Viêm họng hạt: Nguyên nhân, Dấu hiệu và cách chữa trị

Viêm họng hạt là một căn bệnh liên quan đến đường hô hấp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Bệnh gây nhiều triệu chứng khó chịu, dai dẳng làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Vậy viêm họng hạt là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị ra sao? Tất cả sẽ được Nha Khoa Kim giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.

Viêm họng hạt là gì?

Viêm họng hạt là một dạng của viêm họng mãn tính diễn ra khi tình trạng viêm nhiễm kéo dài liên tục ở vùng niêm mạc tại khoang họng do vi khuẩn Streptococcus nhóm A (Streptococcus pyogenes) gây ra.

Bên trong niêm mạc có chứa lympho có chức năng tiêu diệt các vi khuẩn, virus, nấm khi chúng xâm nhập vào khoang họng từ đường miệng và đường thở. Khi cơ thể phải tiếp xúc với môi trường độc hại quá mức, lympho sẽ hoạt động nhiều hơn. Từ đó, nó phát triển thành các hạt trắng to ở cổ họng. Đây là lúc viêm họng hạt mãn tính quá phát.

Viêm họng hạt là gì?

Viêm họng hạt là tình trạng vùng niêm mạc miệng bị viêm nhiễm kéo dài do vi khuẩn gây ra

Phân loại viêm họng hạt

Viêm họng hạt có 2 loại chính là

Viêm họng hạt cấp tính

Đây là giai đoạn viêm họng mới bắt đầu khởi phát bệnh nên chưa có nhiều triệu chứng nghiêm trọng. Do đó, nếu bệnh được phát hiện và điều trị ở giai đoạn này sẽ giúp giảm bớt các biến chứng và rút ngắn quá trình điều trị hơn.

Viêm họng hạt mạn tính

Nếu để tình trạng viêm họng mạn tính kéo dài dai dẳng, bệnh sẽ tiến triển thành mạn tính, thời gian diễn biến bệnh thường kéo dài khoảng 3 tuần. Ở giai đoạn này, bệnh rất khó điều trị dứt điểm và tái đi tái lại nhiều lần khi thời tiết giao mùa hay khi trời chuyển lạnh.

Phân loại viêm họng hạt

Viêm họng hạt cấp và mãn tính là hai loại phổ biến và thường gặp hiện nay

Nguyên nhân gây viêm họng hạt

Có nhiều nguyên nhân gây viêm họng hạt, có thể kể đến như:

  • Sự tấn công của các tác nhân gây hại: Khoang miệng là nơi tiếp xúc thường xuyên với các tác nhân gây hại như vi khuẩn, virus, nấm. Khi gặp điều kiện thuận lợi, các tác nhân này sẽ tấn công và gây viêm nhiễm.
  • Biến chứng bệnh lý: Viêm họng hạt cũng có thể là biến chứng của một số bệnh lý như viêm xoang mũi mạn tính, viêm Amidan, viêm họng cấp tái phát nhiều lần hoặc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như trào ngược họng thanh quản,…
  • Bất thường trong giải phẫu cấu trúc mũi xoang: Viêm họng hạt cũng có thể xảy ra do ảnh hưởng bởi sự bất thường của cấu trúc mũi xoang do vách ngăn mũi bị lệch vẹo hay polyp mũi.
  • Môi trường sống ô nhiễm: Việc tiếp xúc thường xuyên với môi trường độc hại, khói bụi, khói thuốc lá hoặc thời tiết thay đổi thất thường cũng là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Lối sống không lành mạnh: Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, lạm dụng rượu bia, đồ ăn cay nóng,… cũng góp phần kích thích cổ họng, tạo cơ hội cho các tác nhân xấu tấn công vào cổ họng và gây viêm nhiễm.
  • Yếu tố cơ địa, di truyền: Cơ địa nhạy cảm, mắc bệnh liên quan đến di truyền, miễn dịch cũng là nguyên nhân gây viêm họng hạt.

