Nước bọt có mùi hôi hay còn gọi là hôi miệng là một vấn đề phổ biến mà nhiều người gặp phải. Bạn có thể nhận biết dễ dàng thông qua mùi hơi thở của mình. Tuy nhiên, nguyên nhân gây ra tình trạng này không chỉ đơn thuần là các bệnh nha khoa hay thói quen vệ sinh hàng ngày. Để tìm hiểu rõ hơn, mời bạn cùng tìm hiểu bài viết dưới đây của Nha Khoa Kim.
Nội Dung Chính
Cách nhận biết nước bọt có mùi hôi
Trên thực tế, con người rất khó có thể cảm nhận được mùi hôi của chính bản thân mình, kể cả nước bọt. Để biết chính xác nước bọt có mùi hôi hay không, bạn cần thực hiện các cách sau:
Cách nhận biết tại nhà
- Dùng tăm bông lấy mẫu nước bọt trong miệng, nếu có mùi khó chịu hoặc chuyển màu vàng, điều đó cho thấy hơi thở có mùi.
- Dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng, sau đó ngửi để kiểm tra mùi của nước bọt.
- Quan sát phản ứng của người xung quanh khi trò chuyện hoặc trực tiếp hỏi ý kiến để xác định tình trạng hơi thở.
Cách nhận biết tại nha khoa
Tại nha khoa, bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng nước bọt có mùi hôi bằng các phương pháp sau:
- Bác sĩ ngửi hơi thở khi có dấu hiệu nghi ngờ hôi miệng, sau đó đánh giá mức độ mùi dựa trên thang đo cường độ 6 cấp bậc.
- Sử dụng dụng cụ cạo mặt sau lưỡi, sau đó ngửi kiểm tra mùi nước bọt.
- Sử dụng thiết bị đo nồng độ mùi để đánh giá chính xác mức độ hôi miệng.
Sau khi xác định được mức độ hôi miệng, bác sĩ sẽ tiếp tục kiểm tra để tìm ra nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Hướng dẫn cách nhận biết nước bọt có mùi hôi đơn giản tại nhà
Nguyên nhân nước bọt có mùi hôi
Trên thực tế, nước bọt không có mùi. Về bản chất thì nước bọt và dịch tiêu hóa được tiết ra liên tục trong khoang miệng nhằm giữ ẩm, làm sạch và sát khuẩn. Nước bọt có mùi hôi xuất hiện từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể:
Do viêm tuyến nước bọt
Viêm tuyến nước bọt là bệnh lý khá phổ biến, ảnh hưởng đến quá trình tiết nước bọt và có thể gây mùi khó chịu trong khoang miệng. Những dấu hiệu thường gặp bao gồm sưng đỏ vùng má, hơi thở có mùi, giảm tiết nước bọt.
Viêm tuyến nước bọt có thể là nguyên nhân gây xuất hiện mùi hôi khó chịu trong khoang miệng
Vệ sinh răng miệng kém
Răng miệng không được làm sạch, dẫn đến thức ăn mắc kẹt ở kẽ răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây mùi khó chịu. Thậm chí, nếu không vệ sinh răng miệng mỗi ngày, có thể làm tích tụ mảng bám và cao răng. Đây không chỉ là nguyên nhân gây mùi hôi mà còn làm răng yếu đi và lung lay theo thời gian.
Mảng thức ăn không được vệ sinh và làm sạch là nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng
Ăn thức ăn có mùi
Thực phẩm tiêu thụ hàng ngày có thể ảnh hưởng đến mùi nước bọt. Các món ăn có mùi mạnh như hành, tỏi, mắm tôm, sầu riêng,… có thể khiến hơi thở trở nên khó chịu hơn. Vì vậy, sau khi ăn những thực phẩm này bạn nên vệ sinh răng miệng ngay để hạn chế tình trạng hôi miệng.
Ăn quá nhiều các loại thực phẩm nhiều mùi là nguyên nhân vây nước bọt có mùi hôi
Do cơ thể lão hóa
Quá trình lão hóa làm suy giảm chức năng của tuyến nước bọt, khiến lượng nước bọt tiết ra giảm dần, dẫn đến tình trạng khô miệng. Điều này tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây ra mùi khó chịu. Hơn nữa hiện tượng này còn xảy đến tương tự với người ít uống nước hoặc người thường xuyên dụng sản phẩm tân dược.
