Tật đẩy lưỡi là thói quen xấu gây ra nhiều vấn đề răng miệng như răng lệch, hô hoặc thưa. Vì vậy, các bác sĩ nha khoa thường khuyến cáo bệnh nhân nên can thiệp và điều chỉnh sớm, đặc biệt đối với trẻ em. Cùng Nha Khoa Kim theo dõi nội dung bài viết để hiểu rõ hơn về nguyên nhân, tác hại cũng như cách khắc phục tật đẩy lưỡi.
Nội Dung Chính
Tật đẩy lưỡi là gì?
Tật đẩy lưỡi là thói quen đặt lưỡi sai vị trí khi nuốt hoặc lúc nghỉ ngơi. Cụ thể, thay vì đặt trên vòm miệng, lưỡi lại nằm giữa hai hàm răng hoặc đẩy vào mặt sau răng cửa hàm trên, tạo áp lực liên tục khiến răng và cung hàm mất cân đối. Hành động này thường xảy ra vô thức nên rất khó tự khắc phục.
Khi trẻ mới chào đời, lưỡi thường được đưa ra trước, nằm giữa nướu và môi. Để hỗ trợ việc nuốt thức ăn bằng cách đẩy lưỡi về phía trước. Thói quen này duy trì trong khoảng 18 – 24 tháng đầu đời.
Sau giai đoạn đó, động tác nuốt sẽ dần chuyển thành kiểu nuốt trưởng thành. Lúc này những chiếc răng sữa đóng vai trò then chốt trong việc định hình. Tuy nhiên, nếu trẻ vẫn duy trì cách nuốt bằng lưỡi sang đến năm thứ tư, đây được xem là rối loạn chức năng vùng miệng và mặt.
Tật đẩy lưỡi thường gặp ở trẻ trong độ tuổi từ 5 – 8. Nhưng không hiếm trường hợp kéo dài đến tuổi trưởng thành.
Đặt sai vị trí lưỡi khi nghỉ ngơi sẽ tạo thành thói quen không tốt cho sức khỏe răng miệng
Nguyên nhân gây tật đẩy lưỡi
Tật đẩy lưỡi được chia thành hai nhóm chính: nguyên nhân tiên phát và nguyên nhân thứ phát. Cụ thể:
Đẩy lưỡi tiên phát
Đẩy lưỡi nguyên phát thường bắt nguồn từ sự rối loạn chức năng thần kinh cơ. Khiến trẻ không thể tự điều chỉnh thói quen nuốt ở giai đoạn sơ sinh. Trong trường hợp này, trẻ gặp khó khăn hoặc gần như không thể đưa đầu lưỡi áp lên vòm miệng khi nuốt.
Đẩy lưỡi thứ phát
Tình trạng này thường liên quan đến các bất thường về răng hàm hoặc một số bệnh lý ở miệng và tai mũi họng. Cụ thể gồm:
- Thói quen mút ngón tay, ngậm núm vú giả hoặc bú bình.
- Mất răng sữa sớm (đặc biệt là răng cửa) khiến lưỡi dễ chiếm khoảng trống còn lại.
- Dị ứng hoặc viêm nhiễm làm tắc nghẽn mũi, dẫn đến thở bằng miệng do lưỡi đặt ở vị trí thấp.
- Lưỡi có kích thước lớn bất thường.
- Viêm VA, amidan phì đại hoặc viêm họng gây khó nuốt.
- Yếu tố di truyền như hàm dưới phát triển quá dốc.
- Ảnh hưởng tâm lý, stress.
- Phanh lưỡi ngắn (tình trạng dính thắng lưỡi).
Trong nhiều trường hợp, việc phân biệt rõ giữa đẩy lưỡi nguyên phát và thứ phát không hề dễ dàng
Thói quen mút tay hay do mất răng sữa sớm có thể hình thành thói quen đẩy lưỡi
Hậu quả của tật đẩy lưỡi
Không ít người nghĩ rằng lưỡi chỉ là mô mềm nên sẽ không tạo lực đủ mạnh để làm thay đổi cấu trúc hàm. Tuy nhiên, quan điểm này hoàn toàn sai lầm. Thói quen đẩy lưỡi không chỉ gây cản trở trong sinh hoạt hằng ngày mà còn gây ra hàng loạt vấn đề như:
Cắn hở phía trước
Vì lưỡi thường nằm chen giữa răng cửa của hai hàm đối diện nên nhóm răng cửa và răng nanh không thể khép kín. Theo thời gian, điều này tạo ra một khoảng trống phía trước khiến hai cung hàm không thể khít với nhau hoàn toàn khi cắn lại.
Cắn hở 1 bên hoặc 2 bên
Trong trường hợp này, các răng cửa vẫn có thể tiếp xúc khít sát nhưng nhóm răng hàm và răng tiền hàm ở một hoặc cả hai bên sẽ không cắn chặt được như bình thường do lưỡi đặt sai vị trí.
Cắn hở kết hợp cả 2 bên và phía trước
Khớp cắn hở xảy ra đồng thời ở cả vùng răng trước và hai bên, chỉ còn các răng cối trong cùng có thể tiếp xúc với nhau khi ngậm miệng. Tình trạng này thường xuất phát từ nguyên nhân lưỡi có kích thước quá lớn.
Đẩy răng ra phía trước
Lực đẩy của lưỡi thường tác động lên răng hàm trên, làm chúng bị đưa ra ngoài. Trong khi các răng hàm dưới lại có xu hướng tụt sâu vào trong. Tình trạng này được gọi là đẩy răng ra phía trước.
▷ Tìm hiểu thêm: Cách nhận biết hô hàm và hô răng để điều trị phù hợp
Đẩy răng kết hợp trước, sau
Thói quen đẩy lưỡi khiến cả hai nhóm răng trước của hàm trên và hàm dưới bị lệch ra ngoài. Từ đó làm biến dạng cấu trúc cung hàm và ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt.
