Sún răng là gì? Cách phân biệt răng sún và răng sâu ở trẻ nhỏ

Sún răngsâu răng là 2 bệnh lý răng miệng xảy ra nhiều ở trẻ nhỏ mà đa số các bà mẹ nghĩ rằng cả 2 đều giống nhau. Tuy nhiên, điều này là không đúng, đây là 2 tình trạng bệnh khác nhau hoàn toàn. Bài viết sau đây của Nha Khoa Kim sẽ giúp cha mẹ hiểu được Sún răng là gì? Cách phân biệt răng sún và răng sâu ở trẻ nhỏ, qua đó giúp cha mẹ có cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả cho con yêu của mình.

Sún răng là gì?

Sún răng là hiện tượng cấu trúc răng bị phá hủy, từ đó làm mài mòn và tiêu dần đi diện tích thân răng sữa của trẻ, khiến nó nhỏ đi so với các răng bình thường khác. Ở các vùng kẽ răng lúc này sẽ xuất hiện các đốm nâu, đốm đen và lan rộng dần sang các răng bên cạnh, dẫn đến tình trạng răng bị vụn đen, men răng yếu đi.

Sún răng là gì? Cách phân biệt răng sún và răng sâu ở trẻ nhỏ

Sún răng là gì?

Sún răng hoàn toàn không gây ra cho trẻ bất cứ cảm giác đau đớn nào nhưng nó lại làm cho răng bị tụt xuống lợi, chân răng trở nên cứng và rất đen. Nếu tình trạng này kéo dài mà không có phương pháp điều trị thích hợp sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng của trẻ.

Cách phân biệt răng sún và răng sâu ở trẻ nhỏ

Hiện tượng sâu răng và sún răng xảy ra vô cùng phổ biến, biết cách phân biệt răng sún và răng sâu ở trẻ nhỏ sẽ giúp cha mẹ hiểu hơn về 2 bệnh lý về răng miệng này từ đó có cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả.

Độ tuổi

Sún răng là tình trạng mà trẻ trong độ tuổi từ 1-3 hay gặp phải. Trong khi đó sâu răng là tình trạng thường xảy ra ở trẻ trên 3 tuổi, thậm chí cả người lớn cũng không thể tránh khỏi bệnh lý răng miệng này.

Khi bị sún răng, răng sữa của trẻ sẽ bị tiêu dần đi, trong khi đó sâu răng lại làm bề mặt răng của trẻ bị tổn thương, sau đó đục khoét, ăn dần vào cấu trúc răng.

Biểu hiện

Đối với trẻ bị sún răng, lợi của trẻ sẽ hơi cứng, chảy máu, răng tiêu nhỏ dần so với các răng bình thường, hơi thở có mùi. Sún răng không gây ra đau nhức, chân răng bị sún rất cứng và đen, nằm gần sát nướu. Lúc này bệnh sẽ không tiến triển cho đến lúc thay răng vĩnh viễn.

Còn đối với trẻ bị sâu răng, biểu hiện đầu tiên là trẻ sẽ bị đau răng hoặc ê buốt răng, hơi thở có mùi, trên răng xuất hiện những đốm trắng ngà hoặc chấm đen và có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

▷ Xem thêm: Các dấu hiệu sâu răng cần lưu ý để nhận biết và xử lý sớm.

Cách phân biệt răng sún và răng sâu ở trẻ nhỏ

Cách phân biệt răng sún và răng sâu ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân

Trẻ bị sún răng thường là do men răng yếu khiến cho răng dễ bị tổn thương, mẻ vỡ. Việc sử dụng nhiều kháng sinh cũng làm cho răng trẻ bị biến màu, các vi khuẩn dễ dàng tấn công vào men răng, từ đó phá hủy men răng. Cũng có thể là do trẻ thiếu canxi hoặc trong thời kỳ mang thai mẹ không bổ sung lượng canxi cần thiết.

Ngoài ra, một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên hiện tượng sún răng ở trẻ chính là do trẻ ăn quá nhiều đồ ăn ngọt, uống các loại nước có gas. Các chất đường trong thức ăn sẽ bị các vi khuẩn trên mảng bám biến đổi thành axit và men răng sẽ bị axit này ăn mòn dần dần.

Trong khi đó tác nhân trực tiếp gây ra hiện tượng sâu răng ở trẻ là do vi khuẩn Streptococcus Mutans-một trong những vi khuẩn có sẵn trong miệng, S.Mutans sẽ phân hủy thức ăn dính trên bề mặt răng tạo nên axit ăn mòn, đục khoét từ bề mặt răng vào sâu đến tủy, từ đó tạo thành các lỗ sâu.

Do đó, trước khi răng bị sâu ăn đến tủy, các phụ huynh cần đưa trẻ đến các phòng khám nha khoa để hàn trám răng, ngăn chặn tình trạng răng sâu tiếp diễn.

Cách phòng ngừa sâu răng và sún răng cho trẻ

Sún răng và sâu răng là hai bệnh lý mà mẹ không nên chủ quan. Sau đây là một số cách phòng ngừa nhằm giúp bảo vệ hàm răng của trẻ một cách tốt nhất:

Vệ sinh răng đúng cách

Thời điểm mà mẹ nên quan tâm, chăm sóc răng cho trẻ chính là khi chiếc răng đầu tiên nhú lên. Lúc này, mẹ có thể sử dụng khăn gạc mềm để vệ sinh răng sữa của trẻ vào mỗi buổi sáng và sau khi ăn xong. Nên cho trẻ uống nước ngay sau khi ăn để làm trôi thức ăn, giúp bề mặt răng được sạch.

Cách phòng ngừa sâu răng và sún răng cho trẻ

Cách phòng ngừa sâu răng và sún răng cho trẻ

Bước vào giai đoạn răng đã tương đối hoàn chỉnh, trẻ đã có thể ăn được nhiều loại thức ăn hơn thì hàm răng cũng cần được chăm sóc cẩn thận. Để phòng ngừa sâu răng, mẹ nên cho trẻ chải răng bằng kem đánh răng chứa flour, nhất là sau khi ăn đồ ngọt, thức ăn có đường.

Cha mẹ nên tạo thói quen chải răng đúng cách cho trẻ. Đó là chải dọc từ chân răng xuống và chải 3 mặt ngoài, trên, trong, một ngày nên chải răng ít nhất 2 lần, sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ.

Lưu ý về thực đơn

Vào giai đoạn trẻ đang thay răng sữa, mẹ nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày của trẻ các loại thực phẩm tốt cho răng như trứng, sữa, gan động vật, cá biển,…Bên cạnh đó, các loại thực phẩm không tốt cho răng mà trẻ rất thích cha mẹ cũng cần hạn chế như nước uống có gas, bánh kẹo, nước ngọt,…

Cha mẹ chỉ cho trẻ uống các loại thuốc kháng sinh khi có sự chỉ định của bác sĩ, không nên cho uống một cách tùy tiện để bảo vệ răng cho trẻ, bởi đây là một trong những thủ phạm gây hỏng men răng, làm răng ố vàng.

Qua những thông tin được cung cấp ở bài viết trên hi vọng sẽ giúp cha mẹ hiểu được sún răng là gì? Cách phân biệt răng sún và răng sâu ở trẻ nhỏ. Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến tình trạng bệnh lý này cha mẹ hãy liên hệ trực tiếp với Nha Khoa Kim để được các chuyên gia tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

ĐẶT LỊCH HẸN

Để biết thêm thông tin, Quý Khách vui lòng cung cấp số điện thoại, Nha Khoa Kim sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm nhất.