Nổi đẹn là gì? Nguyên nhân và cách điều trị đẹn lưỡi

Nổi đẹn là tình trạng phổ biến ở người có sức đề khách kém như trẻ em, người già. Dù không nguy hiểm nhưng gây nốt sưng, đau rát trên lưỡi hay trong khoang miệng. Điều này cản trở đến việc ăn uống và khả năng giao tiếp. Vậy nổi đen là gì? Nguyên nhân do đâu? Cách điều trị nổi đẹn như thế nào? Hãy cùng Nha Khoa Kim tìm hiểu kỹ hơn về tình trạng này qua bài viết dưới đây.

Nổi đẹn trong miệng là gì?

Nổi đẹn trong miệng (hay nhiệt miệng, đẹn lưỡi) là tình trạng nấm men Candida albicans phát triển quá mức trong khoang miệng. Từ đó gây viêm, lở và xuất hiện các lớp màu trắng mịn ở lưỡi, nướu răng, má trong,… Tình trạng này xảy ra khi niêm mạc bị tổn thương hoặc hệ miễn dịch trong cơ thể suy yếu.

nổi đẹn trong miệng là gì

Nổi đẹn hay nhiệt miệng là tình trạng nhiễm trùng do nấm Candida albicans gây ra

Triệu chứng khi bị nổi đẹn trong miệng

Khi nổi đẹn trong miệng, chúng thường gây ra cảm giác khó chịu. Dưới đây là những triệu chứng phổ biến của tình trạng này:

  • Xuất hiện đốm nhỏ li: Ban đầu, đẹn miệng chỉ là một đốm nhỏ, có màu trắng vàng nhạt được bọc bên ngoài bởi một quầng đỏ hơi mọng nước. Lâu dần, đẹn miệng có thể bị vỡ và hình thành các vết loét hình tròn, màu trắng sữa.
  • Trong miệng có mảng trắng hoặc kem: Đây là dấu hiệu dễ nhận thấy nhất khi bị nổi đẹn. Các mảng trắng trong miệng thường xuất hiện ở lưỡi, nướu bên trong má hoặc vòm miệng.
  • Cảm giác khó chịu, đau rát: Khi bị nổi đẹn trong miệng, người bệnh thường cảm thấy đau rát và nhất là khi ăn uống hoặc đánh răng.
  • Nứt môi hoặc khóe miệng: Tình trạng này gọi là viêm khóe miệng, thường gặp ở người bị nấm Candida. Đặc biệt là trẻ nhỏ hoặc người đeo răng giả.
  • Mất vị giác: Khi bị nổi đẹn, người bệnh có thể mất vị giác tạm thời hoặc cảm thấy đắng miệng, vị kim loại trong miệng. Do đó, bạn ăn bất cứ thứ gì cũng cảm thấy không ngon miệng.

Ngoài ra, những trường hợp nặng hơn, đẹn lưỡi còn có thể lan xuống cổ họng và thực quản. Từ đó khiến người bệnh cảm thấy khó nuốt và đau khi nuốt thức ăn. Với người có hệ miễn dịch yếu, tình trạng có thể phát triển nhanh chóng ra toàn bộ khoang miệng.

▷ Xem thêm: Trẻ bị cam miệng là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

triệu chứng khi bị nổi đẹn

Miệng xuất hiện các đốm nhỏ li ti màu trắng đục được bao quang bởi mảng đỏ 

Nổi đẹn bao lâu thì hết?

Nổi đẹn trong miệng là tình trạng lành tính, thường tự khỏi sau 7 – 10 ngày và không để lại sẹo. Tuy nhiên, trong thời gian tồn tại, đẹn miệng ít nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, gây đau rát, khó chịu khi ăn uống, vệ sinh răng miệng.

Nếu vết loét kéo dài hơn 2 tuần và đau rát nghiêm trọng hoặc lây lan xuống họng gây khó nuốt thì bạn nên đi khám để tránh nhiễm trùng nặng hơn.

