Thiểu sản men răng là một bệnh lý răng miệng thường gặp ở cả người lớn và trẻ em. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể nhận biết được bệnh lý này. Vậy thiểu sản men răng là gì? Nguyên nhân gây ra bệnh và cách điều trị ra sao? Cùng Nha Khoa Kim giải đáp tường tận qua bài viết dưới đây nhé.
Nội Dung Chính
Thiểu sản men răng là gì?
Thiểu sản men răng là hiện tượng men răng hình thành không hoàn toàn hoặc khiếm khuyết cấu trúc men răng trong giai đoạn hình thành men răng, dẫn đến men răng yếu, thiếu hụt số lượng men răng. Trong y khoa, thiểu sản men răng còn có tên gọi khác là giảm sản men răng. Khi mắc phải bệnh lý này, người bệnh có thể không nhận thấy được các triệu chứng rõ ràng.
Thiểu sản men răng là tình trạng men răng bị khuyết thiếu hoặc phát triển không hoàn toàn trong giai đoạn hình thành
Các dạng thiểu sản men răng phổ biến
Có hai dạng thiểu sản men răng cơ bản là:
Thiểu sản men răng di truyền
Thiểu sản men răng di truyền xuất hiện trong quá trình răng hình thành, sự gián đoạn của lớp trung bì trong quá trình tạo men răng bị ảnh hưởng, từ đó dẫn đến men răng phát triển không hoàn thiện. Có 3 dạng giảm sản men răng di truyền chính, bao gồm:
- Dạng thiểu sản men: đây là hiện tượng bất thường diễn ra trong quá trình hình thành khung hữu cơ.
- Dạng kém khoáng hóa: hiện tượng này xuất hiện trong giai đoạn khoáng hóa khung hữu cơ.
- Dạng kém trưởng thành: đây là hiện tượng bất thường khi khung hữu cơ trưởng thành.
Do tác động của môi trường
Trong đời sống hằng ngày, yếu tố môi trường có ảnh hưởng lớn đến các tế bào tạo men, cả răng sữa và răng vĩnh viễn. Mức độ ảnh hưởng sẽ tùy thời gian tác động và yếu tố môi trường.
Giảm sản men răng di truyền và thiểu sản men răng do tác động của môi trường
Nguyên nhân gây thiểu sản men răng
Thiểu sản men răng xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: yếu tố di truyền, tác động của môi trường, chế độ dinh dưỡng không hợp lý…
Di truyền
Giảm sản men răng là một bệnh lý có tính di truyền cao. Nếu trong gia đình có cả bố và mẹ hoặc một trong hai mắc phải tình trạng này thì con sinh ra cũng có nguy cơ cao bị giảm sản men răng. Lý giải cho điều này chính là cấu trúc men răng của người được quyết định khá nhiều bởi yếu tố di truyền.
Tác động của môi trường
Trong quá trình sinh hoạt hằng ngày, nếu bạn hấp thụ quá nhiều fluor, đánh răng sai cách làm tổn thương men răng hay phụ nữ mang thai không được cung cấp canxi trong suốt thai kỳ thì đều là nguyên nhân dẫn đến thiếu sản men răng. Ngoài ra, việc bạn tiếp xúc nhiều với một số hóa chất hoặc thuốc gây hại cho men răng thì cũng sẽ có nguy cơ mắc phải bệnh lý này.
Chế độ dinh dưỡng
Bổ sung dinh dưỡng không hợp lý hoặc tiêu thụ những loại thực phẩm, đồ uống có chứa nhiều axit trong một thời gian dài sẽ gây ra tình trạng men răng bào mòn. Đồng thời khi cơ thể không được bổ sung đủ các loại vitamin như vitamin C, A, hay D cũng là yếu tố gây ra giảm sản men răng.
Ngoài những nguyên nhân này, giảm sản men răng còn xuất phát từ các trường hợp người bệnh bị hạ canxi máu hoặc mắc bệnh sởi, giang mai, thủy đậu…
Di truyền, tác động của môi trường và thiếu hụt dinh dưỡng là những nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh
Dấu hiệu nhận biết thiểu sản men răng
Biểu hiện thiểu sản men răng đôi khi có phần tương tự một vài bệnh lý về răng miệng khác nên bạn có thể bị nhầm lẫn. Tuy nhiên, nếu mắc phải các trường hợp sau đây thì bạn nên thăm khám bác sĩ ngay nhé.
- Men răng mềm và mỏng, dễ bị vỡ và lộ ra lớp ngà răng dưới men răng.
- Bề mặt răng xuất hiện những vết đốm li ti màu vàng, nâu hoặc đen gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
- Răng nhạy cảm hơn bình thường khi gặp các thực phẩm quá nóng, quá lạnh. Dễ gặp trường hợp ê buốt và chức năng nhai của răng bị ảnh hưởng trong thời gian dài.
- Răng có màu nâu nhạt, trên thân răng bắt đầu xuất hiện những vết lõm.
