Tình trạng đắng miệng thường xảy ra sau khi ăn uống những loại thực phẩm như mướp đắng, cải xoan, cà phê đen,… Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra trong một khoảng thời gian dài mà không liên quan đến đồ ăn thức uống thì có thể là dấu hiệu cảnh báo cho những vấn đề về sức khỏe và răng miệng. Dưới đây, hãy cùng Nha Khoa Kim tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách cải thiện tình trạng này nhé!
Nội Dung Chính
Đắng miệng là gì?
Đắng miệng là tình trạng vị giác trong khoang miệng bị thay đổi và có vị đắng. Đây được xem là phản ứng hết sức bình thường sau khi ăn những thực phẩm chua cay hoặc đắng. Tuy nhiên, nếu đắng miệng kéo dài hoặc xảy ra bất ngờ, không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý.
Triệu chứng đắng miệng
Thông thường, miệng đắng sẽ đi kèm với một số triệu chứng sau đây:
- Cảm giác đắng từ miệng lan xuống cổ họng.
- Ăn uống không ngon miệng, chán ăn.
- Khiếm khuyết vị giác, không thể nếm thấy mùi vị của thức ăn khi ăn uống.
- Khô miệng, có cảm giác mệt mỏi.
- Thậm chí, cảm giác đắng vẫn không biến mất dù bạn đã đánh răng.
Nguyên nhân đắng miệng
Miệng bị đắng có thể đến từ những nguyên nhân sau đây:
Vệ sinh răng miệng kém
Thói quen lười vệ sinh răng miệng hay quá trình vệ sinh răng miệng không đúng cách. Điều này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu, nhiễm trùng mà còn có thể gây ra vị đắng trong miệng.
Khô miệng
Khi lượng nước bọt tiết ra quá ít sẽ khiến cho khoang miệng bị khô. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển và tạo ra cảm giác đắng.
Mang thai
Phụ nữ trong 3 tháng đầu của thai kỳ thường có cảm giác chán ăn, miệng đắng, thậm chí là còn thấy mùi kim loại trong thức ăn. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai, ảnh hưởng đến vị giác.
Nếu không mắc bệnh lý gì nghiêm trọng, tình trạng này sẽ ngay lập tức biến mất sau khi sinh em bé.
Thời kỳ tiền mãn kinh
Nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ khi bước vào giai đoạn mãn kinh sẽ không còn được duy trì ổn định như trước. Lúc này, lượng hormone estrogen sẽ nhanh chóng suy giảm, gây ra hiện tượng khô miệng dẫn đến miệng đắng, mất vị giác, chán ăn.
Do stress
Căng thẳng, lo lắng quá mức có thể kích thích phản ứng trong cơ thể và làm vị giác thay đổi. Ngoài ra, căng thẳng, lo lắng kéo dài còn có thể gây khô miệng, đây là một trong những nguyên nhân khiến miệng xuất hiện vị đắng.
Sử dụng thuốc
Một số loại thuốc có thể tạo ra vị đắng sau khi sử dụng như thuốc kháng sinh, thuốc điều trị bệnh tim, thuốc lithium,…
Nấm miệng
Nhiễm trùng nấm men trong khoang miệng không chỉ làm xuất hiện các vết, đốm trắng trên miệng, lưỡi, cổ họng mà còn gây ra vị đắng khó chịu.
Tổn thương dây thần kinh
Vì được kết nối trực tiếp với các dây thần kinh. Nên nếu dây thần kinh bị tổn thương thì vị giác cũng sẽ thay đổi, từ đó dẫn đến tình trạng rối loạn vị giác hoặc đắng ở miệng.
Miệng đắng là bệnh gì?
Miệng đắng có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo cho nhiều bệnh lý khác nhau như:
- Suy giảm chức năng gan: Chức năng gan bị suy giảm có thể dẫn đến quá trình sản xuất mật không đủ hoặc không cân tới, từ đó gây ra cảm giác đắng.
- Rối loạn tiêu hóa: Các vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu, viêm loét dạ dày, dạ dày hoạt động không bình thường cũng có thể gây ra cảm giác miệng chát đắng.
