Răng bé bị vàng: Nguyên nhân và cách chữa theo từng độ tuổi

Răng bé bị vàng luôn luôn là tình trạng khiến các mẹ cảm thấy lo lắng bởi điều này không chỉ khiến nụ cười của bé trở nên kém duyên mà còn là dấu hiệu cảnh báo cho nhiều bệnh lý về răng miệng khác. Vậy nguyên nhân răng bé bị ố vàng xuất phát từ đâu? Cách khắc phục tình trạng này là gì? Hãy cùng Nha Khoa Kim tìm hiểu rõ hơn thông qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân khiến răng bé bị vàng

Theo các chuyên gia thì nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng răng bé bị ố vàng là do:

Di truyền từ khi mang thai

Trong quá trình mang thai, nếu răng của người mẹ bị vàng thì nguy cơ cao đứa con sinh ra cũng mắc phải tình trạng này. Ngoài yếu tố di truyền, tình trạng trẻ mới mọc răng đã bị vàng còn do thiếu sản men răng.

Trường hợp mẹ bầu sử dụng thuốc chứa Tetracycline với liều lượng lớn để điều trị các bệnh lý liên quan đến nhiễm trùng đường tiết niệu cũng sẽ làm ảnh hưởng đến màu sắc men răng của thai nhi.

Tùy vào liều lượng thuốc và thời gian người mẹ sử dụng trong thai kỳ sẽ quyết định mức độ vàng răng của trẻ.

Nguyên nhân khiến răng bé bị vàng

Di truyền là một trong những nguyên nhân khiến răng bé bị vàng

Do nhiễm Fluor

Nhiễm màu Fluor cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị vàng răng. Mặc dù Flour giúp răng trở nên chắc khỏe hơn đồng thời ngăn ngừa sâu răng hiệu quả nhưng nếu quá nhiều Fluor sẽ gây phản tác dụng, khiến cho răng bị đổi màu.

Tình trạng thừa Flour xảy ra khi trẻ sử dụng các loại đồ uống có nhiều Flour hoặc sử dụng các loại kem đánh răng chứa hàm lượng Fluor cao. Đây cũng là lý do mà các bác sĩ nha khoa khuyên bố mẹ nên chọn cho trẻ các loại kem đánh răng phù hợp, tránh việc sử dụng chung với người lớn.

>> Xem thêm: Răng nhiễm fluor là gì? Cách nào giúp điều trị hiệu quả?

Do chấn thương

Nếu trẻ vô tình bị té ngã hay va đập gây gãy, vỡ răng thì sẽ làm các mao mạch bên trong răng bị phá hủy. Lúc này, hoạt chất Hemosiderin sẽ tấn công vào bên trong cấu trúc răng và gây nên hiện tượng đổi màu răng.

Do sử dụng một số loại thuốc

Nếu trẻ không may mắc bệnh phải sử dụng thuốc kháng sinh Tetracyclin để điều trị sẽ rất dễ làm răng bị ố vàng. Tùy vào thời gian cũng như liều lượng sử dụng mà mức độ ố vàng của răng sẽ ít hay nhiều.

Do mắc một số bệnh

Tình trạng răng ố vàng là biểu hiện của một số bệnh lý về gan hoặc thận, chẳng hạn như viêm gan, vàng da. Nếu bố mẹ thấy răng trẻ bị vàng kèm theo đó là các triệu chứng như biếng ăn, da vàng,…thì nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Vệ sinh răng miệng không đúng cách

Vệ sinh răng miệng không đúng cách là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng răng trẻ bị ố vàng. Đa số trẻ nhỏ thường thích ăn những món ngọt như bánh, kẹo, socola hay nước ngọt,…

Tuy nhiên, những thực phẩm này lại chứa một lượng đường rất lớn, nếu không đánh răng kỹ, vi khuẩn sẽ chuyển hóa đường thành axit xâm nhập và tấn công vào men răng. Từ đó làm xuất hiện những lỗ sâu răng, những lỗ sâu li ti này sẽ làm răng đổi màu.

Ngoài ra, khi trẻ đánh răng không đúng cách rất dễ hình thành các mảng bám, cao răng. Theo thời gian các mảng bám này sẽ khiến răng bị ngả vàng, xỉn màu và dễ mắc các bệnh lý về răng miệng như viêm lợi.

Răng bé bị vàng có ảnh hưởng gì không?

Tình trạng răng ố vàng làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến nụ cười của trẻ trở nên kém xinh xắn hơn. Mặc dù ở độ tuổi này vẫn chưa chú ý nhiều đến ngoại hình nhưng bố mẹ vẫn không nên chủ quan về điều này.

Mặt khác, sức khỏe răng miệng trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi tình trạng vàng răng, xỉn màu. Đa số bé bị sâu răng, viêm lợi cũng từ vấn đề răng ố vàng, mảng bám tích tụ lâu ngày không được loại bỏ tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công vào răng và gây bệnh.

