Trẻ nghiến răng là thiếu chất gì? Cách khắc phục

Nghiến răng khi ngủ là thói quen xấu thường gặp ở trẻ em, khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Vậy trẻ nghiến răng thiếu chất gì và có những biện pháp nào để khắc phục tình trạng này? Bài viết dưới đây của Nha Khoa Kim sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết.

Trẻ nghiến răng là hiện tượng gì?

Trẻ nghiến răng là hiện tượng trẻ dùng răng hàm trên và răng hàm dưới siết chặt lại với nhau, tạo thành âm thanh “ken két” vô cùng khó chịu. Hiện tượng này thường xảy ra vô thức vào ban đêm trong lúc ngủ.

Tuy không phải bệnh lý nguy hiểm nhưng nếu tình trạng nghiến răng tiếp tục kéo dài có thể ảnh hưởng đến răng, nặng hơn là căng thẳng và rối loạn về thần kinh ở trẻ nhỏ. 

Trẻ nghiến răng là hiện tượng gì?

Nghiến răng là tình trạng phổ biến xảy ra ở trẻ em và người lớn tuổi

Trẻ nghiến răng là thiếu chất gì?

Theo các chuyên gia y tế, trẻ nghiến răng khi ngủ là do thiếu hụt các vi chất sau đây:

Thiếu Vitamin D3, K2

Vitamin D3 có nhiệm vụ vận chuyển Canxi vào xương và răng bằng cách tổng hợp ra các loại Protein Osteocalcin. Tuy nhiên, cơ chế này chỉ hoạt động được khi có một nhiên liệu đó là Vitamin K2.

Nếu thiếu Vitamin K2, Canxi không vận chuyển được đến xương và răng. Từ đó, khiến răng của trẻ mọc chậm và yếu, đi kèm là tình trạng trẻ nghiến răng. Tình trạng này phổ biến hơn vào ban đêm khi trẻ đi ngủ.

Thiếu Canxi

Ngoài Vitamin D3, K2 trẻ nghiến răng khi ngủ còn do thiếu Canxi. Đây là thành phần quan trọng cấu tạo nên xương và răng, giúp chúng trở nên chắc khỏe. Việc bổ sung đủ Canxi cho cơ thể giúp trẻ khỏe mạnh, cao lớn, sức đề kháng tốt.

Trẻ thiếu Canxi sẽ bị chậm lớn, còi xương, men răng yếu, không những vậy còn làm nồng độ Canxi trong máu bị giảm đáng kể. Lúc này, cơ thể sẽ đi điều tiết Canxi từ răng và xương cho máu, khiến răng và xương rơi vào tình trạng thiếu Canxi. Khi đó, trẻ thường thấy căng thẳng, lo lắng nên sẽ có thói quen nghiến răng khi ngủ để đối phó với tiêu cực.

Trẻ nghiến răng là thiếu chất gì?

Trẻ nghiến răng có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu Canxi và Vitamin D3, K2

Nguyên nhân phổ biến gây nghiến răng ở trẻ

Cơ thể thiếu hụt Canxi, Vitamin D2, K3 là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng nghiến răng khi ngủ ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, đây không phải là nguyên nhân duy nhất, còn một số nguyên nhân khác như:

  • Trẻ nhiễm giun kim: Khi cơ thể nhiễm giun kim sẽ sản sinh ra độc tố khiến trẻ cảm thấy lo lắng, khó chịu, bứt rứt. Vì vậy, khi đang ngủ trẻ sẽ vô thức nghiến răng.
  • Trẻ đang mọc răng: Trong quá trình mọc răng, trẻ sẽ có cảm giác đau nhức, khó chịu. Việc trẻ nghiến răng khi ngủ là một cơ chế tự nhiên giúp giảm nhẹ cảm giác đau.
  • Trẻ bị lệch khớp cắn: Có khoảng 13% trẻ nhỏ bị sai khớp cắn khi ngủ. Vì vậy, trẻ sẽ nghiến răng để cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Trẻ bị dị ứng: Khi trẻ bị dị ứng, cơ thể sẽ cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu. Theo phản xạ tự nhiên trẻ sẽ nghiến răng để giảm bớt tình trạng này.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Trẻ uống các loại thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm sẽ gặp tác dụng phụ là nghiến răng khi ngủ.
  • Do tâm lý lo lắng: nhiều phụ huynh cho rằng trẻ nhỏ thì sẽ không bị căng thẳng và lo lắng. Tuy nhiên, trên thực tế trẻ em trong độ tuổi mọc răng và phát triển thường xuyên thay đổi về mặt cảm xúc, dễ trở nên lo lắng hoặc căng thẳng chỉ vì những lý do đơn giản. Điều này dẫn đến tình trạng trẻ hay nghiến răng khi ngủ.

Nguyên nhân phổ biến gây nghiến răng ở trẻ?

