Nhổ răng có đau không? Những lưu ý cần biết khi nhổ răng

Trong nhiều trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng để bảo vệ vùng răng bị bệnh và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm. Nhiều bệnh nhân thắc mắc nhổ răng có đau không? Cần lưu ý gì khi nhổ răng? Bài viết dưới đây của Nha Khoa Kim sẽ giúp bạn giải đáp.

Nhổ răng là gì?

Nhổ răng là một thủ thuật nha khoa đơn giản, theo đó bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ chuyên dụng để tách rời nướu, tách dây chằng nha chu, giãn xương ổ và lấy toàn bộ răng bị hư ra khỏi ổ răng.

Nhổ răng là gì?

Nhổ răng là kỹ thuật nha khoa đơn giản giúp loại bỏ toàn bộ phần răng hư ra khỏi ổ răng

Khi nào cần phải nhổ răng?

Bạn sĩ có thể cân nhắc và xem xét nhổ răng trong một số trường hợp sau đây:

Răng bị sâu

Trường hợp sâu răng tiến triển nặng, răng ngày càng hư tổn nghiêm trọng và đi kèm là những cơn đau dai dẳng thì cần phải nhổ bỏ để tránh vi khuẩn gây sâu răng lây lan sang các răng bên cạnh.

Răng viêm tủy

Răng viêm tủy nếu không sớm phát hiện và điều trị có thể làm nhiễm trùng lan rộng, từ đó xuất hiện những ổ viêm ở chân răng được gọi là viêm cuống răng. Lúc này, chân răng bị tổn thương nghiêm trọng và ngày càng yếu đi, thậm chí có nguy cơ hoại tử tủy nên bác sĩ bắt buộc phải nhổ bỏ răng.

Viêm nha chu

Viêm nha chu ở mức độ gây áp xe nghiêm trọng, kèm theo đó là tình trạng tiêu xương, tụt lợi, chân răng lung lay thì nhổ răng là điều không thể tránh khỏi để ngăn chặn viêm nhiễm lây lan sang mô trong miệng.

Răng khôn mọc ngầm, mọc lệch

Răng khôn mọc ngầm, mọc lệch,…khiến người bệnh chịu nhiều đau nhức. Vì không đảm nhận chức năng thẩm mỹ hay ăn nhai trên cung hàm nên cần phải nhổ bỏ càng sớm càng tốt để tránh ảnh hưởng đến răng bên cạnh hoặc sinh ra các biến chứng nguy hại cho sức khỏe.

Răng gãy, vỡ, mẻ to

Đối với răng bị gãy, vỡ, mẻ to do chấn thương, tai nạn mà không có cách nào để phục hồi. Bác sĩ bắt buộc phải nhổ bỏ chiếc răng này và thực hiện trồng răng giả bằng các phương pháp: cầu răng sứ, cấy ghép Implant.

Thực hiện niềng răng chỉnh nha

Trường hợp răng móm, răng hô, răng mọc lộn xộn, chen chúc,…muốn niềng răng phải tiến hành nhổ răng để tạo khoảng trống cho cung hàm, giúp quá trình dịch chuyển răng diễn ra thuận lợi hơn. Đa số trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng số 4 và 8.

Khi nào cần phải nhổ răng?

Nhổ răng sẽ được áp dụng cho các trường hợp răng sâu nặng, viêm tủy, nha chu hoặc răng khôn mọc lệch

Nhổ răng có đau không?

Trong quá trình nhổ răng, dù ít hay nhiều thì bác sĩ cũng sẽ có những tác động xâm lấn đến cấu trúc. Để lấy răng ra khỏi ổ, bác sĩ cần tách, rạch lợi, lay thân răng, nậy hoặc bẩy chân răng. Các tác động này sẽ gây cho bệnh nhân cảm giác đau nhức.

Tuy nhiên, hiện nay nhờ có sự hỗ trợ của thuốc gây tê, thuốc giảm đau và công nghệ hiện đại mà việc nhổ răng đã trở nên nhẹ nhàng hơn, người bệnh không cảm thấy đau nhức quá nhiều trong và sau khi thực hiện.

Nhổ răng có đau không?

