình nhiễm trùng không chỉ gây đau nhức, khó chịu mà còn phá hủy xương ổ răng xung quanh chân răng. Từ đó, răng mất đi sự hỗ trợ và dần trở nên lung lay.
▷ Tìm hiểu thêm về tình trạng răng sâu vào tủy để biết cách điều trị và phòng ngừa biến chứng!
Do tiêu xương
Xương ổ răng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ và giữ chặt răng. Tiêu xương hàm có thể sẽ gây ra tình trạng tụt nướu khiến cho chiều cao và độ rộng của thành xương bị giảm sút, không còn có khả năng nâng đỡ. Và răng mất đi nền tảng vững chãi nên dẫn đến lung lay.
Ngoài ra, các bệnh lý như loãng xương, tiểu đường, rối loạn miễn dịch cũng góp phần gây nên tình trạng này. Một số thuốc, đặc biệt là corticosteroid sử dụng lâu dài, cũng có thể làm tăng nguy cơ tiêu xương ổ răng.
Nguyên nhân lớn nhất khiến răng mất đi sự chắc khỏe là do bệnh viêm nha chu
Dấu hiệu nhận biết răng lung lay?
Việc nhận biết sớm các dấu hiệu răng lung lay giúp can thiệp điều trị kịp thời và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm
Răng lung lay khi chạm vào hoặc cắn
Dẫu hiệu rõ nhất khi răng bị lung lay là cảm giác răng di chuyển, lỏng lẻo khi nhai thức ăn. Cảm giác này xuất hiện từ từ và không rõ ràng trong giai đoạn đầu.
Trường hợp nặng hơn, răng có thể bị di chuyển bằng tay, lưỡi khi đụng vào. Ở giai đoạn này, việc cần làm là đi khám nha khoa ngay để được điệu trị, tránh để lâu sẽ dẫn đến mất răng vĩnh viễn.
Răng đau nhức hoặc răng nhạy cảm
Đau nhức khi nhai là triệu chứng thường gặp, đặc biệt khi ăn thức ăn cứng hoặc dai. Cường độ đau có thể thay đổi tùy theo mức độ lung lay và nguyên nhân gây ra. Hiện tượng đau nhức răng thường tăng lên khi chịu áp lực và giảm khi nghỉ ngơi.
Chảy máu chân răng
Răng lung lay sẽ thường đi kèm với hiện tượng nướu sưng đỏ và có thể chảy máu chân răng. Nướu xung quanh răng bị ảnh hưởng thường có màu đỏ đậm, sưng phù và dễ chảy máu khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa.
▷ Đừng bỏ qua triệu chứng đánh răng bị chảy máu thường xuyên cảnh báo bệnh gì?
Tụt nướu
Tụt nướu và lộ chân răng cũng là dấu hiệu đáng chú ý. Khi nướu tụt xuống, phần chân răng bình thường được che phủ sẽ lộ ra, làm cho răng trông dài hơn và có thể gây nhạy cảm khi ăn uống.
Thay đổi khớp cắn
Khi răng lung lay, vị trí răng có thể thay đổi, làm ảnh hưởng đến cách các răng khớp với nhau. Điều này có thể gây khó chịu khi nhai và có thể dẫn đến các vấn đề về khớp thái dương hàm.
Cảm giác răng di chuyển theo lực tác động, có thể gây đau nhức, chảy máu chân răng,..
Răng lung lay có nguy hiểm không?
Răng bị lung lay dù không gây nguy hiểm nhưng chắc chắn gây ra nhiều bất lợi khi sinh hoạt:
- Mất răng: Khi tình trạng lung lay không được điều trị kịp thời, răng có thể tự rụng hoặc cần phải nhổ bỏ.
- Ảnh hướng đến thẩm mỹ và phát âm: Vì lo lắng về tình trạng răng miệng, sợ mất răng sẽ dẫn đến giảm tự tin trong giao tiếp.