Nguyên nhân khiến miệng bị nổi đẹn

Dưới đây là các nguyên nhân thường gặp:

  • Niêm mạc miệng bị tổn thương: Thường do cách đánh răng sai, dùng răng giả không phù hợp hoặc ăn thức ăn quá cứng,… Những nguyên do này chính là điều kiện cho vi khuẩn tấn công, gây ra lở loét miệng.
  • Dị ứng với sodium lauryl sulfate: Sodium lauryl sulfate thường có trong một số sản phẩm kem đánh răng, nước súc miệng. Chúng có thể gây kích ứng niêm mạc miệng, từ đó làm tổn thương và gây ra các vết viêm, loét.
  • Ăn nhiều thực phẩm có tính acid: Những đồ ăn cay nóng, trái cây có vị chua, thực phẩm lên men. Nếu ăn quá nhiều rất dễ kích thích niêm mạc miệng, tăng nguy cơ trào ngược dạ dày.
  • Trào ngược dạ dày: Tình trạng này khiến acid dịch vụ và vi khuẩn HP trong dạ dày bị đẩy lên và gây tổn thương niêm mạc miệng. Đây chính là nguyên nhân hình thành nên các vết nhiệt miệng gây khó chịu, đau rát.
  • Thiếu vitamin: Khi lười bổ sung các loại vitamin và khoáng chất như vitamin B12, sắt, kẽm hoặc acid folic,… Sẽ làm giảm sức đề kháng và làm giảm quá trình phục hồi tổn thương. Điều này khiến các vết thương nhỏ nhanh chóng phát triển thành vết lở miệng.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Những người đã và đang sử dụng thuốc như: thuốc kháng sinh, thuốc cao huyết áp, nicotin, NSAIDs,… có thể là tác dụng phụ dẫn đến nổi đẹn.

nguyên nhân bị đẹn miệng

Nổi đẹn trong miệng có thể do nhiều yếu tố gây ra

Khi nào bị nổi đẹn cần đi thăm khám

Nếu các vết loét do đẹn miệng gây ra có các dấu hiệu sau đây. Bạn cần đến gặp ngay bác sĩ để được kiểm tra có phương án điều trị kịp thời:

  • Đau nhức dữ dội ở vết loét.
  • Các vết loét có đường lớn hơn nhiều so với bình thường.
  • Sốt cao, có thể lên đến 40 độ và không cắt được sốt.
  • Vết loét kéo dài nhiều ngày mà không có dấu hiệu hồi phục.
  • Vết loét tái phát nhiều lần trong thời gian ngắn.

▷ Tìm hiểu thêm: Tại sao bị nhiệt miệng liên tục, tái đi tái lại nhiều lần?

Bị nổi đẹn trong miệng làm sao hết?

Đẹn lưỡi tuy nhỏ nhưng lại gây khó chịu vô cùng. May mắn thay, có nhiều cách để giảm đau và giúp vết đẹn mau lành. Dưới đây là những phương pháp điều trị đẹn lưỡi hiệu quả mà bạn có thể áp dụng:

Dùng thuốc đặc trị

Để khắc phục tình trạng nổi đẹn, người bệnh có thể tham khảo một số loại thuốc đặc trị như sau:

  • Thuốc kháng sinh: Những dòng thuốc này sử dụng trong trường hợp vết loét bội nhiễm. Các hoạt chất này thường là sulfamethoxazole và trimethoprim.
  • Thuốc kháng nấm: Thuốc sẽ được bác sĩ chỉ định khi người bệnh bị nhiệt miệng do nấm gây ra. Ví dụ như: nystatin, fluconazole hoặc itraconazole,…
  • Thuốc chống viêm: Các dòng thuốc này có thể là corticoid hoặc colchicine. Chúng có tác dụng giảm sưng đau và ngăn vết loét phát triển mạnh.
  • Thuốc giảm đau: Các hoạt chất thường gặp để điều trị giảm đau rát, bảo vệ vết loét như: Nitrat bạc, lidocaine, sachole – gel, acid hyaluronique,…
  • Vitamin và khoáng chất: Khi bị nhiệt miệng, người bệnh cũng nên sử dụng thêm các loại vitamin và khoáng chất như sắt, kẽm để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

▷ Xem thêm: Top các loại thuốc bôi nhiệt miệng cho bé an toàn và hiệu quả

Dùng thuốc Đông y

Ngoài cách điều trị bằng thuốc Tây y, bạn có thể áp dụng một số bài thuốc Đông y để giải nhiệt, giảm đau an toàn, hiệu quả:

Bài thuốc 1: Thạch cao (30g), sinh kỳ (20g), huyền sâm (20g), sinh địa (15g), ngưu tất (15g), tri mẫu (10g). Sau đó, đem sắc nước uống 2 lần/ ngày vào buổi sáng và tối.