Hiện nay, nhiều ông bố bà mẹ sẽ cho rằng răng sữa sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn nên việc chăm sóc răng miệng cho trẻ là chưa cần thiết. Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm bởi nếu chân răng và cấu trúc hàm yếu thì sau này răng vĩnh viễn mọc lên cũng sẽ rất dễ bị ố vàng và mặc phải các bệnh lý răng miệng.

Răng bé bị vàng có ảnh hưởng gì không?

Răng bé bị vàng ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sự tự tin của con

Cách chữa răng bé bị vàng theo từng độ tuổi

Răng bé bị vàng mòn phải làm sao? Hãy đừng quá lo lắng, nếu bố mẹ muốn trẻ có một hàm răng trắng sáng, khỏe mạnh thì có thể tham khảo các cách sau đây:

Trẻ từ 0-1 tuổi

Ở độ tuổi này, trẻ chưa mọc nhiều răng nên vẫn ăn các loại thực phẩm mềm như cháo, sữa,…Mặc dù không ăn nhai nhiều nhưng nếu bố mẹ không vệ sinh răng miệng cho trẻ sạch sẽ rất dễ khiến răng trẻ bị vàng.

Các nha sĩ khuyến cáo bố mẹ nên vệ sinh răng miệng cho trẻ 2 lần/ngày bằng nước muối. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng có thể sử dụng dụng cụ rơ lưỡi của trẻ hoặc lấy một chiếc khăn xô mềm sạch thấm nước muối rồi lau thật nhẹ nhàng các vùng trong khoang miệng.

Trẻ từ 1-5 tuổi

Ở độ tuổi này, trẻ đã mọc đầy đủ các răng trên cung hàm nên đã có thể ăn nhai các loại thực phẩm khác nhau. Đây cũng là độ tuổi mà trẻ bị vàng răng nhiều nhất và để điều trị tình trạng này, bố mẹ cần chú ý một số vấn đề sau đây:

  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm dễ bám màu: Bố mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, bánh kẹo chứa phẩm màu hay các loại nước nước uống có ga. Vì chúng không chỉ làm răng bị vàng mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Vệ sinh răng miệng mỗi ngày: Bố mẹ nên tập cho trẻ thói quen đánh răng ít nhất 2 lần/ngày. Đồng thời kết hợp vệ sinh lưỡi để làm sạch mảng bám.
  • Kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ: Để bảo đảm sức khỏe răng miệng cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ bố mẹ nên cho trẻ đến thăm khám định kỳ tại Nha Khoa Kim.
Cách chữa răng bé bị vàng theo từng độ tuổi

Hạn chế ăn thực phẩm có màu và vệ sinh răng miệng thường xuyên là cách chữa và hạn chế vàng răng ở trẻ

Trẻ từ 6-10 tuổi

Đây là thời điểm trẻ bắt đầu thay răng sữa và mọc răng vĩnh viễn. Lúc này, sức đề kháng của răng khá yếu, bố mẹ không nên áp dụng các mẹo tẩy trắng răng dân gian hay tác động bằng các công nghệ tẩy trắng để điều trị vàng răng.

Thay vào đó bố mẹ cần chú ý đến các loại thực phẩm mà trẻ ăn hằng ngày, hạn chế cho trẻ tiêu thụ những thực phẩm chứa nhiều đường, sẫm màu. Quan trọng hơn hết là phải giữ gìn và vệ sinh răng miệng đúng cách.

Trẻ trên 10 tuổi

Ở độ tuổi này, trẻ đã mọc răng đầy đủ. Bố mẹ cần quan tâm nhiều hơn đến việc chăm sóc răng miệng hằng ngày của trẻ. Trường hợp thay răng vĩnh viễn nhưng răng trẻ vẫn bị vàng, bố mẹ nên đưa con đến các địa chỉ nha khoa uy tín để sớm tìm ra nguyên nhân và phương pháp điều trị.

Thông thường, các bác sĩ sẽ điều trị vàng răng cho trẻ bằng cách tẩy trắng răng, dán răng sứ, bọc răng sứ,…Nếu răng trẻ bị vàng do sâu răng, các bác sĩ sẽ tiến hành trám răng bằng vật liệu Composite.

Vậy là qua những chia sẻ ở bài viết trên của Nha Khoa Kim bạn đã biết được Nguyên nhân răng trẻ bị vàng và cách chữa theo từng độ tuổi. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp, vui lòng liên hệ ngay số tổng đài: 1900-6899.

Tham khảo bài viết liên quan:

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

ĐẶT LỊCH HẸN

Để biết thêm thông tin, Quý Khách vui lòng cung cấp số điện thoại, Nha Khoa Kim sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm nhất.