- Ảnh hưởng đến khả năng nhai và tiêu hóa: Răng lung lay gây khó khăn trong việc ăn nhai. Dẫn đến rối loạn tiêu hóa và suy dinh dưỡng. Người bệnh thường phải hạn chế thực phẩm cứng hoặc dai, có thể dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng.
▷ Vậy trường hợp Mất răng lâu năm có trồng Implant được không? Giá bao nhiêu?
Khi răng không còn chắc chắn trên cung hàm sẽ gây cảm lo rắng, sợ mất răng từ đó khiến tự ti khi giao tiếp
Cách chữa răng lung lay tại nhà
Một số biện pháp tại nhà có thể giúp giảm triệu chứng và hỗ trợ quá trình điều trị. Tuy nhiên, các biện pháp này chỉ mang tính chất hỗ trợ và không thể thay thế cho việc điều trị nha khoa.
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Chăm sóc răng miệng đúng cách là biện pháp đơn giản và dễ áp dụng nhất. Nên dùng bàn chải lông mềm đánh răng nhẹ nhàng, mỗi 2 lần/ngày. Khuyến khích sử dụng chỉ nha khoa, máy tăm nước để loại bỏ hoàn toàn mảng bám trên răng. Sử dụng nước súc miệng hoặc nước muối pha loãng để kháng viêm và làm sạch vi khuẩn trong khoang miệng.
▷ Giải đáp thắc mắc: Ngậm gì để răng chắc khỏe và một số mẹo hay duy trì sức khỏe răng miệng
Chế độ ăn uống hợp lý
Điều chỉnh chế độ ăn uống cũng rất quan trọng. Tránh ăn những loại thực phẩm cứng, dai, khó nuốt để giảm lực tác động lên răng. Thay vào đó nên ăn các loại thức ăn mềm, dễ nhai hoặc xay nhuyễn. Bên cạnh đó, cần bổ sung vitamin D để tăng cường hấp thụ canxi, giúp răng trở nên chắc khỏe.
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Thay đổi thói quen cũng góp phần cải thiện tình trạng răng lung lay. Bạn có thể dùng máng chống nghiến răng nếu như bạn có tật nghiến răng khi ngủ. Không sử dụng răng để cắn móng tay, mở nắp chai, hoặc cắn bút. Bên cạnh đó, bỏ thuốc lá nếu có thói quen hút thuốc. Vì nicotine ảnh hưởng xấu đến quá trình lành thương và làm giảm khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể.
▷ Gợi ý cho bạn bài thuốc dân gian chữa răng lung lay đơn giản mà hiệu quả
Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng là cách đơn giản nhất để bảo vệ răng chắc khỏe
Điều trị răng bị lung lay tại nha khoa
Điều trị các bệnh lý răng miệng tại nha khoa là biện pháp hiệu quả nhất. Phương pháp điều trị sẽ dựa trên nguyên nhân gây ra và mức độ răng lung lay.
Điều trị viêm nha chu
Trường hợp mắc phải các bệnh lý về răng miệng như: Viêm nha chu, viêm nướu, sâu răng hay tiêu xương răng thì trước tiên bác sĩ sẽ tiến hành điều trị dứt điểm các bệnh đó trước. Bằng cách làm sạch các vùng bị viêm nhiễm, tổn thương cũng như hạn chế bớt các vi khuẩn gây bệnh.
Nẹp cố định răng lung lay
Nếu răng lung lay do chấn thương, cố định răng là phương pháp khá hiệu quả. Bác sĩ sẽ nẹp răng bằng cách liên kết các răng khỏe và răng lung lay với nhau để tăng độ ổn định.
Trám răng, điều trị tủy
Khi răng lung lay do sâu răng, việc trám răng hoặc điều trị tủy răng sẽ được thực hiện. Nếu tủy bị nhiễm trùng, bác sĩ sẽ lấy tủy răng và trám bít ống tủy. Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành hàn trám răng hoặc bọc răng sứ để ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập vào sâu bên trong răng, giúp răng chắc khỏe và ăn nhai tốt hơn.
