Hơi thở có mùi tanh là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Hơi thở có mùi tanh luôn là vấn đề khiến nhiều người cảm thấy e ngại, tự ti khi giao tiếp với người khác. Ngoài ra, mùi tanh xuất hiện còn là dấu hiệu cảnh báo cho nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Vậy hơi thở có mùi tanh là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị? Bài viết dưới đây của Nha Khoa Kim sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn.

Nguyên nhân dẫn đến hơi thở có mùi tanh

Hơi thở có mùi tanh xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể kể đến như:

  • Thói quen vệ sinh răng miệng: Nếu bạn lười vệ sinh răng miệng hay vệ sinh không đúng cách, các mảnh vụn thức ăn và mảng bám sẽ đọng lại trong khoang miệng. Điều này tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển, không chỉ làm hơi thở có mùi tanh hôi khó chịu mà còn gây kích ứng nướu, viêm nướu,…
  • Ăn thực phẩm có mùi: Các loại thực phẩm như hành, tỏi hay một số loại gia vị, món ăn đậm mùi sau khi được tiêu hóa, chúng sẽ hấp thụ vào máu và theo máu đến phổi. Đây là nguyên nhân khiến hơi thở của bạn có mùi tanh hôi.
  • Thói quen hút thuốc lá: Không chỉ làm tăng hợp chất tạo mùi trong khoang miệng, hút thuốc lá còn làm giảm tiết nước bọt. Điều này gây ra tình trạng khô miệng, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mùi phát triển
  • Sau khi ngủ dậy: Nước bọt đóng vai trò làm sạch khoang miệng, ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của vi khuẩn gây mùi. Khi bạn ngủ một giấc dài, lượng nước bọt được tiết ra ít hơn so với bình thường, điều này tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển và gây mùi tanh cho hơi thở. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ biến mất nếu bạn vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

Hơi thở có mùi tanh là bệnh gì?

Hơi thở có mùi tanh không phải lúc nào cũng xuất phát từ vấn đề vệ sinh răng miệng kém, có thể đây là dấu hiệu báo trước của một số bệnh lý về răng miệng như:

Khô miệng

Khi khoang miệng khô, nước bọt tiết ra ít sẽ làm giảm khả năng cảm nhận mùi vị thức ăn đồng thời không thể làm sạch các vụn thức ăn dư thừa cũng như không thể trung hòa các loại vi khuẩn gây mùi. Từ đó làm xuất hiện mùi tanh cho hơi thở.

Bệnh lý răng miệng

Nếu hơi thở có mùi tanh hôi khó chịu và đi kèm là tình trạng chảy máu khi đánh răng, vôi răng nhiều, có nhiều lỗ đen trên bề mặt răng,…thì khả năng cao bạn đang mặc phải một số bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu,…

Đường miệng nhiễm trùng do nấm

Hơi thở có mùi tanh cũng có thể là do sự phát triển quá mức của các loại nấm trong khoang miệng. Bệnh này hay còn được gọi là bệnh nấm Candida. Khi cổ họng và miệng bị nhiễm nấm, không chỉ hơi thở xuất hiện mùi tanh mà còn có một số triệu chứng đi kèm như: mảng trắng ở vòm miệng, má, lưỡi, cổ họng, mất vị giác, ăn uống khó khăn,…

Bệnh thận

Hơi thở có mùi tanh là một trong những biểu hiện của bệnh thận, mùi tanh này giống với mùi tanh của cá. Nguyên nhân là do thận hoạt động không hiệu quả trong quá trình đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Lúc này, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để tìm ra phương án điều trị kịp thời.

Bệnh phổi

Tình trạng miệng hôi tanh mùi máu ở nhiều cấp độ khác nhau thường xuất hiện khi người bệnh mắc phải các bệnh lý về phổi như viêm phổi, viêm phế quản, viêm khí quản mãn tính. Nhất là đối với những bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối, mùi tanh hôi trong khoang miệng và hơi thở sẽ khá rõ rệt.

