Viêm amidan là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị

Viêm Amidan là căn bệnh liên quan đến đường hô hấp thường xảy ra ở người lớn và trẻ em. Bệnh thường tái đi tái lại nhiều lần và rất dễ xảy ra biến chứng, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Trong bài viết này, hãy cùng Nha Khoa Kim tìm hiểu viêm Amidan là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách điều trị hiệu quả bạn nhé!

Viêm Amidan là gì?

Viêm amidan là tình trạng nhiễm trùng cấp ở họng phổ biến do vi khuẩn, vius và nấm gây ra. Vì là lớp chắn đầu tiên nên Amidan thường xuyên tiếp xúc với vi khuẩn, virus và nấm. Khi có quá nhiều sự tấn công của các tác nhân này, Amidan sẽ rơi vào tình trạng suy yếu, dễ bị sưng và viêm.

Amidan đóng vai trò là tấm “áo giáp” bảo vệ hệ hô hấp. Nó vừa giúp ngăn chặn sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh làm tổn thương hệ hô hấp vừa sản sinh ra các kháng thể chống lại nhiễm khuẩn do các tác nhân gây bệnh gây ra.

Viêm Amidan là gì?

Viêm Amidan là bệnh về tai mũi họng khá phổ biến và thường gặp ở cả người lớn và trẻ em

Nguyên nhân gây bệnh viêm amidan

Amidan bị viêm có thể là do một số nguyên nhân sau đây:

  • Do nhiễm các loại virus như: cúm, Parainfluenza, Epstein – Barr, Herpes Simplex, Adenoviruss, Enteroviruses.
  • Người đang mắc hoặc đã từng mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp do nhiễm khuẩn như ho gà, sởi,…
  • Người không giữ gìn vệ sinh cá nhân.
  • Người sử dụng các loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, thường xuyên ăn uống đồ lạnh như kem, nước đá, bia lạnh,…
  • Người sống trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi.
  • Thời tiết đột ngột thay đổi

Nguyên nhân gây bệnh viêm amidan

Vệ sinh răng miệng không sạch, thường xuyên ăn và sử dụng các loại thực phẩm lạnh là nguyên nhân dễ dẫn đến viêm

Viêm Amidan có mấy loại?

Viêm Amidan sẽ có 2 loại: cấp tính và mạn tính

Viêm Amidan cấp tính

Đây là tình trạng Amidan khẩu cái bị viêm mủ hoặc viêm sung huyết. Tình trạng này sẽ kéo dài khoảng 3 ngày hoặc 2 tuần, thường do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Nếu do virus thường sẽ nhẹ, còn do vi khuẩn sẽ nặng hơn. 

Đặc biệt, nếu nguyên nhân gây bệnh là do liên cầu tan huyết β nhóm A sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm khớp, viêm thận, thấp tim,…

Viêm Amidan mạn tính

Đây là tình trạng viêm thường xuyên, tái phát nhiều lần của Amidan khẩu cái. Tùy theo mức độ viêm và phản ứng của cơ thể, Amidan có thể to lên (hay còn gọi là viêm quá phát, chủ yếu xảy ra ở trẻ em) hoặc nhỏ lại (hay còn gọi là viêm xơ teo, chủ yếu xảy ra ở người trẻ tuổi).

Viêm Amidan có mấy loại?

Amidan được chia là 2 loại là viêm cấp tính và mạn tính

Triệu chứng viêm Amidan

Triệu chứng đầu tiên của viêm Amidan chính là cảm giác đau khi nuốt, sau đó xuất hiện các triệu chứng như:

  • Sốt cao: Người bệnh thường sốt cao từ 39 – 40 độ C. Sốt có thể kéo dài vài ngày tùy vào thể trạng bệnh.
  • Hôi miệng: Dù có vệ sinh khoang miệng bằng việc đánh răng hay súc miệng kỹ lưỡng thì khi Amidan bị viêm, miệng vẫn sẽ có mùi.
  • Nhức đầu: Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức ở vùng 2 bên thái dương.
  • Nghẹt mũi: Triệu chứng này sẽ xuất hiện chậm hơn so với sốt và nhức đầu.
  • Hốc mũi chảy dịch: Dịch ban đầu nhầy, trong, sau đó đặc hơn, có màu trắng hoặc vàng.