Phục hình trong trường hợp mất răng
Nếu răng không thể bảo tồn được, bác sĩ sẽ nhổ bỏ và thay thế bằng trồng răng implant. Cấy ghép implant là phương pháp hiện đại giúp phục hình răng mất, phục hồi chức năng nhai và thẩm mỹ hiệu quả.
Phẫu thuật ghép mô và xương
Đối với răng tụt lợi hở chân răng, nha sĩ có thể dùng kỹ thuật ghép mô vào vị trí răng bị thiếu nướu. Phần mô này có thể được lấy từ các vị trí như vòm miệng hay răng số 8 của người bệnh. Trong một số trường hợp, nha sĩ có thể sử dụng kỹ thuật ghép xương để thay thế xương bị mất do tiêu xương.
Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm
Mọi người cũng hỏi về răng rung lay
Sau đây là giải đáp thắc mắc phổ biến mà bệnh nhân quan tâm đến tình trạng này:
Răng lung lay bao lâu thì hết?
Thời gian hồi phục cũng ảnh hưởng bởi các yếu tố như nguyên nhân gây ra, tuổi tác, mức độ tổn thương. Trường hợp răng lung lay nhẹ có thể cải thiện trong vòng 2 – 4 tuần với cách điều trị nha chu và vệ sinh răng miệng tốt. Tuy nhiên, trường hợp viêm nha chu nặng có thể kéo dài từ 2 – 5 tháng.
Răng lung lay có nên nhổ không?
Quyết định nhổ răng lung lay còn tùy thuộc vào mức độ lung lay và khả năng điều trị. Răng lung lay cấp độ 1 và 2 có thể điều trị và hồi phục được. Nha sĩ sẽ đánh giá tình trạng mức độ 3 mà đưa ra phương án tốt nhất. Răng lung lay ở mức độ 4 là giai đoạn nặng nhất, cần phải nhổ bỏ vì khả năng hồi phục là rất thấp.
Ngoài mức độ lung lay, nha sĩ còn cân nhắc tình trạng nhiễm trùng, vị trí răng, tuổi tác bệnh nhân và mong muốn điều trị. Trong một số trường hợp, việc nhổ răng và thay thế bằng implant có thể là lựa chọn tốt nhất.
▷ Tham khảo ngay mức chi phí trồng răng Implant tại Nha Khoa Kim cập nhật năm 2025
Nhổ răng lung lay phải cân nhắc mức độ lung lay và sức khỏe răng miệng
Răng lung lay có chắc lại được không?
Răng lung lay có thể chắc khỏe, cứng cáp lại nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Răng lung lay do chấn thương nhẹ hoặc viêm nướu nhẹ có khả năng hồi phục nhanh hơn so với răng lung lay do tiêu xương. Việc tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ là yếu tố quan trọng quyết định khả năng phục hồi.
▷ Vậy răng lung lay làm sao để chắc lại như lúc ban đầu?
Răng lung lay có trám được không?
Việc trám răng lung lay do sâu nhẹ thường có thể thực hiện sau khi cố định răng lung lay. Đối với răng lung lay nặng, trám răng sẽ không có tác dụng, nên cần các phương pháp điều trị khác như điều trị tủy, bọc răng sứ hoặc nhổ. Nha sĩ sẽ đánh giá tình trạng cụ thể để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Trám răng chỉ thực hiện được trong trường hợp răng sâu bị lung lay nhẹ, còn nặng thì cần biện pháp khác
▷ Bài viết liên quan: Có nên nhổ răng sữa chưa lung lay cho trẻ em không?
Bài viết trên đây đã được đội ngũ có lĩnh vực trong nha khoa thông tin đến. Việc hiểu rõ nguyên nhân gây ra răng lung lay là rất quan trọng. Nắm được nguyên nhân và dấu hiệu thì mới có thể lựa chọn phương pháp điều trị tối ưu nhất. Nếu bạn đang gặp tình trạng răng bị lung lay, mà không thể tự xác định nguyên nhân. Đừng ngần ngại liên hệ Nha Khoa Kim qua số hotline 1900 6899 để được nhân viên tư vấn miễn phí nhé!
Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.