- Trào ngược dịch mật và dạ dày: Miệng bị đắng là triệu chứng thường gặp khi các chất trong dạ dày hoặc dịch mật trào ngược lên thực quản.
- Bệnh lý răng miệng: Các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu,… cũng là một trong những nguyên nhân khá phổ biến.
- Ung thư: Khi bị ung thư, người bệnh không chỉ bị mất cảm giác với đồ ngọt mà còn tăng dần cảm giác đắng khi ăn. Điều này là do sự thay đổi thành phần có trong nước bọt và gây cản trở tuần hoàn huyết dịch ở lưỡi.
Cách trị đắng miệng an toàn, hiệu quả
Dưới đây là một số cách trị miệng đắng hiệu quả mà bạn có thể áp dụng:
Thường xuyên vệ sinh răng miệng
Đánh răng đúng cách, sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch răng miệng triệt để. Giúp duy trì sức khỏe răng miệng và giảm vị đắng ở miệng.
Nhai kẹo cao su
Để giảm cảm giác đắng trong miệng bạn có thể chọn nhai các loại kẹo cao su không đường hoặc có vị cam, dâu.
Uống đủ nước
Mỗi ngày bạn nên uống đủ 2 đến 3 lít nước để duy trì độ ẩm trong khoang miệng, tăng tiết nước bọt, hạn chế tình trạng khô miệng.
Tránh nguy cơ trào ngược axit
Nếu bạn bị trào ngược dạ dày thực quản hãy hạn chế ăn các thức ăn cay, nóng, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ. Thay vào đó nên ưu tiên những thức ăn lỏng để dễ tiêu hóa, giảm tình trạng miệng đắng cũng như cảm giác ợ chua.
Phân chia nhỏ bữa ăn
Không nên ăn quá nhiều, hãy chia nhỏ bữa ăn để hạn chế cảm giác chán ăn và đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Bổ sung vitamin C, thực phẩm giúp kích thích vị giác
Bổ sung thêm vitamin và các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng cho cơ thể để kích thích vị giác, tăng tiết nước bọt. Giảm thiểu đồ uống có gas, trà và cafe để hạn chế tình trạng đắng ở miệng.
Tránh hút thuốc lá, uống rượu bia
Thuốc lá và rượu bia có thể làm miệng bị đắng. Nên cố gắng hạn chế hoặc tốt nhất là loại bỏ chúng ra khỏi thói quen hằng ngày.
Cạo vôi răng định kỳ
Việc cạo vôi răng thường xuyên là cách giúp bạn giảm tình trạng miệng đắng. Đồng thời phòng ngừa các bệnh lý răng miệng khác.
Lưu ý: Khi bị đắng miệng kéo dài kèm theo các triệu chứng khó chịu, bạn hãy đến gặp ngay bác sĩ nha khoa để được thăm khám và có hướng điều trị kịp thời.
Bị đắng miệng nên ăn gì?
Dưới đây là một số thực phẩm mà bạn nên ăn khi có cảm giác đắng ở miệng:
- Trái cây giàu vitamin C: Các loại trái cây như cam, quýt, ổi, bưởi,…chứa rất nhiều vitamin C. Chúng giúp kích thích tiết nước bọt và cải thiện vị giác. Bạn có thể ăn trực tiếp hoặc ép nước uống đều được.
- Cháo: Cháo là thực phẩm thích hợp cho những người bị trào ngược dạ dày, giúp tiêu hóa dễ dàng, giảm vị đắng ở miệng và cảm giác ợ chua.
- Ô mai: Ô mai có vị chua, ngọt sẽ làm tăng tiết nước bọt, giúp duy trì độ ẩm trong khoang miệng và làm giảm dần cảm giác đắng.
Hy vọng qua những thông tin mà bài viết trên cung cấp đã giúp bạn hiểu rõ đắng miệng là bệnh gì, nguyên nhân cũng như cách điều trị phù hợp. Để chế tình trạng này xảy ra, bạn hãy luôn duy trì cho mình một lối sống lành mạnh, đặc biệt chú ý đến việc vệ sinh và chăm sóc răng miệng hàng ngày, thực hiện thăm khám định kỳ tại Nha Khoa Kim 6 tháng/lần.
Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.