Mọc răng, khớp cắn lệch và tác dụng phụ của thuốc cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghiến răng ở trẻ

Dấu hiệu trẻ nghiến răng khi ngủ

Dưới đây là một vài những dấu hiệu phổ biến giúp ba mẹ có thể sớm phát hiện và nhận biết tình trạng nghiến răng khi ngủ ở trẻ:

  • Răng của trẻ xuất hiện các dấu hiệu mòn, mẻ
  • Trẻ khi ngủ thường phát ra âm thanh ken két của tiếng nghiến răng
  • Trẻ thường xuyên bị đau quai hàm khi nhai
  • Xuất hiện tình trạng đau trán và tai

Trẻ nghiến răng có nguy hiểm không?

Nếu cứ để trẻ nghiến răng khi ngủ trong thời gian dài mà không tìm cách khắc phục sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng cũng như thẩm mỹ nụ cười. Dưới đây là một số hậu quả khi trẻ nghiến răng lâu ngày:

  • Răng bị mòn và dẫn đến hỏng men răng
  • Răng xô lệch, khấp khểnh
  • Đau nhức xương hàm, đau đầu thường xuyên
  • Nghiêm trọng hơn có thể bị rối loạn khớp thái dương hàm

Trẻ nghiến răng có nguy hiểm không?

Nghiến răng tuy không nguy hiểm nhưng có thể ảnh hưởng đến răng và xương hàm

Trẻ nghiến răng thì nên bổ sung chất gì?

Nếu trẻ nghiến răng do thiếu Canxi, Vitamin D3, K2 mẹ có thể bổ sung các vi chất trên bằng cách cho trẻ ăn nhiều thực phẩm như:

  • Sữa và các chế phẩm từ sữa: sữa chua, váng sữa, bơ, phô mai,…
  • Trứng gà, ức gà, cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá chình, tôm, cua,…
  • Đậu nành, mầm đậu nành, đậu xanh, đậu đen, đậu trắng, đậu phụ,…
  • Rau bina, rau chân vịt, mùi tây, cần tây, măng tây, bông cải xanh, đậu bắp, khoai lang,…
  • Hạt chia, hạt lanh, hạt điều, hạt bí, hạt hướng dương, hạt quinoa, hạnh nhân,…

Trẻ nghiến răng thì nên bổ sung chất gì?

Trẻ nghiến răng khi ngủ cần được bổ sung Canxi, Vitamin D3, K2 từ sữa, trứng gà, đậu nành và các loại hạt

Cách khắc phục tình trạng nghiến răng ở trẻ

Bên cạnh việc xây dựng cho trẻ một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung Canxi, Vitamin D3, K2, mẹ có thể thực hiện một số biện pháp sau đây để giảm tình trạng nghiến răng khi ngủ ở trẻ:

  • Tạo không gian thư giãn trước khi đi ngủ như chơi đùa, kể chuyện, tâm sự cùng trẻ để trẻ không rơi vào tình trạng nghiến răng khi ngủ do căng thẳng, lo lắng.
  • Cải thiện chất lượng giấc ngủ bằng các việc làm như chuẩn bị chăn nệm êm ái, vệ sinh phòng ngủ sạch sẽ, tạo thói quen ngủ sớm, ngủ đủ giấc.
  • Nếu trẻ nghiến răng đang trong giai đoạn mọc răng, thì cách tốt nhất là cho trẻ ngậm núm vú giả hoặc dùng túi nước ấm chườm lên má để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn và không nghiến răng nữa.
  • Đeo máng chống nghiến răng sẽ giúp trẻ dần từ bỏ phản xạ nghiến răng khi ngủ, đồng thời giúp bảo vệ răng khỏi những tác động tiêu cực từ hành động này.
  • Trong trường hợp trẻ bị sai khớp cắn, mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ nha khoa ngay để được thăm khám chuyên sâu và đưa ra giải pháp khắc phục phù hợp.

Cách khắc phục tình trạng nghiến răng ở trẻ

Cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để tìm hiểu nguyên nhân đồng thời cho trẻ đeo máng chống nghiến

Nghiến răng là tình trạng phổ biến ở trẻ em và người lớn tuổi, tuy không nguy hiểm nhưng để trong một khoảng thời gian dài có thể dẫn đến các tổn thương trên răng và hàm. Hy vọng qua những thông tin mà Nha Khoa Kim chia sẻ ở bài biết trên, mẹ đã biết được trẻ nghiến răng khi ngủ thiếu chất gì, từ đó có thể bổ sung để giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển toàn diện.

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

ĐẶT HẸN THĂM KHÁM

Quý khách vui lòng để lại thông tin, Nha Khoa Kim sẽ liên hệ trong vòng 3 phút. (Thời gian làm việc của tổng đài từ 7h30 đến 23h30)