Đẩy lưỡi 1 bên hoặc 2 bên
Thói quen đẩy lưỡi về một bên hoặc cả hai bên thường gây ra tình trạng khớp cắn hở, làm giảm đáng kể khả năng ăn nhai. Không chỉ vậy, đẩy lưỡi còn khiến cơ lưỡi bị tổn thương, suy yếu và tác động tiêu cực đến phát âm.
Đẩy lưỡi cắn khít
Biểu hiện của tình trạng này là cả răng hàm trên và hàm dưới đều bị nghiêng ngả dẫn đến hiện tượng răng khấp khểnh.
Đặt lưỡi không đúng cách sẽ ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ răng miệng
Làm sao để phát hiện tật đẩy lưỡi sớm?
Nhìn chung, tật đẩy lưỡi rất khó phát hiện sớm, chỉ chú ý khi có tác động rõ lên răng. Với các biến chứng như răng hô, răng thưa, cung hàm lệch lạc,…ở người lớn. Để chẩn đoán chính xác, bác sĩ nha khoa sẽ thăm khám và thực hiện các biện pháp đánh giá chức năng nuốt. Chẳng hạn như chạm lưỡi hay nuốt nước.
Để kịp thời phát hiện và xử lý các vấn đề răng miệng, bạn nên thăm khám định kỳ tại các phòng khám nha khoa uy tín 6 tháng/lần.
Để phát hiện sớm tật đẩy lưỡi là rất khó, cần đi khám nha khoa để chẩn đoán chính xác
Cách khắc phục tật đẩy lưỡi
Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể tập luyện để điều chỉnh thói quen tại nhà. Hoặc lựa chọn các biện pháp can thiệp nha khoa phù hợp.
Luyện tập đặt lưỡi đúng
Luyện tập thói quen đặt lưỡi đúng bằng cách đặt đầu lưỡi tiếp xúc với phần nướu ngay sau răng cửa hàm trên. Khi ngậm miệng, hai hàm khép kín và trong lúc nuốt, lưỡi phải hướng lên vòm miệng, tránh chạm vào răng cửa.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên kết hợp nhiều phương pháp tập Mewing, tập lưỡi cùng dây chun hoặc kẹo cao su. Việc duy trì các bài tập này sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc khắc phục thói quen đẩy lưỡi.
Sử dụng khí cụ chống đẩy lưỡi
Khí cụ là thiết bị chuyên dụng được bác sĩ chỉ định nhằm hỗ trợ điều chỉnh vị trí lưỡi. Một số loại khí cụ thường được sử dụng gồm: hàng rào chắn lưỡi (giúp khắc phục lệch cung răng do rối loạn chức năng cơ môi, cơ má), nút chặn lưỡi dạng viên bi (tạo phản xạ đưa lưỡi lên vòm miệng và chạm vào bi), thanh khẩu cái (hỗ trợ luyện tập nâng lưỡi),…
Niềng răng
Nếu tật đẩy lưỡi đã tiến triển nặng, gây lệch khớp cắn thì cần giải pháp khác. Ngoài việc luyện tập tại nhà, nha sĩ có thể chỉ định niềng răng để điều chỉnh khớp cắn.
Trong quá trình này, bác sĩ sẽ sử dụng hệ thống mắc cài hoặc khay niềng trong suốt để tạo lực di chuyển răng về đúng vị trí. Giúp hàm răng ngay ngắn, khớp cắn chuẩn và nụ cười thêm tự tin rạng rỡ.
Chỉnh nha là phương pháp khắc phục hậu quả của đẩy lưỡi, mang lại nụ cười tự tin cho bạn
Điều trị hậu quả đẩy lưỡi tại Nha Khoa Kim
Tại Nha Khoa Kim, nhiều khách hàng đã thành công khắc phục hậu quả của tật đẩy lưỡi. Thông qua việc chỉnh nha thẩm mỹ để sở hữu hàm răng đều đẹp và khớp cắn chuẩn.
Đội ngũ bác sĩ tại đây có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực niềng răng, am hiểu sâu về răng – hàm. Nhờ đó, các bác sĩ có thể xây dựng kế hoạch điều trị, chỉ định khí cụ chỉnh nha phù hợp, đảm bảo hiệu quả lâu dài và ổn định.
Không chỉ nổi bật về chuyên môn, Nha Khoa Kim còn là đơn vị tiên phong đầu tư đồng bộ phòng thanh trùng 8 bước đạt chuẩn, áp dụng quy trình vô trùng một chiều khép kín. Mỗi dụng cụ, mỗi ca điều trị đều được đảm bảo vô trùng tuyệt đối.
Quy trình kiểm soát nghiêm ngặt không chỉ nâng cao mức độ an toàn mà còn giúp hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm chéo. Mang đến sự an tâm tuyệt đối cho khách hàng khi điều trị và chăm sóc răng miệng.
Điều trị tại Nha Khoa Kim không chỉ mang lại tính thẩm mỹ mà còn đảm bảo an toàn
Trên đây là những thông tin về tật đẩy lưỡi mà bạn cần nắm. Tốt nhất, khi trẻ tròn 3 tuổi, phụ huynh nên cho trẻ đi khám nha khoa lần đầu và duy trì thăm khám định kỳ 6 tháng/lần. Việc này giúp kịp thời phát hiện các thói quen xấu và những sai lệch về răng, xương hàm. Để can thiệp sớm, tránh bỏ lỡ thời điểm “vàng” trong quá trình chỉnh nha. Liên hệ ngay Nha Khoa Kim qua số hotline 1900 6899 để được tư vấn miễn phí!
Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.