Răng lấy tủy rồi vẫn đau âm ỉ, thậm chí đau dữ dội? Đây là tình trạng khá phổ biến nhưng lại khiến nhiều người hoang mang. Liệu có phải điều trị chưa triệt để hay đang gặp biến chứng? Bài viết sau đây, Nha Khoa Kim sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị an toàn, hiệu quả.
Nội Dung Chính
Lấy tủy răng là gì?
Tủy răng là một bộ phận quan trọng đối và được xem là sự sống của răng. Khi tủy răng bị vi khuẩn xâm hại, bạn cần đi lấy tủy răng để loại bỏ những phần mô tủy răng đã bị chết, viêm nhiễm hoặc thậm chí là hoại tử.
Sau khi lấy đi phần tủy chết, thân răng sẽ xuất hiện một khoảng trống và sẽ được bác sĩ làm sạch, tạo hình và trám bít để ngăn không cho viêm tủy răng tái phát.
Nếu răng chết tủy không được điều trị sớm sẽ làm chân răng xuất hiện chóp mủ và tạo nên áp xe, từ đó làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Nguy hiểm hơn là phá huỷ cấu trúc xương răng và làm mất răng.
Lấy tủy răng là loại bỏ những phần mô tủy răng đã bị chết, viêm nhiễm hoặc thậm chí là hoại tử
Biểu hiện bình thường và bất thường sau khi đã lấy tủy răng
Sau khi lấy tủy, răng có thể đau nhẹ và đó là biểu hiện bình thường. Tuy nhiên, nếu đau kéo dài và dữ dội, bạn cũng nên cẩn trọng. Cùng phân biệt đâu là dấu hiệu an toàn, đâu là dấu hiệu cảnh báo bất thường cho tình trạng này.
Biểu hiện bình thường
Sau khi lấy tủy, một số biểu hiện nhẹ có thể xuất hiện và được xem là bình thường trong quá trình hồi phục. Dưới đây là những dấu hiệu bạn không cần quá lo lắng:
- Răng sau khi lấy tủy không bị đau nhức, hoàn toàn giống với những chiếc răng bình thường.
- Khoảng 1 – 24 giờ đầu sau khi lấy tủy, bạn có thể sẽ có cảm giác đau buốt vào tình trạng răng và vị trí lấy tủy.
- Có thể có cơn đau nhẹ hoặc chạm vào vị trí răng sau khi lấy tủy mới thấy đau.
Biểu hiện bất thường
Ngược lại, nếu gặp phải một số dấu hiệu dưới đây khiến răng lấy tủy rồi vẫn đau, bạn cần cẩn trọng bởi nó có thể là biểu hiện của những biến chứng, điều trị chưa triệt để:
- Sau khi đã lấy tủy nhưng răng vẫn còn đau nhức, khó chịu.
- Sưng nướu sau khi lấy tủy, nguyên nhân này có thể do viêm nha chu chưa được điều trị gây ra, từ đó tạo nên ổ viêm quanh chóp hoặc răng bị vỡ sau khi lấy tủy.
- Sưng nướu nhưng không đau: Nếu sau khi lấy tủy không có cảm giác đau mà nướu bị sưng và chỉ đau khi bạn tác động lên vị trí đó. Vậy có thể do điều trị viêm nha chu trước đó hoặc do viêm quanh chóp mãn tính gây ra.
▷ Tìm hiểu thêm: Những triệu chứng sau khi lấy tủy răng mà bạn nên biết
Biểu hiện bất thường sau khi lấy tủy răng bạn cần cẩn trọng
Tại sao răng lấy tủy rồi vẫn đau?
Răng lấy tủy rồi vẫn đau là tình trạng khiến nhiều người lo lắng. Vậy nguyên nhân do đâu? Cùng chúng tôi tìm hiểu những lý do phổ biến khiến răng vẫn đau sau khi điều trị tủy.
Tuỷ chưa được lấy sạch triệt để, còn sót lại
Những chiếc răng có nhiều ống tủy và chúng có hình dạng phức tạp như cong quá nhiều, hình chữ S hay nhiều nhánh tủy phụ khiến việc làm sạch trở nên khó khăn. Nếu bác sĩ không quan sát kỹ hoặc chuyên môn kém, thiếu kỹ thuật sẽ để lại các mô viêm bên trong tủy, qua đó tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Cuối cùng, kết quả là răng lấy tủy rồi vẫn đau không giảm.
