Nguyên nhân và cách trị hôi miệng từ dạ dày hiệu quả

Hôi miệng từ dạ dày là tình trạng hơi thở xuất hiện mùi hôi khó chịu do các bệnh lý dạ dày gây ra. Tình trạng này tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại khiến nhiều người cảm thấy tự ti khi giao tiếp, nói chuyện. Dưới đây là một số cách trị hôi miệng từ dạ dày hiệu quả mà bạn có thể áp dụng để khắc phục tình trạng này.

Nguyên nhân gây hôi miệng từ dạ dày

Có nhiều nguyên nhân gây hôi miệng từ dạ dày. Có thể kể đến như:

Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày là tình trạng dịch vị dạ dày bị đẩy lên thực quản. Các dịch vị này có tính axit rất mạnh sẽ làm tổn thương niêm mạc thực quản. Từ đó, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây ra hôi miệng. 

Viêm dạ dày HP

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) chính là “thủ phạm” gây hôi miệng từ dạ dày mà ít ai biết đến. Vi khuẩn này thường trú ngụ bên dưới lớp niêm mạc dạ dày và gây ra các vết lở loét. Khi đó, dạ dày sẽ bị viêm và tạo ra khí dimetin sunfua, sunfua ca metin mercaptan. Các khí này là nguyên nhân khiến hơi thở có mùi hôi khó chịu.

Hở van dạ dày

Van dạ dày ở người bình thường luôn trong trạng thái đóng chặt, chỉ khi ăn uống mới mở ra. Tuy nhiên, với một số người mắc bệnh dạ dày, van này luôn trong trạng thái mở khiến dịch vị và mùi thức ăn bị đẩy lên thực quản, cuống họng và gây hôi miệng.

Chế độ ăn uống không lành mạnh

Chế độ ăn uống không lành mạnh cũng là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng từ dạ dày. Khi bạn ăn những thực phẩm gây hôi miệng, thực phẩm cay nóng, chứa nhiều axit, nhiều đường hoặc dầu mỡ sẽ làm dạ dày bị kích thích. Từ đó, gây ra tình trạng trào ngược dạ dày thực quản và dẫn đến hôi miệng.

Nguyên nhân gây hôi miệng từ dạ dày

Viêm dạ dày và trào ngược dạ dày là những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng hơi thở có mùi hôi

Dấu hiệu nhận biết hôi miệng từ dạ dày

Bạn có thể dễ dàng nhận biết tình trạng hôi miệng từ dạ dày thông qua những nguyên nhân sau đây:

  • Miệng có mùi hôi sau khi đánh răng: Khi bạn ngủ dậy thấy hơi thở có mùi hôi có khó chịu. Tình trạng này xuất hiện thường xuyên, liên tục và không hết dù đã vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng.
  • Lưỡi xuất hiện nhiều cặn trắng: Khi bạn bị trào ngược dạ dày, axit dịch vị sẽ bị đẩy lên thực quản, làm niêm mạc miệng bị kích ứng và lưỡi xuất hiện nhiều cặn trắng.
  • Vấn đề ở dạ dày: Nếu bạn đang mắc các bệnh lý dạ dày và xuất hiện tình trạng ợ nóng, ợ chua, nôn ói,…thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc chứng hôi miệng từ dạ dày.

▷ Tham khảo thêm: Hôi miệng từ cổ họng: nguyên nhân và cách trị dứt điểm

Dấu hiệu nhận biết hôi miệng từ dạ dày

Lưỡi xuất hiện nhiều cặn trắng và xuất hiện mùi hôi sau khi đánh răng là dấu hiệu cho thấy các bệnh lý về dạ dày và tiêu hóa

Cách trị hôi miệng từ dạ dày

Tình trạng hơi thở có mùi ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Do đó, việc tìm ra nguyên nhân và cách chữa trị dứt điểm là điều vô cùng quan trọng và nên thực hiện càng sớm càng tốt.

Chữa hôi miệng từ dạ dày bằng thuốc

Đối với các trường hợp trào ngược dạ dày, hở van dạ dày, viêm loét dạ dày. Bệnh nhân nên thăm khám bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời. Tùy vào tình trạng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp.

Dưới đây là một số loại thuốc trị hôi miệng từ dạ dày thường được sử dụng:

  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Thuốc ức chế bơm proton giúp ức chế lượng thụ thể tạo axit trong niêm mạc dạ dày từ đó làm giảm nồng độ acid dạ dày. Chẳng hạn như Omeprazol, Lansoprazol, Esomeprazole, Pantoprazole, Rabeprazole. Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân dùng 1 viên trước khi ăn 30 phút, sử dụng hàng ngày trong khoảng 4 – 8 tuần để trị dứt điểm tình trạng hôi miệng từ dạ dày.
  • Thuốc Histamin H2: Thuốc kháng sinh Histamin H2 gồm: Cimetidine, Ranitidine, Famotidine, Nizatidine. Thuốc có tác dụng làm giảm quá trình tiết axit và giảm dịch vị dạ dày thông qua hoạt động ức chế Histamin tại thụ thể H2 ở viền dạ dày.
  • Thuốc trung hòa acid dịch vị: Có 2 loại là thuốc hấp thụ được: Natri bicarbonate, Canxi cacbonat,…và thuốc không hấp thụ được: nhôm, Magie hydroxit,…Thuốc có tác dụng kháng acid dạ dày, nên uống trước khi đi ngủ hoặc sau khi ăn ít nhất 1 giờ. Tùy vào tình trạng của bệnh nhân mà số lần sử dụng sẽ khác nhau.
  • Prostaglandins: Thuốc có tác dụng giảm hình thành AMP vòng, tăng cường khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày thông qua việc ức chế bài tiết acid.
  • Sucralfate: Đây là một dạng phức hợp sucrose – nhôm, đóng vai trò là một lớp bảo vệ vùng dạ dày bị viêm khỏi acid, pepsin và muối mật.

Lưu ý: không nên tự ý kê đơn và sử dụng thuốc khi chưa có sự đồng ý từ bác sĩ.

▷ Xem thêm: 10 Cách Trị Hôi Miệng Tận Gốc Tại Nhà

Chữa hôi miệng từ dạ dày bằng thuốc

Sử dụng thuốc giúp dung hòa và giảm axit trong dạ dày giúp hạn chế hơi thở có mùi hôi

Chữa hôi miệng từ dạ dày tại nhà bằng thảo dược

Nếu tình trạng hôi miệng từ dạ dày không quá nghiêm trọng, bạn có thể áp dụng các biện pháp điều trị sau đây để cải thiện tình trạng này:

  • Gừng tươi: Nhờ có mùi thơm và chứa các chất kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa gừng giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hôi miệng, từ đó mang đến cho bạn hơi thở thơm tho. Với cách trị hôi miệng này, bạn có thể sử dụng gừng để nhai trực tiếp hoặc ép lấy nước uống đều được.
  • Lá bạc hà: Trong lá bạc hà có chứa nhiều tinh dầu thơm nên có tác dụng chữa hôi miệng cực tốt. Không cần đun nấu mất thời gian, bạn chỉ cần nhai vài lá bạc hà tươi rồi súc miệng với nước sạch là tình trạng hôi miệng đã cải thiện đáng kể.
  • Chanh tươi: Vitamin C và acid citric có trong chanh tươi có khả năng tiêu diệt khuẩn và giảm mùi hôi miệng hiệu quả. Bạn có thể uống nước chanh 4 – 5 lần/tuần hoặc súc miệng bằng nước cốt chanh để nhanh chóng khắc phục tình trạng này.

Chữa hôi miệng từ dạ dày tại nhà bằng thảo dược

Gừng, bạc hà và chanh tươi là những loại thảo dược có công dụng kháng viêm, diệt khuẩn và giảm mùi hôi miệng hiệu quả

Biện pháp phòng ngừa hôi miệng từ dạ dày

Sau đây là một số thói quen có thể giúp bạn phòng ngừa tình trạng hôi miệng từ dạ dày:

  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên, tối thiểu là 2 lần/ngày vào sáng và tối.
  • Sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng để làm sạch kẽ răng khỏi mảng bám và thức ăn thừa.
  • Uống nhiều hơn 2L nước/ngày để tăng cường khả năng tiết nước bọt, hạn chế mùi hôi miệng.
  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý để ngăn ngừa hình thành mảng bám trên răng, tiêu diệt vi khuẩn, khắc phục mùi hôi miệng do trào ngược dạ dày.
  • Ăn nhiều trái cây, rau xanh. Không ăn trước khi đi ngủ ít nhất  2 tiếng và không nằm ngay sau khi ăn.
  • Hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm, đồ uống làm tình trạng trào ngược dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn như sôcôla, thức ăn cay nóng, cafe, rượu bia, nước có ga, nước trái cây chứa hàm lượng acid cao.
  • Tránh hoạt động nặng hay cúi người về phía trước sau khi ăn uống.
  • Không hút thuốc lá, mặc quần áo áo chật hay giảm cân cấp tốc.

▷ Xem thêm: Các loại nước súc miệng trị hôi miệng cực hiệu quả nên thử

Biện pháp phòng ngừa hôi miệng từ dạ dày

Nên đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày kết hợp cùng nước súc miệng và chế độ ăn uống khoa học

Để trị hôi miệng từ dạ dày hiệu quả cần điều trị dứt điểm các bệnh lý về dạ dày, kết hợp với chế độ ăn uống khoa học  và vệ sinh răng miệng đúng cách. Mong rằng qua những thông tin mà Nha Khoa Kim cung cấp ở bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về nguyên nhân cũng như cách trị hôi miệng từ dạ dày. Từ đó giúp bạn nhanh chóng lấy lại hơi thở thơm tho và tự ti hơn trong giao tiếp.

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

ĐẶT LỊCH HẸN

Để biết thêm thông tin, Quý Khách vui lòng cung cấp số điện thoại, Nha Khoa Kim sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm nhất.