Tại sao bị khô miệng khi ngủ dậy và cách điều trị

Tình trạng khô miệng khi ngủ dậy khiến cho bạn cảm thấy thấy khó chịu và không thoải mái khi bắt đầu một ngày mới. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì và cách điều trị như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây của Nha Khoa Kim.

Hiện tượng khô miệng khi ngủ dậy

Nước bọt trong miệng có chức năng trung hòa acid, giúp rửa trôi các mảng thức ăn bám trên bề mặt răng. Một số enzyme trong nước bọt có tác dụng chống lại vi khuẩn gây bệnh. Nước bọt còn chứa protein và khoáng chất, giúp bảo vệ men răng và ngăn ngừa một số vấn đề về nướu.

Khi tuyến nước bọt không sản xuất đủ lượng nước bọt cần thiết sẽ gây ra tình trạng khô miệng khi ngủ dậy, thậm chí còn có cảm giác bỏng rát ở trong miệng. Tình trạng này còn có thể đi kèm theo một số triệu chứng như:

  • Khát nước
  • Khô môi
  • Khô cổ họng
  • Đau họng
  • Lưỡi ngứa ran
  • Hơi thở có mùi

Hiện tượng khô miệng khi ngủ dậy

Khô miệng khi ngủ dậy là tình trạng khoang miệng khô rát do lượng nước bọt sản sinh không đủ

Tại sao bị khô miệng khi ngủ dậy?

Có rất nhiều nguyên nhân gây hôi miệng khi ngủ dậy, nhưng phổ biến nhất là những nguyên nhân sau đây:

Thở bằng miệng

Thở bằng miệng do ngủ ngáy, do nghẹt mũi hay do đang mắc các bệnh lý nguy hiểm như chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ (OSA) có thể là nguyên nhân khiến bạn bị khô miệng khi ngủ dậy. Do đó, nếu thường xuyên gặp phải tình trạng này, bạn cần sớm thăm khám bác sĩ để phát hiện nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Tại sao bị khô miệng khi ngủ dậy?

Thói quen thở bằng miệng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng khô họng khi mới ngủ dậy

Cơ thể thiếu nước

Nếu bạn không uống đủ 2L nước mỗi ngày sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động trao đổi chất và bài tiết. Điều này làm cho tất cả các lượng nước trong cơ thể đều tập trung để sử dụng cho quá trình này và cuối cùng dẫn đến khô miệng. 

Ngoài ra, nếu bạn bị tiêu chảy, sốt cao, ra mồ hôi nhiều, mất máu,…cũng làm cơ thể mất nước và gây khô miệng.

Vấn đề tuổi tác

Người cao tuổi có nguy cơ bị khô miệng cao hơn. Nguyên nhân là do hệ bài tiết suy giảm kết hợp với việc sử dụng một số loại thuốc điều trị. Ngoài ra, khô miệng ở người cao tuổi cũng có thể là do một số bệnh lý thường gặp như: tiểu đường, Alzheimer, Parkinson,…

Tổn thương dây thần kinh

Nếu một trong số những dây thần kinh ở não bộ bị tổn thương sẽ làm cho việc sản xuất nước bọt của tuyến nước bọt bị ngưng trệ. Điều này làm bạn có cảm giác miệng khô sau khi tỉnh giấc.

Khô miệng khi ngủ do tổn thương các dây thần kinh

Các dây thần kinh ở não bộ bị tổn thương làm suy giảm khả năng sản sinh nước bọt ở khoang miệng

Tác dụng phụ của một số loại thuốc

Hiện tượng sáng ngủ dậy bị khô miệng có thể là do tác dụng phụ của một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc điều trị các bệnh như cao huyết áp, tiêu chảy, buồn nôn, dị ứng, đau dây thần kinh, trầm cảm, lo lắng,…

Mắc một số bệnh lý

Bạn không nên chủ quan khi bị khô miệng khi vừa thức dậy vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo cho một số bệnh lý như: đột quỵ, trào ngược dạ dày, thực quản, quai bị parkinson, sjogren, alzheimer,…

Điều trị ung thư

Các liệu pháp điều trị ung thư vùng đầu và cổ như xạ trị, hóa trị có thể làm các tuyến nước bọt bị tổn thương, dẫn đến tình trạng khô miệng kéo dài. Bị khô miệng khi vừa ngủ dậy do điều trị ung thư có thể xuất hiện ngay sau khi bệnh nhân bắt đầu điều trị hoặc cũng có thể là sau một vài tháng, vài năm.

