Nguyên nhân và cách xử lý khi răng sữa của trẻ bị mòn

Răng sữa mọc lên trong những năm đầu đời, có vai trò hỗ trợ trẻ thực hiện các hoạt động nhai và nuốt, để cơ thể được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho quá trình phát triển. Tuy nhiên, vì một vài nguyên nhân mà răng sữa có thể bị mòn. Để cứu chữa kịp thời cho hàm răng của trẻ, bố mẹ hãy cùng Nha Khoa Kim tìm hiểu cách xử lý khi răng sữa của trẻ bị mòn qua nội dung bài viết này.

Dấu hiệu răng sữa bị ăn mòn

Bố mẹ có thể dễ dàng nhận biết tình trạng răng sữa của trẻ bị mòn thông qua một số dấu hiệu sau đây:

  • Đau răng: Men răng sữa bị mài mòn khiến răng mất đi lớp bảo vệ nên dễ bị đau nhức khi chải răng hoặc ăn uống.
  • Răng nhạy cảm: Lớp men bên ngoài bị mòn khiến răng sữa trở nên nhạy cảm hơn, trẻ cảm thấy khó chịu khi răng tiếp xúc với đồ ăn, thức uống quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Răng sữa xỉn màu: Khi không còn lớp men răng bảo vệ, bề mặt răng sữa sẽ xuất hiện một dải màu trắng xỉn. Theo thời gian dải màu trắng xỉn này sẽ chuyển sang màu vàng, nâu hoặc thậm chí là đen. Đây là lúc răng sữa bị mòn đã tiến triển thành sâu răng.
  • Nướu bị sưng tấy: Vùng nướu xung quanh răng sữa bị mòn trở nên sưng tấy, thậm chí là chảy máu khi bị tác động.

Dấu hiệu răng sữa bị ăn mòn

Răng nhạy cảm, thường xuyên xuất hiện các cơn đau kèm theo sưng tấy ở nướu là những dấu hiệu phổ biến của tình trạng món răng sữa

Mức độ mòn răng sữa

Tình trạng mòn răng sữa ở trẻ diễn ra trong thời gian dài và được chia thành 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Lớp men răng bị mòn nhẹ ở mặt nhai của răng cửa, răng nanh hoặc ở đỉnh các múi răng hàm. Lúc này, khi nhìn vào răng cửa, bố mẹ sẽ thấy phần mặt nhai lượn sóng giống như lưỡi cưa.
  • Giai đoạn 2: Mặt nhai các răng bị mòn nhiều hơn và làm ngà răng bên trong lộ ra ngoài.
  • Giai đoạn 3: Thân răng ngắn đi trông thấy, chỉ bằng 2/3 kích thước bình thường.
  • Giai đoạn 4: Răng bị mài mòn đến ngang cổ, gần như đã mất hoàn toàn thân răng.

Nếu trẻ chỉ có từ 1 – 2 răng bị mài mòn thì đây được xem là tình trạng mài mòn cục bộ. Nếu nhiều răng hoặc tất cả răng trên cung hàm đều bị mài mòn thì đây là tình trạng mài mòn toàn thân.

Mức độ mòn răng sữa

Tình trạng mòn răng sữa ở trẻ được chia làm 4 giai đoạn khác nhau từ nhẹ tới nặng

Nguyên nhân răng sữa bị mủn, mòn

Có rất nhiều nguyên nhân khiến răng sữa của trẻ bị ăn mòn. Trong đó phải kể đến như:

Di truyền 

Di truyền là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng men răng, dù là răng sữa hay răng vĩnh viễn. Nếu trẻ sinh ra đã có men răng yếu, mỏng thì quá trình mài mòn sẽ diễn ra nhanh hơn. 

Ngoài ra, một số bệnh lý răng miệng di truyền như: thiếu sản men răng, hội chứng Papillon – Lefevre, hội chứng Ehlers – Danlos cũng có thể làm răng sữa của trẻ bị ăn mòn.

Bẩm sinh 

Các bất thường trong giai đoạn phát triển của thai nhi như: chế độ ăn uống, viêm nhiễm, dùng thuốc kháng sinh,… sẽ khiến cho răng sữa dễ bị mòn hơn. Nguyên nhân là vì các yếu tố này làm quá trình trao đổi chất ở mẹ bị rối loạn nên thai nhi không nhận đủ các khoáng chất quan trọng trong quá trình phát triển của răng. Răng có thể bị tổn thương ngay từ khi mới mọc ra hoặc trước một tuổi.

Thói quen nghiến răng

Thói quen nghiến răng khi ngủ ở trẻ có thể gây áp lực liên tục lên bề mặt răng, đặc biệt là những răng sữa. Áp lực này khiến men răng bị mài mòn và làm cấu trúc bảo vệ của răng bị suy yếu.

▷ Tham khảo thêm: Trẻ nghiến răng là thiếu chất gì? Cách khắc phục

Vệ sinh răng miệng kém

Trẻ lười đánh răng, trẻ đánh răng không đúng cách tạo điều kiện cho thức ăn và vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng, về lâu dài sẽ hình thành mảng bám – đây là môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển, tiết ra acid gây sâu răng sữa và làm mòn men răng.

Chế độ ăn uống không khoa học

Khi trẻ ăn các loại thức ăn có chứa hàm lượng đường cao như bánh kẹo, sữa, nước ngọt,… đường trong các loại thức ăn này có thể chuyển hóa thành acid trong miệng, làm mòn men răng. Bên cạnh đó, các loại thực phẩm chua, cũng làm acid tấn công trực tiếp vào lớp men răng, gây mòn răng.