Triệu chứng bệnh Amidan ở trẻ nhỏ dễ nhầm lẫn với cảm cúm. Khi thấy trẻ mệt mỏi, biếng ăn, quấy khóc, chảy nhiều nước dãi, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám họng để sớm phát hiện nếu có Amidan bị viêm.

▷ Xem thêm: Dấu hiệu bé sốt mọc răng và cách giảm sốt tại nhà

Triệu chứng viêm Amidan

Sốt cao, nhức đầu, nghẹt mũi kèm theo dịch mũi chảy liên tục là các triệu chứng phổ biến và thường gặp khi bị viêm amidan

Đối tượng dễ viêm Amidan

Viêm Amidan có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, đặc biệt trẻ em và thanh thiếu niên là những đối tượng có nguy cơ cao hơn nhóm đối tượng khác. Bên cạnh đó, người có tiền sử bệnh viêm đường hô hấp và cách bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm xoang, viêm mũi,… có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. 

Biện pháp chẩn đoán viêm Amidan

Để chẩn đoán chính xác tình trạng Amidan bị viêm, tránh nhầm lẫn với các bệnh khác, bác sĩ sẽ thực hiện các biện pháp sau đây:

Khám lâm sàn

Để tìm ra ổ nhiễm khuẩn, bác sĩ sẽ sử dụng một loại đèn đặc biệt chiếu vào trong các khoang tai, mũi, họng của người bệnh. Sau đó, bác sĩ sẽ kiểm tra xem cổ người bệnh có bị sưng hạch bạch huyết không, nghe tiếng ran phổi và kiểm tra vùng lách có bị to hay không.

Xét nghiệm

Bác sĩ cũng có thể chỉ định xét nghiệm máu toàn phần và xét nghiệm dịch tiết được lấy từ họng người bệnh để xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến nhiễm khuẩn.

Biện pháp chẩn đoán viêm Amidan

Khám lâm sàn và xét nghiệm là hai biện pháp chuẩn đoán viêm amidan phổ biến hiện nay

Phương pháp điều trị viêm Amidan

Có rất nhiều phương pháp điều trị viêm Amidan, có thể kể đến như:

Điều trị nội khoa (dùng thuốc)

Nếu nguyên nhân khiến Amidan bị viêm là do nhiễm vi khuẩn, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng thuốc kháng sinh. Người bệnh cần uống thuốc đúng và đủ liệu theo hướng dẫn của bác sĩ kể cả khi các triệu chứng không còn nữa. 

Điều này giúp ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng trở nặng hoặc lây sang các bộ phận khác của cơ thể. Nếu không bệnh không tuân thủ theo liều dùng của bác sĩ, nguy cơ cao sẽ bị sốt thấp khớp, viêm thận,…

Điều trị viêm amidan bằng thuốc

Tình trạng Amidan bị viêm là do nhiễm vi khuẩn sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh

Điều trị bằng phương pháp dân gian

Để giảm nhanh các triệu chứng viêm Amidan, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau đây:

  • Súc miệng bằng nước muối

Súc miệng với tư thế đầu ngửa về sau, mặt hướng lên trời, khò nhẹ nhàng để nước muối tiếp xúc với cổ họng và Amidan. Nên thực hiện nhiều lần trong ngày để tình trạng viêm nhiễm nhanh chóng thuyên giảm.

▷ Xem chi tiết: Hướng dẫn cách pha nước muối súc miệng ngay tại nhà chuẩn nha khoa

  • Súc miệng bằng nước ép hành

Bóc vỏ 1 củ hành, rửa sạch và ép lấy nước. Sau đó pha nước ép hành vào 1 ly nước ấm. Sử dụng hỗn hợp này để súc miệng ngày 2 – 3 lần cho đến khi các triệu chứng viêm Amidan dần được cải thiện.

  • Sử dụng gừng và mật ong

Gọt vỏ 2 của gừng, rửa sạch và giã nát (hoặc cắt thành lát) rồi cho vào chén. Sau đó cho mật ong vào ngâm. Sử dụng để ngậm nhiều lần trong ngày cho đến khi các triệu chứng viêm hết hẳn.

