Dính thắng lưỡi: Nguyên nhân, nhận biết và cách điều trị

Dính thắng lưỡi là một dạng dị tật bẩm sinh mà bất cứ trẻ sơ sinh nào cũng có nguy cơ mắt phải. Dù không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng tình trạng này lại ảnh hưởng đến sự phát triển về thể thất cũng như ngôn ngữ của trẻ nhỏ. Vậy nguyên nhân gây ra dị tật này là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị ra sao? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Nha Khoa Kim để biết thêm thông tin nhé!

Dính thắng lưỡi là gì?

Dính thắng lưỡi là tình trạng dây thắng lưới – một lớp màng mỏng niêm mạc dưới lưỡi bị ngắn hoặc bám tới tận đầu lưỡi, làm hạn chế khả năng cử động bình thường của lưỡi, khiến trẻ gặp khó khăn trong việc phát âm, bú mẹ,… Tật dính thắng lưỡi của trẻ có thể dính ít hoặc nhiều.

Theo thống kê, tỷ lệ trẻ sơ sinh bị mắc dị tật này sau khi chào đời chiếm khoảng 5% và gần như được phát hiện ngay trong tháng đầu thăm khám sức khỏe định kỳ hoặc tiêm chủng. Một số trường, trẻ được phát hiện muộn hơn khi cha mẹ thấy bé khó phát âm, khó bú hay tăng cân chậm.

Dính thắng lưỡi là gì?

Dính thắng lưỡi là một dạng dị tật bẩm sinh nhẹ gây ảnh hưởng đến khả năng phát âm của trẻ

Hình ảnh nhận biết trẻ bị dính thắng lưỡi

Trẻ bị dính thắng lưỡi có thể quan sát bằng mắt thường, bố mẹ có thể nhận biết dị tật này qua một số hình ảnh sau đây:

Hình ảnh nhận biết trẻ bị dính thắng lưỡi

Hình ảnh dính thắng lưỡi ở trẻ nhỏ

Hình ảnh dính thắng lưỡi ở trẻ sơ sinh

Hình ảnh nhận biết trẻ sơ sinh bị dính thắng lưỡi

Hình ảnh biểu hiện tật dính thắng lưỡi ở trẻ em

Hình ảnh bé sơ sinh bị dính thắng lưỡi

▷Tham khảo thêm: Hình ảnh nhận biết vòm họng bình thường và người mắc bệnh

Nguyên nhân dính thắng lưỡi ở trẻ

Dị tật dính thắng lưỡi không gây nguy hiểm cho trẻ nhưng chúng làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của lưỡi. Cho đến thời điểm hiện tại, các chuyên gia y tế vẫn chưa tìm ra nguyên nhân dẫn đến dị tật này. Theo một số nghiên cứu khoa học, tình trạng dây thắng lưỡi ngắn ở trẻ chủ yếu xuất phát từ yếu tố di truyền.

Nguyên nhân dính thắng lưỡi ở trẻ

Theo các bác sĩ thì tình trạng thắng lưỡi ngắn sảy ra chủ yếu do yếu tố di truyền

Dấu hiệu dính thắng lưỡi

Dưới đây là một số biểu hiện phổ biến khi trẻ bị dính thắng lưỡi mà bố mẹ có thể để ý:

  • Đầu lưỡi có hình chữ V hoặc hình trái tim, xảy ra khi thắng lưỡi dính ở đầu lưỡi hoặc cạnh đầu lưỡi.
  • Đầu lưỡi không nhọn như thông thường mà có hình vuông hoặc phẳng.
  • Bé không thể thè lưỡi ra ngoài hoặc đưa sang hai bên.
  • Đầu lưỡi không thể đến vào răng cửa hàm trên hoặc vòm họng.
  • Bé bú kém, khó ngậm đầu vú, hay khóc, cáu gắt khi bú. Ngoài ra, khi cho bé bú mẹ có thể cảm thấy đau, nứt ở đầu vú.
  • Do cử động lưỡi bị hạn chế nên khả năng phát âm của trẻ cũng bị ảnh hưởng. Khi trẻ từ 5 – 6 tuổi, việc phát âm, nói ngọng sẽ rõ ràng hơn.
  • Răng cửa ở hàm dưới của trẻ có thể bị xô lệch hoặc có khe hở giữa 2 răng.

Dấu hiệu dính thắng lưỡi

Dây thắng lưỡi ngắn dẫn đến tình trạng lưỡi không đưa ra ngoài được, đầu lưỡi tròn và khả năng cửa động bị hạn chế

Nhận biết các mức độ dính thắng lưỡi

Bác sĩ sẽ dựa trên chiều dài dây thắng lưỡi để phân loại mức độ. Chiều dài dây thắng lưỡi càng ngắn thì mức độ dị tật càng nặng.

  • Mức độ 1 (mức độ nhẹ): Thắng lưỡi dài 12 – 16mm. Ở mức độ này, lưỡi vẫn thực hiện một số cử động cơ bản như: đưa lưỡi ra ngoài, đưa lưỡi sang hai bên, đưa lưỡi chạm vào vòm khẩu cái trên,…
  • Mức độ 2 (mức độ trung bình): Thắng lưỡi dài 8 – 11mm. Ở mức độ này, lưỡi có sự hạn chế về cử động, không thể đưa lưỡi ra ngoài, đưa lưỡi lên trên hay đưa sang hai bên được.
  • Mức độ 3 (mức độ nặng): Thắng lưỡi dài 3 – 7mm. Lúc này, lưỡi gần như không thể di chuyển.
  • Mức độ 4 (dính thắng lưỡi hoàn toàn): Thắng lưỡi dài dưới 3mm, lưỡi nằm sát với sàn miệng.

