Răng hàm là nhóm răng quan trọng đóng vai trò chính trong quá trình ăn nhai và nghiền nát thức ăn. Khi trẻ bắt đầu thay răng, các bậc phụ huynh thường thắc mắc không biết răng hàm có thay không? Để giải đáp thắc mắc này, bài viết dưới đây các bác sĩ tại Nha Khoa Kim sẽ chia sẻ chi tiết về quá trình trẻ thay răng cũng như cách chăm sóc răng hàm để trẻ sở hữu một hàm răng chắc khỏe.
Nội Dung Chính
Răng hàm là gì?
Răng hàm (hay còn gọi là răng cối) là những chiếc răng nằm phía sau cùng của hàm, đóng vai trò nhai và nghiền thức ăn để cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn. Bên cạnh đó, răng hàm còn giúp bảo vệ bộ nhai và toàn bộ xương hàm trong khoang miệng.
Trẻ có tổng cộng 20 răng sữa gồm 4 răng cửa giữa, 4 răng cửa bên, 4 răng nanh cùng 8 răng hàm. Khi trẻ lên 6, răng sữa sẽ bắt đầu rụng đi để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn.
Quá trình thay răng kết thúc khi trẻ được 12 tuổi. Lúc này, trẻ có 32 răng vĩnh viễn, gồm 4 răng cửa giữa, 4 răng cửa bên, 4 răng nhanh, 8 răng hàm nhỏ và 12 răng hàm lớn tính cả răng khôn.
Răng hàm là nhóm răng lớn mọc cuối cùng trong cung hàm đảm nhiệm vai trò chính trong ăn nhai
Răng hàm có thay không?
Răng hàm được chia làm 2 nhóm chính là răng hàm lớn ( bao gồm răng số 6, 7 và 8) và răng hàm nhỏ (bao gồm răng số 4 và số 5). Trong quá trình thay răng của trẻ, nhóm răng hàm nhỏ sẽ bắt đầu được thay mới trong giai đoạn từ 10 – 12 tuổi. Ngược lại, nhóm răng hàm lớn sẽ là nhóm răng vĩnh viễn và không được thay mới. Cụ thể:
Răng hàm có thay
Răng hàm có thay là răng hàm số 4 và răng số 5 (hay còn được gọi là răng hàm nhỏ, răng tiền cối, răng tiền hàm), độ tuổi thay răng là từ 10 – 12 tuổi. Lúc này, răng hàm sẽ bị lung lay và rụng đi để chữa chỗ trống cho răng vĩnh viễn mọc lên.
Các bậc phụ huynh cần lưu ý là không được tự nhổ răng cho trẻ tại nhà vì có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Tốt nhất nên đưa trẻ đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám, xác định hướng mọc răng và phương án nhổ răng phù hợp.
Tương tự như các răng vĩnh viễn khác, sau khi răng hàm nhỏ được thay thế chúng sẽ không thể mọc lại nếu phải nhổ bỏ vì một vấn đề nào đó. Tốt nhất các bạn nên đưa con yêu đến các địa chỉ nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám xem đã đủ để nhổ chưa và tùy vào hướng mọc răng để cho cách nhổ đảm bảo an toàn nhất.
Răng hàm không thay
Trường hợp răng hàm không thay răng chính là nhóm răng hàm lớn số 3, còn được gọi là răng hàm số 6 và răng hàm số 7 trong bộ răng vĩnh viễn. Vì nó là những chiếc răng vĩnh viễn tự mọc lên, không liên quan đến quá trình thay răng sữa như những chiếc khác trên cung hàm nên không cần thay răng và đồng thời cần được bảo vệ cẩn thận. Đồng thời đây cũng là những chiếc răng mọc lên sau cùng vào độ tuổi tầm 13 trở đi.
Bên cạnh đó, răng số 8 (hay răng khôn) cũng thuộc nhóm răng hàm lớn vĩnh viễn không thay bởi chúng thường mọc lên trong giai đoạn chúng ta đã trưởng thành. Tuy nhiên, răng khôn sẽ không đảm nhận bất kỳ vai trò hay chức năng gì trong ăn nhai nên chúng thường được loại bỏ sớm nhằm hạn chế ảnh hưởng đến các răng lân cận.
Như vậy, đối với những chiếc răng hàm vĩnh viễn đảm nhận chức năng chính trong ăn nhai thì chúng ta cần phải cẩn thận trong việc chăm sóc răng miệng trẻ được tốt nhất.
Răng hàm nhỏ sẽ thay trong giai đoạn trẻ từ 10 – 12 tuổi và nhóm răng hàm lớn sẽ không thay
Bao nhiêu tuổi thì thay răng hàm?
Trẻ thay răng hàm ở độ tuổi từ 10 – 12 tuổi, thứ tự thay răng như sau:
- Từ 6 – 7 tuổi: Thay răng cửa
- Từ 7 – 8 tuổi: Thay răng cửa 2 bên
- Từ 9 – 10 tuổi: Thay các răng hàm nhỏ
- Từ 10 – 11 tuổi: Thay răng nanh sữa
- Từ 11 – 12 tuổi: Thay răng hàm lớn
Trẻ có tổng cộng 20 răng sữa được chia đều cho cả hàm trên và hàm dưới. Khi trẻ bước vào giai đoạn thay răng, các răng sữa sẽ được thay thế bởi răng vĩnh viễn. 12 chiếc răng vĩnh viễn (răng hàm lớn) là những răng tồn tại độc lập và chỉ mọc lên 1 lần duy nhất trong đời. Khi trẻ lên 6 tuổi, các răng hàm lớn bắt đầu xuất hiện trên cung hàm và không có răng để thay thế.
Răng hàm nhỏ của trẻ sẽ bắt đầu thay trong giai đoạn từ 10 – 12 tuổi
Dấu hiệu trẻ thay răng hàm
Sau 1 tuổi, các bé sẽ mọc răng hàm. Khi răng hàm mọc lên, lợi sẽ nứt ra khiến bộ phận này bị ngứa. Vì vậy, bé sẽ cảm thấy rất khó chịu, bỏ bú và quấy khóc thường xuyên. Một số trường hợp bé còn phát sốt, tiêu chảy.
Trong giai đoạn này, các bậc phụ huynh phải chú ý nhổ răng sữa cho con thật chuẩn xác. Bởi lẽ, không ít trường hợp răng sữa không tự rụng, trong khi đó răng hàm đã bắt đầu mọc lên để thay thế khiến răng vĩnh viễn mọc lệch. Điều này gây ra các vấn đề răng miệng như hô, móm,…làm mất thẩm mỹ cũng như ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai của trẻ sau này.
▷ Tham khảo thêm: Th
Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.