Khô miệng do điều trị ung thư

Khô miệng là một trong những tác dụng phụ thường thấy ở các bệnh nhân đang xạ trị hoặc hóa trị ung thư

Một số nguyên nhân khác

Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, chứng khô miệng sau khi ngủ dậy cũng có thể là do:

  • Thường xuyên hút thuốc lá
  • Uống rượu nhiều vào buổi tối
  • Lối sống không lành mạnh
  • Phụ nữ trong thời kỳ mang thai

Khô miệng khi ngủ dậy có nguy hiểm không?

Tình trạng khô miệng khi ngủ dậy thường không được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo cho nhiều bệnh lý nguy hiểm và tiềm ẩn nhiều mối nguy hại cho sức khỏe.

Trước hết, khô miệng sẽ làm giảm vị giác, khiến việc ăn uống trở nên khó khăn hơn. Bạn  sẽ cảm thấy khó nhai, khó nuốt và dần mất hứng thú với thức ăn. Hậu quả là cơ thể không nhận đủ dưỡng chất, dễ bị sụt cân và suy nhược.

Khô miệng còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng. Nước bọt đóng vai trò quan trọng trong việc rửa sạch vi khuẩn, thức ăn còn sót lại và bảo vệ men răng. Khi thiếu nước bọt sẽ tạo điều kiện cho mảng bám hình thành ở nướu. Từ đó, vi khuẩn sẽ có thêm cơ hội tấn công răng và khoang miệng, dẫn đến nguy cơ sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu.

Lượng nước bọt sản xuất quá ít không chỉ khiến miệng bị khô, gây nứt môi, loét miệng mà còn khiến hơi thở có mùi hôi khó chịu. Khi đó, người bệnh cảm thấy thiếu tự tin khi giao tiếp với mọi người xung quanh.

▷ Xem thêm: Nguyên nhân gây khô miệng và cách điều trị hiệu quả

Khô miệng khi ngủ dậy có nguy hiểm không?

Khô miệng khi ngủ dậy có thể là nguyên nhân gây ra các bệnh lý về răng miệng

Khô miệng khi ngủ dậy nên làm gì?

Để khắc phục tình trạng khô miệng sau khi ngủ dậy, bạn có thể làm theo các cách dưới đây:

  • Uống từ 1.5 – 2L nước mỗi ngày, tăng cường bổ sung các loại thực phẩm có tính mát như trái cây, rau xanh,…để cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể
  • Khô miệng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sâu răng và các bệnh lý răng miệng khác. Vì vậy, khi bị khô miệng bạn cần vệ sinh răng miệng đúng cách, kết hợp sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng để tăng hiệu quả làm sạch.
  • Nếu nguyên nhân gây khô miệng xuất phát từ bệnh lý thì phải điều trị dứt điểm các bệnh lý này mới khắc phục được tình trạng khô miệng.
  • Hãy thở bằng mũi khi ngủ thay vì thở bằng miệng.
  • Tránh xa các loại đồ uống gây kích thích, nước súc miệng có cồn.
  • Duy trì lối sống lành mạnh, tích cực

Trường hợp khô miệng khi vừa ngủ dậy chỉ xảy ra trong một vài ngày và sau khi bạn điều chỉnh thói quen ăn uống, nghỉ ngơi, vệ sinh răng miệng, khô miệng sẽ chấm dứt. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài, bạn không nên chủ quan mà cần thăm khám bác sĩ ngay để tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp khắc phục kịp thời.

Khô miệng khi ngủ dậy nên làm gì?

Tạo và duy trì thói quen uống tối thiểu từ 1.5 đến 2 lít nước mỗi ngày để giữ ẩm cho khoang miệng

Khô miệng khi ngủ dậy tuy không gây nguy hiểm đến cơ thể nhưng nếu không sớm khắc phục có thể dẫn đến các nguy cơ mắc bệnh lý về răng miệng. Qua những thông tin ở bài viết trên, mong rằng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây khô miệng và cách khắc phục hiệu quả. Từ đó, giúp bạn cải thiện tình trạng sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe tổng thể của mình tốt hơn. Và nếu phát hiện các vấn đề bất thường về răng miệng, vui lòng đến hoặc liên hệ đến Nha Khoa Kim qua số hotline 1900 6899 để được nhân viên tư vấn chi tiết nhất!

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

ĐẶT LỊCH HẸN

Để biết thêm thông tin, Quý Khách vui lòng cung cấp số điện thoại, Nha Khoa Kim sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm nhất.