Ngủ dậy đắng miệng là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia, ngủ dậy đắng miệng là do mất cân bằng chuyển hóa ở gan. Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra liên tục trong thời gian dài, bạn không nên chủ quan vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý. Vậy ngủ dậy đắng miệng là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết dưới đây của Nha Khoa Kim.

Tại sao sáng ngủ dậy bị đắng miệng?

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đắng miệng khi ngủ dậy, sau đây là một số nguyên nhân phổ biến:

Vệ sinh răng miệng kém

Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ hoặc không đúng cách tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại phát triển. Điều này không chỉ gây ra cảm giác đắng miệng mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng như sâu răng, nhiễm trùng, viêm nướu,…

Tại sao sáng ngủ dậy bị đắng miệng?

Vệ sinh răng miệng buổi tối không đúng cách tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây ra cảm giác đắng miệng vào buổi sáng

Hội chứng miệng bỏng rát

Hội chứng này được mô tả tương tự như ăn ớt cay và kèm theo đó là triệu chứng hôi miệng hay miệng có vị đắng. Hội chứng miệng bỏng rát có thể diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn hoặc cũng có thể kéo dài trở thành bệnh mạn tính.

Mang thai

Trong 3 tháng đầu mang thai, các chị em phụ nữ thường cảm thấy miệng bị đắng hoặc có vị kim loại. Nguyên nhân là do nội tiết tố trong cơ thể thay đổi, ảnh hưởng đến các giác quan, gây cảm giác khó chịu với các loại thực phẩm có mùi. Tình trạng này sẽ hoàn toàn biến mất sau khi sinh.

Mãn kinh

Phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh cũng gặp phải tình trạng ngủ dậy bị đắng miệng. Nguyên nhân là do nồng độ estrogen trong cơ thể bị suy giảm, khiến miệng bỏng rát, khô miệng hay đắng miệng.

Căng thẳng

Căng thẳng và lo lắng quá mức sẽ gây ra những phản ứng kích thích trong cơ thể. Điều này sẽ làm vị giác thay đổi và dễ gây cảm giác khô miệng, đắng miệng.

Khô miệng

Khô miệng là tình trạng tuyến nước bọt không tiết đủ lượng nước bọt cần thiết để làm ẩm khoang miệng. Khi miệng bị khô, vi khuẩn sẽ có nhiều cơ hội sinh sôi, phát triển và gây đắng miệng, hôi miệng.

Nguyên nhân ngủ dậy bị đắng miệng

Tình trạng tuyến nước bọt sản sinh không đủ làm ẩm khoang miệng cũng sẽ dẫn đến cảm giác đắng miệng vào buổi sáng

Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc như thuốc tim mạch, lithium, kháng sinh, vitamin có chứa kẽm, sắt đồng,…có thể làm thay đổi vị giác. Nguyên nhân là do bản chất thuốc có vị đắng hoặc do hóa chất trong thuốc bài tiết vào nước bọt.

Điều trị ung thư

Các phương pháp điều trị ung thư như hóa trị, xạ trị có thể làm cơ thể mệt mỏi, gây rối loạn vị giác. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy miệng có vị đắng và vị kim loại trong miệng. Đó cũng là lý do mà các bệnh nhân ung thư luôn cảm thấy chán ăn, lười ăn.

Thiếu Vitamin

Vitamin là chất cần thiết để các hoạt động của cơ thể diễn ra bình thường, điều hòa hoạt động của các cơ quan, trong đó có chức năng cảm nhận mùi vị. Nếu không cung cấp đủ vitamin cho cơ thể, miệng sẽ thường xuyên có vị đắng, nhất là khi ngủ dậy.

Hút thuốc lá

Thuốc lá có chứa nhiều thành phần độc hại làm ảnh hưởng đến khả năng cảm nhận mùi vị, dẫn đến miệng bị đắng. Ngoài ra, thuốc lá còn kéo theo một số bệnh lý nguy hiểm như viêm phổi, ung thư, khiến hơi thở có mùi hôi và hàm răng trở nên kém thẩm mỹ do mảng bám cao răng.