Nguyên nhân gây viêm họng hạt

Chế độ ăn uống không khoa học, vệ sinh răng miệng không đảm bảo và biến chứng do bệnh lý là nguyên nhân dẫn đến viêm ở vùng niêm mạc miệng

Triệu chứng của viêm họng hạt

Khi bị viêm họng hạt, bạn sẽ gặp phải các triệu chứng sau đây:

  • Cổ họng khô và ngứa, thường phải tằng hắng hay khạc nhổ để bớt ngứa.
  • Lớp niêm mạc ở cổ họng có màu đỏ bầm và dày lên. Cổ họng nổi các hạt đỏ hoặc hồng không đều màu, lồi lên cao hơn so với niêm mạc xung quanh.
  • Tổ chức bạch tuyết lồi lên thành đám xơ hóa ở cổ họng gây cảm giác đau, vướng víu khi nuốt nước bọt hoặc thức ăn.
  • Sốt, có thể sốt lên đến 38 độ.
  • Tiếng khàn nhẹ hoặc bình thường, cổ đau rát khi thức dậy vào buổi sáng.
  • Mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon, không cảm nhận được vị thức ăn.

Triệu chứng của viêm họng hạt

Niêm mạc có màu đỏ bầm, dày lên kèm theo các cơn ho, ngứa cổ liên tục là những triệu chứng phổ biến cho thấy vùng niêm mạc bị tổn thương

Viêm họng hạt có nguy hiểm không?

Viêm họng hạt tuy không gây ra nguy hiểm nặng đến tính mạng nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ để lại nhiều biến chứng khó điều trị khác. Tình trạng tái đi tái lại nhiều lần gây khó chịu, mệt mõi và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Một vài biến chứng thường gặp của bệnh như:

  • Tình trạng viêm nhiễm tại hầu họng, lâu ngày tiến triển thành áp xe và nặng hơn là viêm họng hạt viêm amindan.
  • Sẽ là nguyên nhân gây ra các bệnh lý liên quan đến tai mũi họng khác như: viêm mũi dị ứng, viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm xoang hàm,…
  • Tình trạng viêm tái đi tái lại nhiều lần gây ho liên tục, nặng hơn sẽ xuất hiện tình trạng ho ra máu, gây mệt mỏi và stress cho người mắc bệnh.

Phương pháp điều trị viêm họng hạt

Tùy vào từng gia đoạn và nguyên nhân gây bệnh mà sau khi chuẩn đoán bác sĩ sẽ có phát đồ và cách điều trị phù hợp. 

Điều trị bằng thuốc: Thường được sử dụng ở giai đoạn cấp tính, bệnh viêm họng hạt thường được điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm, thuốc long đờm và thuốc giảm phù nề. 

Đốt viêm họng hạt: Được áp dụng trong trường hợp viêm họng hạt cấp tính, liên tục tái đi tái lại nhiều lần và hạt có kích thước lớn gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.

Điều trị dự trên nguyên nhân: Trong trường hợp bị viêm họng hạt do các bệnh lý như: viêm xoang, viêm amidan hoặc trào ngược dạ dày gây ra thì bác sĩ sẽ tiến hành điều trị các bệnh lý này trước. Từ đó giúp giảm và ngăn chặn tình trạng bệnh phát triển nặng, tái đi tái lại nhiều lần dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác.

Phương pháp điều trị viêm họng hạt

Tùy vào nguyên nhân và giai đoạn viêm sẽ có các phát đồ và cách điều trị phù hợp riêng

Cách trị viêm họng hạt tại nhà theo dân gian

Nếu viêm họng hạt mới bắt đầu khởi phát, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau đây để điều trị tại nhà:

Mẹo chữa viêm họng hạt tại nhà bằng mật ong

Mật ong có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, làm dịu các cơn đau ở cổ họng hiệu quả. 

Cách thực hiện: Hòa tan 2 – 3 thìa mật ong với một ly nước ấm, uống vào mỗi buổi sáng.

Cách chữa viêm họng bằng chanh đào, mật ong

Trong chanh đào có chứa nhiều vitamin C, khi kết hợp với mật ong sẽ giúp kháng viêm, kháng khuẩn vùng cổ họng rất tốt.

Cách thực hiện: Chanh đào rửa sạch, thái lát mỏng, cho vào lọ thủy tinh sạch. Sau đó, đổ mật ong vào ngập phần chanh đào, đậy nắp kín, để yên trong vòng 20 ngày rồi sử dụng để uống 2 – 3 lần mỗi ngày.

Chữa viêm họng hạt bằng gừng và mật ong

Gừng là loại gia vị có tính ấm, chứa nhiều chất oxy hóa, có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt.