Nhận biết các mức độ dính thắng lưỡi

Chiều dài dây thắng lưỡi càng ngắn thì mức độ dị tật và ảnh hưởng càng cao

Dính thắng lưỡi có ảnh hưởng gì?

Dính thắng lưỡi tuy là một dạng dị tật nhẹ không gây ảnh hưởng lớn đến tính mạng nhưng chúng lại gây ảnh hưởng lên khả năng phát âm, khiến giọng nói của trẻ bị ngọng, không được rõ ràng. Thắng lưỡi ngắn còn khiến việc ăn uống gặp nhiều khó khăn do thắng lưỡi bị co lại khi nuốt. Từ đó, trẻ trở nên lười ăn, sụt cân, suy dinh dưỡng.

Ngoài ra, dính thắng lưỡi còn có thể đẩy răng cửa ở hàm dưới xô lệch hoặc làm xuất hiện kẽ hở giữa hai răng cửa. Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến các vấn đề về khớp cắn mà còn gây mất thẩm mỹ hàm răng.

Dính thắng lưỡi có ảnh hưởng gì?

Thắng lưỡi ngắn gây ảnh hưởng nặng đến khả năng phát âm và cấu trúc răng của trẻ

Trẻ bị dính thắng lưỡi có tự hết không?

Dính thắng lưỡi là một dạng dị tật bẩm sinh nhẹ, không gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng không thể tự khỏi hay sử dụng thuốc điều trị. Để thoát khỏi tình trạng này, bác sĩ thường chỉ định cắt thắng lưỡi (cắt phanh lưỡi) cho bé. Đây là một biện pháp đơn giản nhưng đem lại hiệu quả điều trị cao.

Trẻ bị dính thắng lưỡi có tự hết không?

Dị tật ngắn thắng lưỡi không thể tự hết mà cần có sự can thiệt từ y tế để hỗ trợ

Trẻ bị dính thắng lưỡi nên làm gì?

Khi nhận biết trẻ bị dị tật dính thắng lưỡi, bố mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán mức độ dị tật ở trẻ. Từ đó, xác định xem trẻ có nên phẫu thuật cắt thắng lưỡi hay không.

Trước tiên, trẻ sẽ được gây tê hoặc gây mê, đối với trẻ nhỏ hơn 3 tháng tuổi, bác sĩ sẽ phải cố định thật chặt đầu lưỡi trẻ. Sau đó, sử dụng dao mổ để cắt thắng lưỡi bằng một đường song song với lưỡi. Cuối cùng là khâu vết thương và chờ hồi phục trong khoảng một tuần. Quá trình này diễn ra nhanh chóng, nhẹ nhàng và cầm máu tại chỗ. Trẻ có thể ăn uống bình thường sau 3 tiếng.

Chi phí cắt thắng lưỡi sẽ phụ thuộc vào vào nhiều yếu tố như: mức độ dính thắng lưỡi, phương pháp phẫu thuật, kỹ thuật gây tê hoặc gây mê được áp dụng, độ tuổi phẫu thuật,…Nhưng nhìn chung, sẽ dao động từ 1.000.000 – 8.000.000VNĐ. Nếu sau phẫu thuật, trẻ ổn định và có thể về nhà trong ngày, chi phí cắt thắng lưỡi sẽ không tốn quá nhiều.

Thông thường, thời gian thực hiện phẫu thuật cắt thắng lưỡi cho trẻ là từ 3 – 6 tháng tuổi. Khi đó, trẻ đã có đủ khả năng chịu đựng để các bác sĩ thực hiện phẫu thuật. Đối với trẻ dính thắng lưỡi nặng thì không nên để lâu bởi nó sẽ ảnh hưởng lớn để việc ăn nhai, phát âm và thẩm mỹ của trẻ.

Lưu ý: Nha Khoa Kim không thực hiện cắt thắng lưỡi, để thực hiện phẫu thuật này, bố mẹ nên tìm đến những bệnh viện đa khoa tỉnh, thành phổ để đảm bảo an toàn, nhanh chóng và hạn chế tình trạng nhiễm trùng.

▷ Tham khảo thêm: 20+ Hình ảnh nấm lưỡi ở trẻ giúp mẹ nhận biết bệnh lý sớm

Trẻ bị dính thắng lưỡi nên làm gì?

Phẫu thuật cắt thắng lưỡi là phương pháp giúp khắc phục tình trạng dây thắng lưỡi ngắn an toàn và nhanh chóng

Bài viết trên là toàn bộ những thông tin mà Nha Khoa Kim muốn chia đến bạn về nguyên nhân dính thắng lưỡi, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị. Khi thấy trẻ có biểu hiện của dị tật này, tốt nhất bố mẹ nên trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

ĐẶT HẸN THĂM KHÁM

Quý khách vui lòng để lại thông tin, Nha Khoa Kim sẽ liên hệ trong vòng 3 phút. (Thời gian làm việc của tổng đài từ 7h30 đến 23h30)