Trong quá trình nhổ răng do tác dụng của thuốc tê nên người bệnh sẽ không cảm thấy đau nhức, khó chịu

Kỹ thuật nhổ răng không đau hiện nay

Để quá trình nhổ răng diễn ra nhẹ nhàng, hạn chế tối đa đau nhức, bác sĩ thường áp dụng một số kỹ thuật sau đây:

Sử dụng thuốc tê

Trước khi nhổ răng, bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh khoang miệng sạch sẽ, sau đó tiêm thuốc tê vào vị trí cần nhổ răng. Lúc này, các tổ chức xung quanh răng như nha chu, mô mềm gần như không còn cảm giác. Bác sĩ sẽ nhẹ nhàng lấy răng ra khỏi ổ mà không gây đau nhức hay khó chịu.

▷ Tham khảo thêm: Những tác dụng phụ của thuốc gây tê khi nhổ răng nên biết

Sử dụng thuốc giảm đau

Sau khi thuốc tê hết tác dụng, cơn đau sẽ bắt đầu xuất hiện tại vị trí nhổ răng. Lúc này, người bệnh có thể uống thuốc giảm đau theo đơn mà bác sĩ kê để giảm bớt cảm giác khó chịu. Sau 1 – 2 ngày cơn đau sẽ dần biến mất, người bệnh có thể quay trở lại với cuộc sống bình thường.

Công nghệ nhổ răng hiện đại Piezotome

Ngày nay, tại các nha khoa hiện đại, quá trình nhổ răng đã có sự hỗ trợ của máy Piezotome. Loại máy này ứng dụng sóng âm để mở nướu, cắt nướu, nâng xoang hàm và tạo hình khung xương mà không xâm lấn mô mềm. Nhờ đó, người bệnh không phải chịu cảm giác đau đớn khi nhổ răng, đồng thời hạn chế tối đa biến chứng.

Kỹ thuật nhổ răng không đau hiện nay

Công nghệ Piezotome hiện đại giúp hỗ trợ quá trình loại bỏ răng nhanh chóng không gây đau nhức cho người bệnh

Các triệu chứng sau khi nhổ răng

Sau khi nhổ răng, bạn có thể gặp phải một số triệu chứng sau đây:

Đau nhức

Đau tình trạng thường gặp sau khi nhổ răng. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ bắt đầu thuyên giảm sau 2 – 3 ngày. Nếu không chịu được cơn đau, người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau như Ibuprofen hoặc paracetamol. Trước khi sử dụng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và tuân thủ hướng dẫn về cách dùng và liều lượng.

Sưng tấy

Ngoài đau, người bệnh còn có thể bị sưng miệng. Vết sưng xuất hiện trong 48 giờ sau nhổ răng, đi kèm là một số vết bầm tím và biến mất sau 5 – 7 ngày. Đây là tình trạng bình thường trong quá trình hồi phục của mô nướu nên bạn không cần quá lo lắng.

Chảy máu

Trong vòng 24h sau khi nhổ răng, bạn có thể bị chảy máu ở ổ răng. Nếu sau vài ngày nhổ răng nếu thấy máu chảy không ngừng, hãy đến gặp bác sĩ để được khắc phục kịp thời, tránh tình trạng nhiễm trùng máu.

Các triệu chứng sau khi nhổ răng

Sau quá trình nhổ răng người bệnh có thể sẽ cảm thấy hơi đau nhức nhẹ do thuốc tê hết tác dụng, đây là các dấu hiệu hoàn toàn bình thường

Giá nhổ răng bao nhiêu tiền?

Giá nhổ răng có thể khác nhau tùy vào loại răng và độ khó của thủ thuật. Nhổ răng sữa có mức giá thấp nhất, chỉ từ 100.000đ. Nhưng đối với răng vĩnh viễn, răng khôn mọc lệch giá nhổ răng sẽ từ 300.000 – 5.000.000đ vì thủ thuật để nhổ các răng này rất khó thực hiện và cần phải hết sức cẩn thận để tránh để lại biến chứng.