Bài thuốc 2: Rau má (20g), cỏ mực (20g), đinh lăng (20g), bồ công anh (20g), sài đất (20g), cam thảo đất (16g), mướp đắng (16g), tang diệp (16g), chi tử (12g), đường quy (12g), hoàng cầm (12g), liên kiều (12g), thục địa (12g). Sau đó, đem sắc nước uống 3 lần/ngày đến khi tình trạng thuyên giảm

Điều trị nổi đẹn bằng phương pháp dân gian

Với những vết đẹn lưỡi nhẹ, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo dân gian để giảm cảm giác khó chịu, hỗ trợ thúc đẩy quá trình phục hồi vết thương:

  • Mật ong và bột nghệ thoa trực tiếp lên vết nhiệt miệng 2 – 3 lần/ ngày. Hoặc bạn có thể hoà tan mật ong cùng nước ấm, uống thật chậm để nước có thể phát huy tối đa công dụng lên niêm mạc miệng.
  • Cỏ mực đem rửa sạch, giã nát rồi vắt nước cốt trộn cùng mật ong theo tỷ lệ 1:1. Sau đó, dùng tăm bông thấm hỗn hợp và bôi lên vết đẹn lưỡi khoảng 2 – 3 lần/ ngày.
  • Thoa trực tiếp dầu dừa lên khu vực miệng bị nổi đẹn 2 – 3 lần/ ngày để tạo ra màng phủ. Ngoài ra, acid lauric có trong dầu dừa còn giúp kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả.
  • Dùng trà hoa cúc ấm để súc miệng 3 – 4 lần/ ngày. Hoạt chất levomenol và azulene trong thức uống này có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và làm dịu vết loét nhanh chóng.

cách điều trị đẹn lưỡi

Để điều trị đẹn lưỡi bằng nhiều cách đơn giản giúp giảm đau và vết thương mau lành

Biện pháp phòng ngừa nổi đẹn đơn giản, hiệu quả

Theo lời khuyên của các bác sĩ nha khoa, để phòng tránh nguy cơ bị nổi đẹn, cần chú ý:

  • Hạn chế ăn các loại thức ăn cay, nóng. Bởi chúng không chỉ gây đẹn miệng mà còn gây nổi mụn, mẩn ngứa, nóng gan, tích tụ độc tố.
  • Hạn chế uống cafe, rượu bia, nước ngọt, các đồ chiên rán nhiều dầu mỡ.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày để cơ thể có thể giải phóng nhiệt lượng.
  • Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày và súc miệng bằng nước muối.
  • Không sử dụng các loại kem đánh răng, nước súc miệng có chứa sodium lauryl sulfate. Vì chúng có thể làm cho vết loét miệng trở nên nặng hơn.
  • Sử dụng chỉ nha khoa thay cho tăm xỉa răng để tránh làm tổn thương nướu.
  • Luyện tập thể dục, thể thao để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Trường hợp người bị nổi đẹn có bệnh lý nền tiểu đường. Bệnh nhân cần kiểm soát lượng đường huyết để ngăn ngừa sự phát triển của nấm Candida
  • Khám răng định kỳ 6 tháng/lần và cạo vôi răng để giữ cho răng nướu luôn được chắc khỏe.

Biện pháp phòng ngừa nổi đẹn

Ăn uống khoa học và vệ sinh răng miệng đúng cách giúp ngăn ngừa đẹn miệng và sâu răng hiệu quả

Đừng để những triệu chứng do nổi đẹn làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này hay bất kỳ vấn đề nào khác về sức khỏe răng miệng, hãy đến ngay Nha khoa Kim để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

ĐẶT HẸN THĂM KHÁM

Quý khách vui lòng để lại thông tin, Nha Khoa Kim sẽ liên hệ trong vòng 3 phút. (Thời gian làm việc của tổng đài từ 7h30 đến 23h30)