Tuyến nước bọt bị lão hóa khiến lượng nước bọt tiết ra ít hơn gây khô và hôi miệng ở người cao tuổi
Bệnh về răng miệng
Mọi bệnh răng miệng đều có nguy cơ làm cho nước bọt cùng hơi thở người bệnh có mùi hôi nặng nhẹ khác nhau. Phổ biến là sâu răng có lỗ sâu màu đen to, viêm lợi nặng, viêm tủy, áp xe chân răng hoặc cao răng quá dày đều là thủ phạm gây mùi cho khoang miệng và nước bọt. Đặc biệt viêm lợi mà có xuất huyết, chảy mủ thì càng tệ hơn.
Theo đó nước bọt có mùi tanh của mủ và máu tiết ra. Vị giác cũng bị ảnh hưởng từ những chất này. Người bị sẽ thấy vị đắng nhẹ tại đầu lưỡi và mất đi sự ngon miệng mỗi khi ăn uống hàng ngày.
Viêm lợi trùm lúc mọc răng khôn tạo nên túi lợi để thức ăn bám vào. Rất khó để làm sạch hết thức ăn thừa ở trong túi này. Do vậy vi khuẩn phân hủy protein trong thức ăn, tạo mùi cho nước bọt. Thông thường viêm lợi trùm sẽ xuất hiện khoảng từ 18 – 28 tuổi, tương đương thời kỳ răng số 8 mọc sau các răng vĩnh viễn khác.
Tình trạng nước bọt có mùi hôi xuất hiện nhiều hơn ở người bị các bệnh lý về răng miệng
Bệnh về đường tiêu hóa
Trào ngược dạ dày là một vấn đề tiêu hóa phổ biến, có thể xảy ra ở nhiều đối tượng. Khi tình trạng này xảy ra, dịch dạ dày trào ngược lên thực quản, thậm chí lên khoang miệng, mang theo axit và thức ăn. Axit từ dịch vị có thể làm tổn thương niêm mạc thực quản, gây tích tụ nước bọt trong miệng và dẫn đến mùi hôi khó chịu.
▷ Bạn có thể quan tâm: Nguyên nhân và cách trị hôi miệng từ dạ dày hiệu quả
Trào ngược dạ dày và các bệnh về tiêu hóa cũng có thể là nguyên nhân sinh ra mùi hôi trong hơi thở
Bệnh về đường hô hấp
Hệ hô hấp ảnh hưởng trực tiếp đến khoang miệng, hơi thở và nước bọt. Vì vậy, những người mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm xoang, viêm amidan, nhiễm trùng phổi,… thường gặp tình trạng hơi thở có mùi dù vẫn duy trì vệ sinh răng miệng hằng ngày. Đặc biệt, mức độ nghiêm trọng của bệnh lý cũng có thể làm gia tăng mùi hôi trong khoang miệng.
Mắt, mũi và miệng là những cơ quan thông nhau do đó các bệnh lý về hô hấp cũng có thể là nguyên nhân ảnh hưởng đến mùi hôi trong hơi thở
Do sử dụng thuốc
Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc an thần hay thuốc chứa nitrat, có thể gây ra mùi khó chịu sau khi chuyển hóa trong cơ thể. Ngoài ra, một số loại thuốc tây y còn làm giảm tiết nước bọt, dẫn đến khô miệng. Tình trạng này tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, làm gia tăng nguy cơ hôi miệng cũng như các vấn đề răng miệng như viêm nướu, sâu răng,…
Người thường xuyên sử dụng thuốc điều trị cũng có thể gặp tình trạng hôi miệng
Dùng hàm tháo lắp
Hàm giả tháo lắp là lựa chọn phổ biến của nhiều người mất răng nhờ chi phí hợp lý và thời gian thực hiện nhanh chóng. Tuy nhiên, việc sử dụng hàm giả trong thời gian dài có thể gây ra những ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe răng miệng, biểu hiện rõ nhất là tình trạng hôi miệng.
Nguyên nhân khiến nước bọt có mùi khó chịu ở những người sử dụng hàm giả tháo lắp xuất phát từ chất liệu của hàm. Phần lớn các loại hàm giả hiện nay được làm từ nhựa, có khả năng thấm hút chất lỏng. Sau một thời gian sử dụng, dịch trong khoang miệng có thể thẩm thấu vào khung hàm, dẫn đến mùi hôi khó chịu.