▷ Tham khảo thêm: Giá nhổ răng bị sâu bao nhiêu tiền 1 cái? Bảng giá 2025

Lưu ý trước và sau khi nhổ răng

Để hạn chế rủi ro tiềm ẩn sau quá trình nhổ răng bạn phải biết chăm sóc răng miệng đúng cách:

Chuẩn bị trước khi nhổ răng

Để quá trình loại bỏ răng sâu diễn ra nhanh chóng, hạn chế đau nhức thì người bệnh cần lưu ý những điều sau:

  • Chuẩn bị tâm lý thoải mái, không nên lo lắng hoặc căng thẳng quá mức.
  • Thông báo cho bác sĩ các vấn đề sức khỏe mà bạn gặp phải như: tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp, có đang mang thai hay đang trong chu kỳ kinh nguyệt hay không để bác sĩ kiểm tra sức khỏe tổng quát trước khi nhổ răng.
  • Nên nhổ răng vào đầu buổi sáng hoặc chiều, sau khi ăn no.
  • Ăn uống đầy đủ, không để bụng đói.

Chăm sóc răng sau khi nhổ

Bệnh nhân cần chú ý quan tâm đến việc vệ sinh và chăm sóc răng miệng sau khi nhổ để hạn chế các biến chứng có thể xảy ra.

  • Cắn bông gòn và gạc vô trùng tại vị trí nhổ răng trong ít nhất 1h để cầm máu.
  • Không súc miệng mạnh trong vòng 6h sau khi nhổ răng vì sẽ làm chậm quá trình đông máu.
  • Hạn chế ăn nhai thức ăn bên hàm có răng vừa nhổ trong 2 – 3 ngày đầu vì sẽ làm tác động đến vết thương.
  • Chườm túi lạnh bên ngoài má, tại vị trí nhổ răng để làm dịu vết thương, giảm bớt đau nhức. Những ngày tiếp theo nền chườm ấm để giảm sưng, tan máu tụ.
  • Không dùng tay, vật nhọn hoặc bàn chải đánh răng sờ vào vị trí mới nhổ răng.
  • Tránh sử dụng ống hút, khạc nhổ mạnh hoặc tạp áp lực trong miệng vì sẽ khiến vết thương lâu lành hơn.

▷ Tham khảo thêm: Nhổ răng kiêng ăn gì? Cách vệ sinh răng miệng sau khi nhổ răng

Lưu ý trước và sau khi nhổ răng

Cần đảm bảo vệ sinh răng miệng sạch sẽ, không súc miệng mạnh và tuân thủ theo các chỉ định từ bác sĩ nhằm hạn chế các biến chứng và viêm

Một số thắc mắc thường gặp khi nhổ răng

Dưới đây là giải đáp của bác sĩ Nha Khoa Kim về các thắc mắc thường gặp khi nhổ răng:

Nhổ răng nào nguy hiểm nhất?

Nhổ răng khôn hàm dưới là nguy hiểm nhất vì chiếc răng này thường mọc lệch, mọc ngầm. Chưa kể, nó còn nằm ở vị trí khó tiếp cận và chân răng liên kết với nhiều dây thần kinh. Nên thao tác nhổ răng vô cùng phức tạp và đòi hỏi bác sĩ phải hết sức cẩn thận.

Có nên nhổ nhiều răng cùng lúc?

Nếu sức khỏe đảm bảo, bạn có thể nhổ nhiều răng cùng lúc nhưng không quá 2 chiếc. Tuy nhiên, nếu sức khỏe yếu, nên chia nhỏ thời gian nhổ răng để tránh những biến chứng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng.

Nên nhổ răng vào lúc nào?

Bạn có thể nhổ răng vào buổi sáng hoặc buổi chiều nhưng thời điểm lý tưởng vẫn là vào buổi sáng sớm. Lúc này, cơ thể đã được nghỉ ngơi sau một đêm dài nên sẽ có đủ sức khỏe để nhổ răng.

Nên nhổ răng vào lúc nào?

Theo các bác sĩ thì khoảng thời gian tốt nhất để nhổ răng là vào buổi sáng hoặc trưa

Tóm lại, nhổ răng sẽ không gây đau nhức nhiều nếu được thực hiện bởi các bác sĩ tay nghề cao cùng sự hỗ trợ của công nghệ nhổ răng hiện đại. Sau khi nhổ răng bạn nên uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ để cảm thấy dễ chịu hơn. Đồng thời, chăm sóc răng miệng thật tốt để vết thương sau khi nhổ răng mau lành.

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

ĐẶT HẸN THĂM KHÁM

Quý khách vui lòng để lại thông tin, Nha Khoa Kim sẽ liên hệ trong vòng 3 phút. (Thời gian làm việc của tổng đài từ 7h30 đến 23h30)