Phân biệt các loại thuốc kháng sinh răng và cách dùng đúng tại nhà

Thuốc kháng sinh răng là dược phẩm được sử dụng phổ biến trong nha khoa. Hãy cùng Nha Khoa Kim tìm hiểu, phân biệt các loại thuốc kháng sinh cho răng và cách dùng đúng tại nhà qua bài viết dưới đây nhé!

Thuốc kháng sinh răng là gì?

Nhiễm khuẩn răng miệng là một vấn đề sức khỏe không còn quá xa lạ hiện nay. Để loại bỏ ổ viêm nhiễm, bệnh nhân được chỉ định sử dụng thuốc chống nhiễm khuẩn răng miệng mà mọi người thường hay gọi là thuốc kháng sinh răng.

Thuốc kháng sinh răng là gì?

Nguyên nhân nhiễm khuẩn thường là do vệ sinh răng miệng kém như: sâu răng, viêm nha chu, … . Hoặc do sự can thiệp trước đó của nha khoa như: nhổ răng khôn, chữa tủy, .. . Do đó, để loại bỏ ổ viêm nhiễm, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc kháng sinh phù hợp. 

Các loại thuốc kháng sinh răng phổ biến hiện nay

Amoxicillin / Penicillin Liều dùng < 500mg/ngày
Cephalexin Liều dùng < 500mg/ngày
Clindamycin Liều dùng < 300mg/ngày
Azithromycin Liều đầu < 500mg/ngày, liều sau < 250mg / ngày

Mỗi loại thuốc đều có sự khác biệt về công dụng, ưu nhược điểm. Vậy nên, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn qua nội dung bên dưới.

Phân biệt các loại thuốc kháng sinh răng và cách dùng đúng tại nhà

Có rất nhiều loại kháng sinh có khả năng bảo vệ răng miệng trước sự tấn công của các vi khuẩn gây nhiễm trùng. Các bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định điều trị không chỉ dựa vào phổ tác dụng mà còn phụ thuộc vào việc bệnh nhân có dị ứng với kháng sinh nào hay không. Một trong những kháng sinh răng đầu tay của bác sĩ phải kể đến như:

Amoxicillin

Amoxicillin là một kháng sinh thuộc nhóm beta-lactam. Đây là kháng sinh răng được các bác sĩ ưu tiên vì cho phổ kháng khuẩn rộng và ít xảy ra các tác dụng phụ trên đường tiêu hóa. Tuy nhiên, cũng tương tự như nhiều kháng sinh khác, bệnh nhân vẫn phải đối mặt với một số tác dụng phụ phổ biến như tiêu chảy, buồn nôn,…

Amoxicillin được xem là thuốc kháng sinh thuộc nhóm penicillin. Do đó, nếu bệnh nhân không bị dị ứng với penicillin thì liều dùng không quá 500mg/ngày. Mỗi ngày uống 3 lần, duy trì trong vòng 3 – 7 ngày. Đây là khuyến cáo trong điều trị nhiễm khuẩn răng miệng của Hiệp hội Nha Khoa Hoa Kỳ (ADA).

Thuốc kháng sinh Amoxicillin

Penicillin

Cũng là một kháng sinh thuộc nhóm beta-lactam, Penicillin là chỉ định ưu tiên thứ 2, sau amoxicillin trong điều trị nhiễm khuẩn răng. Tuy nhiên, Penicillin là kháng sinh lâu đời, tỷ lệ dị ứng và kháng thuốc cao. Do đó, trước khi chỉ định, bác sĩ cần xem xét tiền sử dị ứng với penicillin của bệnh nhân thật cẩn thận.

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Nha Khoa Hoa Kỳ, liều dùng penicillin trong điều trị nhiễm khuẩn răng miệng là không quá 500mg/ngày. Mỗi ngày uống 4 lần trong vòng 3 – 7 ngày.

Cephalexin

Cephalexin là kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin, có khả năng diệt khuẩn. Các bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân dùng loại kháng sinh răng này trong trường hợp bệnh nhân có tiền sử dị ứng nhẹ với amoxicillin, ampicillin hoặc penicillin.