Bên cạnh đó, nếu người sử dụng không vệ sinh hàm giả đúng cách hằng ngày, không tháo ra làm sạch và bảo quản cẩn thận trước khi đi ngủ, vi khuẩn sẽ dễ dàng sinh sôi trên bề mặt hàm. Điều này gây ra mùi hôi, ảnh hưởng đến hơi thở khi sử dụng lại.
Hàm giả tháo lắp sử dụng lâu ngày không được vệ sinh kỹ có thể xuất hiện mùi hôi khó chịu
Cách chữa nước bọt có mùi hôi tại nhà
Để ngăn ngừa tình trạng nước bọt có mùi hôi, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau đây:
Nhai kẹo cao su
Nhai kẹo cao su là một cách nhanh chóng để cải thiện hơi thở nhờ kích thích tuyến nước bọt hoạt động, giúp khoang miệng không bị khô. Ngoài ra, hương thơm từ kẹo cao su cũng góp phần mang lại cảm giác thơm mát cho hơi thở. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng với tần suất hợp lý, khoảng 1 – 2 lần/ngày, tránh nhai quá nhiều để không gây tác dụng ngược.
Nhiều chuyên gia khuyên rằng việc nhai kẹo cao su có thể giúp cải thiện hơi thở, đảm bảo sức khỏe răng miệng tốt hơn
Vệ sinh răng miệng tốt
Sau khi ăn, bạn nên làm sạch kẽ răng để loại bỏ thức ăn thừa bằng chỉ nha khoa hoặc tăm nước. Bên cạnh đó, việc sử dụng kem đánh răng có hàm lượng fluoride cao hơn sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn và giảm mùi hôi hiệu quả. Duy trì thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách mỗi ngày không chỉ mang lại hơi thở thơm mát mà còn giúp phòng ngừa các bệnh lý răng miệng.
▷ Bạn có thể tham khảo thêm: Các loại nước súc miệng trị hôi miệng cực hiệu quả nên thử
Vệ sinh răng miệng sạch kết hợp với việc sử dụng các loại nước súc miệng có thể cải thiện tình trạng hôi miệng
Không hút thuốc lá
Khói thuốc lá chứa nhiều hợp chất độc hại, đặc biệt là nicotine, không chỉ làm răng xỉn màu mà còn gây ra hơi thở có mùi khó chịu. Để cải thiện tình trạng hôi miệng, bạn nên từ bỏ thói quen hút thuốc. Bên cạnh đó, việc ngừng hút thuốc còn giúp bảo vệ sức khỏe tổng thể, giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, ung thư phổi.
Thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây hại cho sức khỏe răng miệng
Hạn chế ăn thực phẩm có mùi
Để hạn chế tình trạng hôi miệng, bạn nên giảm tiêu thụ các thực phẩm có mùi mạnh như sầu riêng, mắm tôm, hành, tỏi. Nếu đã sử dụng những thực phẩm này, bạn có thể cải thiện hơi thở bằng cách đánh răng, súc miệng hoặc nhai kẹo cao su. Hương thơm từ nước súc miệng và kẹo cao su sẽ giúp làm dịu mùi khó chịu, mang lại hơi thở thơm mát hơn.
Thay vì sử dụng thực phẩm có mùi mạnh, bạn nên bổ sung rau củ tươi và hoa quả vào chế độ ăn. Những thực phẩm này không chỉ giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể mà còn bảo vệ răng nướu, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây hôi miệng.
Tăng cường ăn các loại trái cây, thực phẩm ít mùi và hạn chế sử dụng các loại thực phẩm nặng mùi
Uống nhiều nước
Duy trì thói quen uống từ 2,5 – 3 lít nước mỗi ngày để hỗ trợ tuyến nước bọt hoạt động hiệu quả. Ngoài ra, việc bổ sung đủ nước còn giúp rửa trôi các mảnh thức ăn còn sót lại trong khoang miệng, hạn chế vi khuẩn sinh sôi và góp phần cải thiện hơi thở.