Cách thực hiện: Gừng rửa sạch, thái lát mỏng, cho vào lọ thủy tinh sạch. Sau đó, cho mật ong vào lọ, đậy nắp kín và ngâm trong vài giờ, dùng để uống từ 2 – 3 lần mỗi ngày.

Chữa viêm họng hạt tại nhà bằng trứng gà và mật ong

Trứng gà có vị mặn và tính lạnh, rất tốt cho các bệnh lý ở vùng cổ họng, giúp giảm nhanh các triệu chứng viêm họng hạt.

Cách thực hiện: Đập 1 quả trứng gà vào bát, cho thêm 4 – 5 thìa mật ong và 2 thìa nước cốt chanh vào khuấy đều, đậy kín nắp và ngâm trong 2 ngày rồi sử dụng để uống.

  • Lưu ý: Nếu đã áp dụng các biện pháp trên mà viêm họng hạt vẫn không thuyên giảm, bệnh nhân nên đi khám bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp.

Cách trị viêm họng hạt tại nhà theo dân gian

Sử dụng các loại thực phẩm kháng viêm cao như mật ong và gừng là cách giúp giảm tình trạng viêm niêm mạc miệng an toàn

Viêm họng hạt uống thuốc gì?

Sau khi thăm khám, tùy vào bệnh đang ở giai đoạn cấp tính hay mạn tính mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Nếu người bệnh mắc viêm họng hạt do biến chứng từ các bệnh lý thì cần điều trị bệnh cùng lúc với các bệnh lý đó.

Trường hợp người bệnh mắc viêm họng hạt do tác nhân gây hại, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc để điều trị và giảm biến chứng:

Thuốc có chức năng giảm đau, hạ sốt

Ibuprofen, Paracetamol, Acetaminophen, Naproxen,… Những loại thuốc này có tác dụng làm giảm triệu chứng viêm nhiễm ở niêm mạc họng và giảm các biểu hiện đau rát, sưng, nóng.

Thuốc có chức năng giảm ho, long đờm

Thuốc có chứa các thành phần Codein, Pholcodine, Alimemazin, Diphenhydramin, Noscapine, Dextromethorphan,… Một trong những triệu chứng thường gặp của viêm họng hạt là ho có đờm, ho khan kéo dài. Những loại thuốc có chức năng giảm ho, long đờm sẽ giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.

Viên ngậm/thuốc xịt họng được bào chế từ thảo dược đông y hoặc có chứa các thành phần như Benzocaine, Benzydamine, Hexylresorcinol, Amylmetacresol, Dequalinium Chloride, 2.4 – Dichlorobenzyl Alcohol, Anesthetics.

Điều trị bằng thuốc kháng sinh

Điều trị bằng kháng sinh là lựa chọn tốt nhất cho những người mắc viêm họng hạt do vi khuẩn tấn công. Thuốc kháng sinh có tác dụng ngăn chặn sự phát triển và lây lan của vi khuẩn.

Một số loại thuốc kháng sinh thường được chỉ định để điều trị viêm họng hạt ở người lớn và trẻ em như Amoxicillin, Azithromycin, Cefixime, Cephalexin, Penicillin,… Tuy nhiên khi sử dụng, người bệnh cần lưu ý về liều lượng và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh những vấn đề không mong muốn có thể xảy ra.

Viêm họng uống thuốc gì

Thuốc kháng sinh, giảm đau, hạ sốt và long đờm thường được áp dụng trong điều trị viêm họng vùng niêm mạc

Viêm họng hạt kiêng gì và ăn gì?

Bên cạnh việc đảm bảo vệ sinh răng miệng sạch sẽ thì chế độ ăn uống khoa học là cách giúp giảm tình trạng viêm nhiễm ở vùng niêm mạc hiệu quả. 

Viêm họng hạt kiêng gì?

Để giảm tình trạng viêm nhiễm ở niêm mạc miệng, người bệnh cần lưu ý hạn chế các loại thực phẩm sau:

  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm quá khô hoặc cứng như: các loại hạt, bánh mì, lương khô,… có thể gây tổn thương niêm mạc và tạo các cơn ho kéo dài.
  • Hạn chế các loại thực phẩm quá chua, cay, nóng và nhiều dầu mỡ, đặc biệt là bệnh nhân bị viêm niêm mạc do trào ngược dạ dày có thể khiến tình trạng viêm nặng hơn.
  • Hạn chế thực phẩm chứa arginine như: bơ đậu phộng, hạnh nhân, lúa mì,… vì chúng là nguyên nhân giúp vi khuẩn sinh sôi và phát triển nhanh chóng hơn.
  • Hạn chế sử dụng các loại nước giải khác có cồn và gas, các chất kích thích và thuốc lá. Vì đây là nguyên nhân gây ra tình trạng khô miệng, làm cho vùng niêm mạc bị mất nước gây khó chịu.