Điều trị hơi thở có mùi tanh như thế nào

Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng là cách điều trị phổ biến khi hơi thở xuất hiện mùi tanh hôi. Hãy nhớ duy trì thói quen đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, vệ sinh lưỡi sạch sẽ. Ngoài ra, cần kết hợp sử dụng thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ hoàn toàn các mảng bám, vụn thức ăn thừa còn sót lại trong khoang miệng.

Nếu bạn đã thực hiện các biện pháp trên mà hơi thở vẫn có mùi tanh hôi khó chịu thì cần tìm đến các địa chỉ nha khoa uy tín. Các bác sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân gây ra tình trạng trên là gì, từ đó tư vấn phương án khắc phục phù hợp.

Nếu nguyên nhân xuất phát từ các mảng bám cao răng thì bác sĩ sẽ thực hiện cạo vôi răng. Điều này không chỉ cải thiện tình trạng hôi miệng mà còn ngăn ngừa các bệnh viêm nướu, viêm nha chu. Nếu nguyên nhân xuất phát từ các bệnh lý toàn thân thì cần đến các chuyên khoa để được kiểm tra và điều trị tận gốc.

Phòng ngừa hơi thở có mùi tanh

Sau đây là một số lưu ý mà bạn nên tuân thủ để phòng ngừa tình trạng hơi thở có mùi tanh:

Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng

Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, sử dụng loại bàn chải có lông mềm và kem đánh răng có chứa fluor. Khi đánh răng không dùng lực quá mạnh, chải nhẹ nhàng theo chiều dọc và đừng quên vệ sinh lưỡi sạch sẽ vì đây được xem là nơi trú ẩn lý tưởng của vi khuẩn gây mùi.

Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng để loại bỏ các mảng bám, vụn thức ăn thừa bám sâu trong kẽ răng một cách triệt để. Ngăn ngừa vi khuẩn khiến hơi thở có mùi tanh có cơ hội sinh sối và phát triển.

Hạn chế tiêu thụ những thực phẩm dễ tạo mùi

Tình trạng hơi thở có mùi tanh thường xuất phát từ những loại thực phẩm mà bạn ăn uống hàng ngày. Vì vậy, để hạn chế tình trạng này bạn nên tránh tiêu thụ những loại thực phẩm dễ tạo mùi như tỏi, hành tây, cafe hay các món ăn chứa nhiều đường.

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Thói quen sinh hoạt cũng làm ảnh hưởng đến mùi hơi thở. Vì vậy, bạn cần:

  • Ngưng hút thuốc lá vì các thành phần có trong thuốc lá như Tar, Nicotine có khả năng tạo mùi hôi rất mạnh.
  • Uống nhiều nước để giữ ẩm khoang miệng, kích thích tiết nước bọt, ngăn ngừa tình trạng khô miệng.
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi để bổ sung cho cơ thể các loại vitamin và khoáng chất cần thiết. Ăn nhiều thực phẩm có khả năng giảm mùi hôi như táo, dâu tây, cà rốt, cần tây,…
  • Nên thực hiện cạo vôi răng định kỳ 6 tháng/lần, thăm khám nha khoa thường xuyên để kịp thời phát hiện các bệnh lý răng miệng nếu có, từ đó ngăn ngừa tình trạng hơi thở có mùi hôi tanh hiệu quả.

Hy vọng qua những thông tin mà Nha Khoa Kim vừa chia sẻ ở bài viết trên bạn đã biết được hơi thở có mùi tanh là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác có liên quen, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi qua tổng đài 1900 – 6899.

>>> Xem thêm bài viết liên quan:

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

ĐẶT HẸN THĂM KHÁM

Quý khách vui lòng để lại thông tin, Nha Khoa Kim sẽ liên hệ trong vòng 3 phút. (Thời gian làm việc của tổng đài từ 7h30 đến 23h30)