Lão hóa

Càng lớn tuổi, các chức năng của các hệ cơ quan cũng bị suy giảm dần, trong đó có vị giác. Đó là lý do tại sao mà những người lớn tuổi thường cảm thấy miệng có vị đắng.

Sáng ngủ dậy miệng đắng là bị bệnh gì?

Ngoài những nguyên nhân kể trên, tình trạng sáng ngủ dậy đắng miệng cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như:

Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý thường gặp khi cơ vòng ở đỉnh dạ dày bị suy yếu, làm acid từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Bệnh thường đi kèm với các triệu chứng như khó chịu, bỏng rát bụng, đắng miệng, hơi thở có mùi,…

Sáng ngủ dậy miệng đắng là bị bệnh gì?

Đắng miệng khi ngủ dậy có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị trào ngược dạ dày thực quản

Tổn thương dây thần kinh

Tương tự như các cơ quan khác trong cơ thể, vị giác cũng được liên kết với các dây thần kinh của não. Khi dây thần kinh tổn thương có thể làm vị giác thay đổi, gây đắng miệng. Tổn thương thần kinh có thể là do động kinh, đa xơ cứng, mất trí nhớ,…

Trào ngược dịch mật

Dịch mật được sản xuất bởi gan và túi mật, giúp tiêu hóa lipid và loại bỏ tế bào hồng cầu đã chết. Nếu vách ngăn giữa dạ dày và ruột non bị tổn thương sẽ làm dịch mật trào ngược lên dạ dày và thực quản. Khi tác dụng với acid sẽ làm cho miệng có vị đắng, kèm theo một số triệu chứng khác như ợ nóng, ợ chua, ho khan, nôn ra chất lỏng xanh vàng,…

Suy giảm chức năng gan

Một số bệnh lý về gan như viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ,… có thể làm quá trình chuyển hóa dịch mật bị gián đoạn. Lượng dịch mật tiết ra không đủ sẽ làm chậm quá trình chuyển hóa thức ăn. Khi đó, người bệnh sẽ có cảm giác khó tiêu và đắng miệng.

Ngủ dậy đắng miệng là dấu hiệu của bệnh gì

Chắc năng gan suy giảm làm cho lượng mật tiết ra không đủ để tiêu hóa thức ăn từ đó sinh ra cảm giác đắng trong khoang miệng

Rối loạn tiêu hóa

Tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài cũng có thể gây đắng miệng. Một số người còn có cảm giác miệng như có vị kim loại, hơi thở có mùi hôi khó chịu.

Nhiễm trùng

Các bệnh lý như nhiễm trùng, rối loạn hệ miễn dịch hay các căn bệnh mãn tính sẽ làm cơ thể sản sinh ra nhiều protein TNF khiến miệng bị đắng. Lưỡi sẽ cảm nhận loại protein này rõ ràng hơn não khiến miệng bị đắng nhiều hơn.

Nấm miệng

Khi bị nhiễm trùng nấm men, bạn sẽ thấy xuất hiện các vết, đốm trắng trên lưỡi, khoang miệng, cổ họng, đi kèm theo đó làm cảm giác đắng trong miệng.

▷ Xem thêm: Đắng miệng là bệnh gì? Nguyên nhân và cách chữa đắng miệng

Ngủ dậy đắng miệng thì nên làm gì?

Tình trạng ngủ dậy đắng miệng hoàn toàn có thể khắc phục bằng một số phương pháp đơn giản sau đây:

Vệ sinh răng miệng đúng cách 

Vệ sinh răng miệng đúng cách như đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, sử dụng bàn chải lông mềm, kết hợp với chỉ nha khoa, nước súc miệng để tăng hiệu quả làm sạch. Định kỳ 6 tháng/lần nên đến nha khoa để thăm khám răng miệng và cạo vôi răng, giúp khoang miệng luôn sạch sẽ và loại bỏ vị đắng trong miệng.

Ngủ dậy đắng miệng thì nên làm gì?