Viêm họng hạt nên ăn gì?

Để cải thiện tình trạng bệnh và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, người bệnh cần lưu ý bổ sung và ăn các loại thực phẩm sau:

  • Nên ăn các loại thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa như: súp, cháo, canh, các món hầm mềm dễ ăn. 
  • Bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C, A, E giúp kháng viêm, tăng cường sức đề kháng và tăng khả năng tái tạo và làm lành vết thương
  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu Protein như: trứng, sữa, cá,… giúp bổ sung năng lượng và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. 
  • Bổ sung các loại thực phẩm chứa kẽm như: súp lơ, ngao, sò, nấm,… giúp tăng cường các tế bào miễn dịch cho cơ thể.
  • Bổ sung các loại thực phẩm chứa tính kháng viêm, kháng khuẩn như: tỏi, gừng, mật ong, hẹ, bạc hà,… 

Cách phòng ngừa viêm họng hạt

Để chủ động phòng ngừa bệnh lý này, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau đây:

  • Điều trị tận gốc viêm họng và các bệnh lý tai mũi họng khác, bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa, tránh để bệnh kéo dài sẽ tiến triển thành viêm họng hạt.
  • Tiêm chủng đầy đủ cho bé. Những người bị suy dinh dưỡng, hệ miễn dịch suy giảm nên cân nhắc tiêm phòng vắc xin để tránh nguy cơ mắc và lây nhiễm các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
  • Thực hiện vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đều đặn và đánh răng đúng cách. Thường xuyên súc miệng với nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng chuyên dụng để tiêu diệt triệt để vi khuẩn trong khoang miệng.
  • Có chế độ ăn uống lành mạnh và sinh hoạt một cách khoa học. Đặc biệt, hạn chế các món ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ.
  • Luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên để tăng cường sức khỏe.
  • Tránh xa các chất kích thích như cafe, rượu bia, thuốc lá.
  • Nếu bạn làm việc trong môi trường độc hại thì cần đeo khẩu trang, mặc đồ bảo hộ để hạn chế việc tiếp xúc với hóa chất và khói bụi.

Cách phòng ngừa viêm họng hạt

Vệ sinh răng miệng sạch và đúng cách cùng chế độ ăn uống khoa học là cách giúp ngăn chặn và phòng ngừa viêm họng hiệu quả

Những lưu ý khi bị viêm họng hạt

Khi bị viêm họng hạt, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Không tự ý mua và sử dụng thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ vì có thể gặp phải tác dụng phụ nguy hiểm.
  • Sử dụng kháng sinh đúng loại, liều lượng, số ngày,… để tránh tình trạng kháng thuốc về sau.
  • Không sử dụng thuốc quá liều hoặc ngưng sử dụng khi chưa đủ liều.
  • Trong quá trình điều trị nếu người bệnh gặp các triệu chứng bất thường như đau đầu, chóng mặt, phát ban, buồn nôn, khó thở, ói mửa,…cần đến gặp ngay bác sĩ để tìm cách khắc phục kịp thời.

Những lưu ý khi bị viêm họng hạt

Tuyệt đối không tự ý kê đơn và sử dụng thuốc điều trị viêm họng hạt khi chưa có sự đồng ý và chỉ dẫn từ bác sĩ

Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng viêm họng hạt lại có nhiều triệu chứng khó chịu và làm giảm chất lượng của sống. Do đó, khi phát hiện ra các dấu hiệu của bệnh, bạn không nên chủ quan mà hãy sớm thăm khám bác sĩ để tìm hướng điều trị kịp thời. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp về căn bệnh này, hãy liên hệ với Nha Khoa Kim qua số hotline: 1900 6899 để sớm được tư vấn nhé!

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

ĐẶT HẸN THĂM KHÁM

Quý khách vui lòng để lại thông tin, Nha Khoa Kim sẽ liên hệ trong vòng 3 phút. (Thời gian làm việc của tổng đài từ 7h30 đến 23h30)