Ống tủy chưa được làm sạch
Khi lấy tủy răng, bác sĩ sẽ sử dụng các dung dịch chuyên dụng như CHX, NaOCl nhằm loại bỏ vi khuẩn trong ống tủy. Tuy nhiên, nếu ống tủy có cấu trúc phức tạp, khó tiếp cập và thiếu sự hỗ trợ của trang thiết bị hiện đại, tủy răng sẽ không được hút sạch.
Bên cạnh đó, dung dịch bơm rửa trong quá trình lấy tủy không sử dụng đúng cách dẫn đến việc diệt sạch vi khuẩn không được làm triệt để. Và đó chính là điều kiện để vi khuẩn xâm nhập, sinh sôi và phát triển rồi dẫn đến tình trạng đau nhức.
Ống tủy chưa được làm sạch là cơ hội để vi khuẩn xâm nhập gây đau răng sau lấy tủy
Lỗi khi trám bít ống tủy
Răng lấy tủy rồi vẫn đau còn có thể đến từ nguyên nhân lỗi trám bít ống tủy. Khi trám bít ống tủy không cẩn thận và sát khít dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm khoang tủy. Ngoài ra, việc hàn tủy nếu vượt quá chóp răng dễ khiến vật liệu hàn kích ứng với các mô quanh chóp, làm xuất hiện các cơn đau và trở nên dai dẳng khó dứt.
Bác sĩ thực hiện tay nghề kém
Nguyên nhân răng lấy tủy rồi vẫn đau có thể do tay nghề của bác sĩ còn kém, không thực hiện đúng kỹ thuật trong quá trình điều trị. Thậm chí, nếu bác sĩ không cẩn thận còn có thể làm thủng sàn tủy hoặc chóp tủy, điều này gây thêm tổn thương cho cấu trúc răng.
Bên cạnh đó, việc chẩn đoán sai tình trạng bệnh lý của răng cũng có thể dẫn đến phương pháp điều trị không đúng. Nguyên nhân này khiến răng lấy tủy rồi nhưng vẫn sẽ đau nhức kéo dài.
Bác sĩ tay nghề kém là nguyên nhân khiến răng vẫn còn đau dù đã lấy tủy
Nguyên nhân khác
Bên cạnh các nguyên nhân về kỹ thuật, răng lấy tủy rồi vẫn đau có thể đến từ một số lý do khác như dụng cụ điều trị không đảm bảo sát khuẩn, thuốc trám tủy không đảm bảo chất lượng, cách chăm sóc răng miệng không cẩn thận… Ngoài ra, một số trường hợp còn do tuổi tác đã cao, những người có tiền sử dị ứng, mắc bệnh lý nền cũng có thể gặp tình trạng này.
▷ Ai cũng tìm kiếm Điều trị tủy răng và những thông tin hữu ích bạn cần biết
Cách khắc phục chữa tủy răng xong vẫn đau nhức
Răng lấy tủy rồi vẫn đau có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thế nhưng, bạn vẫn có thể khắc phục chúng bằng một bài cách dưới đây:
- Nếu nguyên nhân đến từ việc trám ống tủy hoặc phục hình răng không đúng cách, bác sĩ chuyên khoa sẽ tháo ra và thực hiện lại quy trình để đảm bảo đầy đủ và tuyệt đối, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập.
- Nếu tủy chưa được lấy sạch, bác sĩ sẽ thực hiện lại quy trình điều trị để loại bỏ hoàn toàn mô viêm còn sót lại.
- Nếu răng bị thủng sàn tủy hoặc chóp tủy, khả năng phục hồi rất thấp và có thể phải nhổ răng. Sau đó, bác sĩ sẽ tư vấn trồng Implant để phục hồi chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ.
Hơn hết, hãy tìm đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, chất lượng để đảm bảo quy trình lấy tủy răng được thực hiện chính xác và hiệu quả nhất, ngăn chặn sự phát triển của vấn đề và bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Một số cách khắc phục tình trạng đau nhức sau khi đã lấy tủy răng
Nếu bạn đang gặp tình trạng đau nhức sau khi lấy tủy, đừng chủ quan với tình trạng này. Hãy đến ngay Nha Khoa Kim để được các bác sĩ chuyên môn thăm khám và điều trị kịp thời. Liên hệ hotline 1900 6899 hoặc đặt lịch hẹn trực tuyến để được tư vấn ngay.
Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.