▷ Xem thêm: 10 Cách Trị Hôi Miệng Tận Gốc Tại Nhà
Uống nhiều nước không chỉ giúp cải thiện tình trạng hôi miệng mà còn có lợi cho sức khỏe
Thăm khám nha sĩ định kỳ
Để xác định chính xác nguyên nhân gây mùi khó chịu trong nước bọt, bạn nên đến nha khoa thăm khám. Bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán và phương án điều trị phù hợp nhằm khắc phục triệt để tình trạng hôi miệng.
Ngoài ra, thăm khám răng miệng định kỳ còn giúp phát hiện sớm và ngăn ngừa các bệnh lý nha khoa, giảm nguy cơ biến chứng nghiêm trọng như viêm tủy răng hay mất răng.
Tạo và duy trì thói quen tham khám nha khoa định kỳ để vệ sinh, làm sạch và loại bỏ các mảng bám cao răng gây hôi miệng
Điều trị nước bọt có mùi hôi hiệu quả tại nha khoa
Quan trọng hơn, cần điều trị dứt điểm các bệnh lý răng miệng và tai mũi họng. Đây là những nguyên nhân tiềm ẩn gây ra mùi hôi khó chịu.
Hàn/trám răng sâu
Những lỗ sâu răng không chỉ gây đau nhức mà còn là nơi vi khuẩn tích tụ, tạo ra mùi hôi khó chịu. Việc hàn/trám răng sẽ giúp khắc phục tổn thương, phục hồi hình dáng răng, ngăn vi khuẩn phát triển và giúp hơi thở thơm mát hơn.
Cạo vôi răng, đánh bóng răng
Mảng bám lâu ngày tích tụ trên răng và dưới nướu là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi, gây hôi miệng. Việc cạo vôi răng và đánh bóng răng định kỳ không chỉ giúp làm sạch khoang miệng mà còn bảo vệ sức khỏe nướu, ngăn ngừa viêm nhiễm và các bệnh lý răng miệng khác.
▷ Tham khảo thêm: Lấy cao răng giá bao nhiêu tiền? Bảng giá cạo vôi răng 2025
Cạo vôi răng giúp loại bỏ các mảng bám, cải thiện tình trạng hôi miệng hiệu quả
Điều trị viêm nướu, viêm nha chu
Viêm nướu, viêm nha chu là nguyên nhân hàng đầu gây ra mùi hôi trong khoang miệng. Bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh răng miệng bằng các phương pháp chuyên sâu như cạo vôi răng, sử dụng máy tăm nước và kê đơn thuốc điều trị nếu cần. Đồng thời, hướng dẫn bệnh nhân cách chăm sóc răng miệng đúng cách để kiểm soát vi khuẩn gây bệnh.
Trồng răng Implant
Hàm giả tháo lắp sau thời gian dài sử dụng có thể ngấm dịch miệng và tạo ra mùi hôi khó chịu. Để khắc phục triệt để, bạn có thể cân nhắc trồng răng Implant.
Phương pháp này giúp khắc phục tình trạng hôi miệng do hàm giả tháo lắp nhờ vào chất liệu răng được sử dụng. Trụ Implant được chế tạo từ Titanium tinh khiết, đảm bảo an toàn cho sức khỏe và có độ bền cao theo thời gian. Đồng thời, bề mặt răng giả được thiết kế với khả năng chống bám dính tốt, giúp hạn chế thức ăn mắc kẹt, ngăn chặn vi khuẩn sinh sôi và phát triển trong khoang miệng.
Bên cạnh đó, răng được phục hồi một cách độc lập mà không ảnh hưởng đến các răng thật khác trên cung hàm, giúp hạn chế tối đa nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng như viêm nướu, sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,…
Việc điều trị dứt điểm các vấn đề răng miệng không chỉ giúp loại bỏ mùi hôi nước bọt mà còn cải thiện sức khỏe tổng thể của khoang miệng, giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp.
Phục hình răng mất bằng phương pháp trồng răng implant giúp giảm thiểu mùi hôi miệng hơn so với hàm giả tháo lắp
Nước bọt có mùi hôi không chỉ ảnh hưởng đến các mối quan hệ xung quanh mà còn phản ánh tình trạng sức khỏe răng miệng. Vì vậy, bạn nên chú ý tìm hiểu nguyên nhân và áp dụng biện pháp khắc phục phù hợp. Nếu tình trạng không cải thiện, hãy đến nha khoa để được thăm khám và điều trị triệt để.
Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.