Cách chữa viêm amidan bằng mẹo dân gian

Thường xuyên xúc miệng bằng nước muối giúp làm giảm tình trạng viêm hiệu quả

Điều trị ngoại khoa (phẫu thuật)

Phẫu thuật hay cắt Amidan mang lại lợi ích thiết thực cho người bệnh như giúp loại bỏ ổ viêm trong vùng hầu họng, cải thiện sức khỏe, hạn chế các bệnh liên quan đến hô hấp.

Phẫu thuật được các bác sĩ chỉ định khi người bệnh mắc Amidan mãn tính hay tái phát nhiều lần (từ 5 – 6 lần/năm). Các trường hợp không đáp ứng được với các phương pháp điều trị khác, gây biến chứng nghiêm trọng cho người bệnh như viêm khớp, viêm cầu thận, viêm tai mũi họng, khó thở, khó nuốt, khó nói,… Phẫu thuật cũng được áp dụng.

Phẫu thuật cắt Amidan

Tình trạng viêm Amidan mãn tính, tái đi tái lại nhiều lần sẽ được điều trị các cách cắt bỏ

Cách phòng ngừa viêm Amidan

Để phòng ngừa viêm Amidan, bạn cần thực hiện các biện pháp sau đây:

Đối với trẻ em

Bên cạnh việc đưa trẻ đi khám ngay khi xuất hiện các dấu hiệu của bệnh và phối hợp điều trị với bác sĩ thì bố mẹ cũng cần phải chăm sóc trẻ đúng cách:

  • Bổ sung vào chế độ ăn của trẻ các loại rau xanh (bông cải xanh, rau bina, cà rốt,…), trái cây (dâu tây, các loại quả mọng,…). Đặc biệt là các loại Vitamin C, E, A để củng cố hệ miễn dịch và tăng cường sức đề kháng.
  • Nhắc trẻ vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng, thường xuyên súc miệng bằng nước muối sinh lý để vệ sinh họng, khoang miệng.
  • Giữ gìn phòng, ốc, đồ chơi của trẻ luôn sạch sẽ.
  • Cho trẻ uống nhiều nước (gồm cả nước trái cây) để bù nước cho cơ thể do sốt, đồng thời giảm nhanh các triệu chứng bệnh.
  • Tái khám đúng lịch hẹn của bác sĩ, tránh viêm Amidan tái phát gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Đối với người lớn

Viêm Amidan là căn bệnh rất dễ tái phát, nhất là gặp các điều kiện thuận lợi như thay đổi thời tiết, người thường xuyên hút thuốc lá, ăn uống không lành mạnh, có tiền sử mắc các bệnh về đường hô hấp. 

Do đó để phòng bệnh, bạn nên chủ động thực hiện các biện pháp sau đây:

  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi
  • Uống trên 2lít nước mỗi ngày
  • Nên ăn thức ăn mềm nếu cảm thấy đau khi nuốt
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ
  • Súc miệng với nước muối 
  • Hạn chế sử dụng thực phẩm cay nóng, nhiều chất béo, thức uống quá lạnh,…
  • Tránh xa các chất kích thích gây ảnh hưởng đến vùng họng như cafe, nước có gas, thuốc lá,…
  • Giữ gìn không gian sống sạch sẽ
  • Hạn chế nói nhiều, nói to làm họng bị tổn thương
  • Không để vùng họng bị lạnh, nhất là khi thời tiết thay đổi
  • Có thói quen sinh hoạt lành mạnh, ăn uống khoa học để tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch
  • Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao

Cách phòng ngừa viêm Amidan

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, xây dựng chế độ ăn uống khoa học và tái khám răng định kỳ là cách giúp phòng ngừa viêm amidan

Viêm Amidan là một căn bệnh phổ biến, hầu hết mọi người đều có khả năng mắc bệnh. Tuy nhiên đừng quá lo lắng, khi phát hiện ra các dấu hiệu của viêm Amidan bạn có thể điều trị bằng cách nghỉ ngơi và dùng thuốc hoặc có thể phẫu thuật cắt Amidan theo chỉ định của bác sĩ. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác về căn bệnh này, bạn có thể liên hệ với Nha Khoa Kim qua số hotline: 1900 6899 để được tư vấn kỹ hơn nhé!

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

ĐẶT HẸN THĂM KHÁM

Quý khách vui lòng để lại thông tin, Nha Khoa Kim sẽ liên hệ trong vòng 3 phút. (Thời gian làm việc của tổng đài từ 7h30 đến 23h30)