Thực hiện vệ sinh răng miệng sạch và đúng cách giúp giảm cảm giác đắng khi ngủ dậy

Uống nhiều hơn 2L nước mỗi ngày

Đắng miệng cũng có thể xuất phát từ tình trạng khô miệng do tuyến nước bọt hoạt động kém. Do đó, bạn nên uống nhiều hơn 2L nước mỗi ngày để tăng tiết nước bọt, đảm bảo khoang miệng đủ độ ẩm. Từ đó, giảm đắng miệng, khô miệng.

Cách khắc phục tình trạng ngủ dậy đắng miệng

Duy trì thói quen uống ít nhất 2L nước mỗi ngày để đảm bảo độ ẩm trong khoang miệng

Tránh các yếu tố nguy cơ gây trào ngược acid

Với những trường hợp trào ngược dạ dày thì nên ưu tiên ăn những món ăn dễ tiêu hóa để giảm cảm giác đắng miệng. Tránh xa rượu bia, thuốc lá, thức ăn cay, nhiều dầu mỡ,…Nên chia nhỏ bữa ăn, không nên ăn quá nhiều để tránh gây kích thích trào ngược dịch vị và dịch mật.

Cách giảm đắng miệng khi ngủ dậy

Hạn chế ăn các loại thực phẩm gây trào ngược acid

Nhai kẹo cao su không đường

Nhai kẹo cao su không đường cũng là cách giúp lấn át vị đắng trong miệng tức thì. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời. Để loại bỏ tình trạng đắng miệng triệt để, bạn nên tìm hiểu chính xác nguyên nhân và cách điều trị.

Đắng miệng khi ngủ dậy phải làm sao

Sử dụng kẹo cao su không đừng giúp giảm vị đắng trong miệng đồng thời giúp làm sạch răng tốt hơn

Ăn trái cây có vị chua nhẹ

Nếu như nguyên nhân gây đắng miệng không phải do trào ngược dạ dày thực quản, việc ăn một số trái cây chua như cam, cóc, bưởi,… có thể giúp kích thích vị giác, làm sạch vị đắng trong miệng.

Cách chữa đắng miệng khi ngủ dậy

Ăn các loại trái cây có vị chua nhẹ sẽ giúp làm sạch khoang miệng của bạn từ đó giảm cảm giác đắng miệng vào buổi sáng

Sử dụng nước súc miệng

Súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng chuyên dụng để làm sạch khoang miệng, giảm vị đắng trong miệng và mùi hôi trong hơi thở. Để đảm bảo hiệu quả tốt nhất, bạn nên sử dụng các loại nước súc miệng có thành phần từ thảo dược thiên nhiên.

Nếu bạn đã áp dụng các cách chữa đắng miệng trên mà tình trạng này vẫn không thuyên giảm, hãy đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị hiệu quả.

▷ Tham khảo: Cách sử dụng nước súc miệng diệt khuẩn đúng cách

Sáng ngủ dậy thường xuyên bị đắng miệng nên làm gì

Sử dụng các loại nước súc miệng diệt khuẩn giúp hỗ trợ khả năng làm sạch và giảm cảm giác đắng trong khoang miệng

Ngủ dậy đắng miệng là tình trạng phổ biến xuất hiện ở nhiều người, đặc biệt là người lớn tuổi. Tình trạng đắng miệng vào buổi sáng xuất hiện thường xuyên có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang nhiễm bệnh. Do đó bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế hoặc nha khoa uy tín gần nhất để được thăm khám và chuẩn đoán chính xác. Việc duy trì và đảm bảo vệ sinh răng miệng tốt là cách hiệu quả giúp giảm và ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng tốt nhất. Và nếu còn câu hỏi hoặc thắc mắc liên quan đến vấn đề răng miệng thì đừng ngần ngại liên hệ ngay đến Nha Khoa Kim thông qua số hotline: 1900 6899 để được các bác sĩ tư vấn chi tiết hơn nhé!

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

ĐẶT LỊCH HẸN

Để biết thêm thông tin, Quý Khách vui lòng cung cấp số điện thoại, Nha Khoa Kim sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm nhất.