- Với trẻ em, khi giảm sản men răng thì răng sữa có hiện tượng bị mủn, sau đó cụt răng dần và gãy răng.
Men răng mềm, bề mặt xuất hiện nhiều đốm li ti vàng là dấu hiệu phổ biến của thiểu sản men răng
Thiểu sản men răng có nguy hiểm không?
Thiểu sản men răng là bệnh lý phổ biến xuất hiện ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Bệnh tuy không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai của người bệnh. Nếu không được phát hiện và điều trị từ sớm, giảm sản men răng có thể trở nên nghiêm trọng hơn và không còn khắc phục được theo các phương pháp thông thường.
Bệnh cũng làm cho răng trở nên nhạy cảm hơn, dễ bị ê buốt khi ăn các loại thực phẩm nóng hoặc lạnh. Ở trẻ em, bệnh có thể gây đau nhức và khó chịu, gây mất răng sữa sớm và ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này.
Cách điều trị thiểu sản men răng
Giảm sản men răng nếu phát hiện sớm và có hướng điều trị đúng cách sẽ không gây nguy hiểm cho răng và sức khỏe người bệnh. Tuỳ vào mức độ nghiêm trọng của răng mà bác sĩ sẽ áp dụng những biện pháp điều trị khác nhau. Hiện nay, các phương pháp điều trị giảm sản men răng được bác sĩ nha khoa áp dụng đó là:
Bổ sung fluor
Trong trường hợp thiểu sản men răng ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân bổ sung fluor để cải thiện tình trạng men răng cũng như tái khoáng men răng. Fluor được bổ sung dưới hai hình thức đó là:
- Dùng tại chỗ: Đây là phương pháp sử dụng các sản phẩm có chứa fluor (kem đánh răng, nước súc miệng…) tác động trực tiếp lên men răng. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định sản phẩm thuốc bôi trực tiếp hoặc những thủ thuật tại nha khoa để bổ sung fluor.
- Dùng toàn thân: Đây là phương pháp bổ sung fluor thông qua đường ăn uống. Trong đời sống, fluor có nhiều trong thành phần của thực phẩm, thuốc viên hoặc dạng nhỏ giọt. Biện pháp này chỉ áp dụng khi có sự chỉ định của bác sĩ vì nếu tự ý sử dụng, có thể gây ngộ độc.
▷ Tham khảo: 10 Kem đánh răng chống ê buốt tốt nha khoa khuyên dùng
Bổ sung fluor giúp tái khoáng và cải thiện tình trạng men răng
Trám răng
Trám răng là một thủ thuật trong nha khoa được sử dụng để khắc phục tình trạng răng sâu, sứt mẻ. Vì thế, đây cũng được xem là một trong những phương pháp để điều trị giảm sản men răng trong trường hợp răng bị lõm, vỡ men răng.
Bọc răng sứ, dán sứ
Bọc răng sứ hay dán sứ là một trong những phương pháp mang đến hiệu quả lâu dài cho bệnh nhân bị thiểu sản men răng, nhất là với những trường hợp nặng. Bọc răng sứ hay dán sứ sẽ giúp bảo vệ men răng một cách toàn diện trước các yếu tố tác động từ bên ngoài. Đồng thời gia tăng tính thẩm mỹ cho răng miệng.
Bọc răng sứ là phương pháp điều trị giảm sản men răng nặng
Biện pháp ngăn ngừa thiểu sản men răng
Thiểu sản men răng có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, vì thế, để phòng ngừa chúng, bạn nên lưu ý một số thông tin như:
- Duy trì thói quen đánh răng ít nhất 2 ngày mỗi lần bằng bàn chải lông mềm, có độ làm sạch cao. Khi đánh răng nên thao tác nhẹ nhàng, di chuyển đều đặn theo chiều dọc để bàn chải có thể len lỏi vào các kẽ răng và lấy đi mảng bám dính trên răng dễ dàng hơn. Đồng thời làm sạch sâu hơn với chỉ nha khoa và tăm nước để loại bỏ hết vi khuẩn còn sót lại.
- Hạn chế sử dụng những loại thực phẩm chứa nhiều gas và axit vì dễ gây mòn men răng. Đồng thời hãy bổ sung các loại thực phẩm dồi dào vitamin, canxi để giữ cho xương và răng luôn chắc khỏe.
- Định kỳ 3 – 6 tháng nên khám răng thường xuyên để lấy vôi răng, tầm soát sức khỏe răng miệng cũng như phát hiện sớm những bệnh lý (nếu có) để kịp thời điều trị.
Nhìn chung, thiểu sản men răng cũng là một bệnh lý răng miệng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và gây mất thẩm mỹ nếu bạn không điều trị kịp thời. Mong rằng qua bài viết trên, bạn đã hiểu hơn về bệnh lý này và cách phòng ngừa cũng như điều trị sao cho hiệu quả. Nếu bạn đang có nhu cầu đặt lịch khám răng, đừng ngần ngại liên hệ với Nha Khoa Kim để được hỗ trợ.
Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.