Liều dùng Cephalexin trong điều trị nhiễm khuẩn răng miệng theo khuyến cáo của ADA là không quá 500mg/ngày. Mỗi ngày uống 4 lần trong vòng 3 – 7 ngày.

Clindamycin

Clindamycin là loại kháng sinh có công dụng chống lại nhiều loại vi khuẩn khác nhau, bao gồm cả nhiễm khuẩn răng miệng. Loại kháng sinh này thường được bác sĩ chỉ định cho các bệnh nhân có tiền dự dị ứng nghiêm trọng với amoxicillin, ampicillin, penicillin kèm theo các triệu chứng như sưng tấy, phát ban, tụt huyết áp.

Liều dùng Clindamycin theo khuyến cáo của ADA là không quá 300mg, chia đều cho 4 lần uống trong một ngày và uống từ 3-7 ngày.

Azithromycin

Cũng giống như clindamycin, azithromycin cũng có khả năng chống lại nhiều loại vi khuẩn khác nhau. Nó thường được các bác sĩ chỉ định để điều trị nhiều loại nhiễm khuẩn. Azithromycin là sự thay thế hiệu quả cho những trường hợp người bệnh dị ứng với penicillin, ampicillin hoặc amoxicillin.

Azithromycin

Hiệp hội Nha Khoa Hoa Kỳ khuyên dùng kháng sinh azithromycin trong điều trị nhiễm khuẩn răng miệng với liều lượng không quá 500mg vào ngày đầu tiên. Và 250mg cho 4 ngày tiếp theo.

Thời gian hiệu lực của mỗi loại kháng sinh răng là không giống nhau. Nó hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng, đặc điểm của vi khuẩn gây bệnh và cơ địa của người bệnh. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, đa số các trường hợp nhiễm trùng răng miệng cấp tính đều sẽ hết sau 3-7 ngày.

Một số lưu ý khi dùng kháng sinh răng

Sau đây là một vài điều mà bạn cần phải lưu ý khi sử dụng kháng sinh răng để đem lại hiệu quả cao:

Chỉ khi cần thiết mới sử dụng kháng sinh răng 

Một số trường hợp nhiễm khuẩn răng miệng có thể được cải thiện bằng các biện pháp nha khoa thông thường. Vì vậy, bạn chỉ nên sử dụng kháng sinh răng khi cần thiết. Việc lạm dụng thuốc trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng kháng thuốc. Điều này có nghĩa là thuốc kháng sinh đó không còn khả năng tiêu diệt vi khuẩn.

Tuân thủ chỉ dẫn điều trị của bác sĩ

Bạn cần tuân thủ liệu trình điều trị nhiễm khuẩn răng miệng. Chỉ nên dùng kháng sinh đã được chỉ định bởi bác sĩ. Đồng thời, cần duy trì uống thuốc theo đúng liệu trình ban đầu dù các triệu chứng nhiễm khuẩn đã thuyên giảm. Nếu không sẽ khó có thể điều trị dứt điểm khi nhiễm trùng tái phát.

Một số lưu ý khi dùng kháng sinh răng

Chú ý đến tác dụng phụ của thuốc

Khi dùng các loại thuốc kháng sinh nếu thấy có bất kỳ triệu chứng khác thường nào, bạn phải báo ngay cho bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời. Các triệu chứng dị ứng thường thấy như:

  • Phát ban
  • Buồn nôn
  • Tiêu chảy
  • Nhiễm trùng nấm men

Hi vọng qua bài viết trên bạn đã biết cách phân biệt các loại thuốc kháng sinh răng và cách dùng đúng tại nhà. Từ đó, có thêm những kiến thức hữu ích trong việc chăm sóc răng miệng. Và nếu bạn đang gặp bất cứ vấn đề gì về răng miệng hay đến Nha Khoa Kim để được thăm khám ngay nhé!

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

ĐẶT LỊCH HẸN

Để biết thêm thông tin, Quý Khách vui lòng cung cấp số điện thoại, Nha Khoa Kim sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm nhất.