Một nguyên nhân khác khiến cho răng sữa của trẻ bị mòn, mủn là do thiếu các khoáng chất quan trọng để củng cố men răng như canxi, magie, vitamin D, flour,… Từ đó, làm răng trẻ yếu đi và dễ bị mòn.

Nguyên nhân răng sữa bị mủn, mòn

Vệ sinh răng miệng kém, ăn uống thiếu khoa học là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng mòn răng ở trẻ nhỏ

Cách xử lý khi răng sữa của trẻ bị mòn

Răng sữa bị mòn có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng trẻ như đau răng, gãy răng, mất màu răng, nhiễm trùng răng,… đặc biệt là ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn sau này. Dưới đây là một số biện pháp xử lý răng sữa của trẻ bị mòn mà bố mẹ cần biết.

Răng sữa bị mòn nhẹ

Trường hợp răng sữa chỉ mới bị mòn nhẹ, bố mẹ có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc và vệ sinh răng miệng tại nhà như:

  • Cho trẻ đánh răng 2 – 3 lần/ngày với bàn chải lông mềm, đánh răng nhẹ nhàng theo chiều xoay tròn để làm sạch mảng bám, thức ăn thừa mà không làm bề mặt răng đã bị mòn tổn thương thêm.
  • Lựa chọn kem đánh răng có chứa thành phần Fluor để tái khoáng hóa men răng và ngà răng, giúp men răng phục hồi và bảo vệ răng khỏi sâu răng.
  • Súc miệng bằng nước muối hoặc ăn sữa chua sau khi đánh răng để làm sạch răng miệng, kháng khuẩn, giảm viêm nhiễm và ngăn ngừa tình trạng mòn răng.
  • Đến nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để bác sĩ kiểm tra răng miệng, loại bỏ mảng bám và cao răng, bôi fluor hoặc bạch diamin florua (BDF) lên bề mặt răng để bảo vệ men răng.

Răng sữa bị mòn nặng

Trường hợp răng sữa bị mòn nặng, bố mẹ nên đến nha khoa để được các bác sĩ thăm khám và tìm cách xử lý kịp thời. Tùy vào mức độ mòn răng của trẻ mà bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp phù hợp.

Đối với răng bị mòn do sâu răng sữa, gây lỗ hỏng trên răng, bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch lỗ sâu và trám lại bằng vật liệu chuyên dụng để tái tạo lại hình dáng ban đầu cho răng.

▷ Tham khảo thêm: Trám Răng Sâu Bao Nhiêu Tiền? Bảng Giá Mới Nhất

Cách xử lý khi răng sữa của trẻ bị mòn

Tùy vào tình trạng và mức độ mòn của răng sữa mà bác sĩ nha khoa sẽ đưa ra các phương án điều trị phù hợp 

Biện pháp phòng ngừa mòn răng sữa ở trẻ

Để tình trạng mòn răng sữa không xảy ra đối với con yêu của mình, bố mẹ nên chủ động thực hiện các biện pháp sau đây:

  • Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi, bố mẹ có thể làm sạch răng miệng cho trẻ bằng khăn ướt hoặc gạc chuyên dụng. Đối với trẻ từ 18 tháng tuổi, bố mẹ có thể hướng dẫn trẻ đúng răng đúng cách, sử dụng kem đánh răng có chứa flour để tăng cường độ bền cho men răng.
  • Tập cho trẻ thói quen uống nước và súc miệng sau khi ăn để làm sạch răng miệng, kết hợp sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám ở các kẽ răng, không tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
  • Không cho trẻ bú bình khi ngủ vì sẽ tạo điều kiện cho mảng bám hình thành và phá hủy răng sữa.
  • Nếu trẻ có sử dụng núm vú, mẹ nên vệ sinh núm vú thường xuyên để tránh tình trạng nhiễm trùng răng miệng ở trẻ.
  • Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng và đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung các khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của răng như canxi, vitamin D vào thực đơn hằng ngày.
  • Hạn chế cho trẻ ăn các loại thực phẩm chua, có nhiều đường vì chúng có thể tiết ra acid gây sâu răng và làm men răng yếu đi.
  • Giáo dục trẻ ý thức bảo vệ răng miệng ngay từ khi còn nhỏ như không dùng răng để cắn, mở hay giữ các đồ vật cứng, sắc nhọn.
  • Thăm khám nha khoa thường xuyên, ngay cả khi răng trẻ khỏe mạnh bình thường để phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý răng miệng có thể gây mòn men răng như sâu răng, sún răng, viêm nướu,…

Phòng ngừa mòn răng sữa ở trẻ

Ăn uống khoa học, vệ sinh răng miệng sạch và thăm khám nha khoa định kỳ giúp sớm phát hiện và ngăn ngừa các bệnh lý về răng hiệu quả

Tình trạng mòn răng sữa rất dễ xảy ra khi bố mẹ không chú ý chăm sóc và vệ sinh răng miệng cho trẻ. Hy vọng với những cách xử lý khi răng sữa của trẻ bị mòn mà Nha Khoa Kim vừa mới chia sẻ ở bài viết trên, bố mẹ có thể giúp trẻ bảo vệ hàm răng chắc khỏe, tránh ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn sau này.

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

ĐẶT HẸN THĂM KHÁM

Quý khách vui lòng để lại thông tin, Nha Khoa Kim sẽ liên hệ trong vòng 3 phút. (Thời gian làm việc của tổng đài từ 7h30 đến 23h30)