Hô hàm dưới là một dạng sai lệch khớp cắn phổ biến và ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ khuôn mặt cũng như chức năng ăn nhau. Tình trạng này có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau và cần được can thiệp đúng cách để cải thiện. Bài viết dưới đây, hãy cùng Nha Khoa Kim tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này và cách điều trị hiệu quả.
Nội Dung Chính
Hô hàm dưới là gì?
Hô hàm dưới hay còn gọi là móm, đây là tình trạng khớp cắn có cấu tạo bất thường do bị ngược (hay chính là khớp cắn ngược). Khớp cắn đúng là hàm trên phủ lên hàm dưới, thế nhưng răng hô hàm dưới là hàm dưới sẽ bao trọn hàm trên.
Hô hàm dưới là tình trạng khớp cắn có cấu tạo bất thường do bị ngược
Dấu hiệu hô hàm dưới
Để nhận biết và can thiệp kịp thời, bạn cần hiểu rõ những dấu hiệu đặc trưng của tình trạng này, cụ thể như sau:
- Hai hàm không đạt tương quan chuẩn khi hàm trên nằm ngoài hàm dưới, bị hàm dưới phủ hoàn toàn.
- Nhóm răng phía trên có thể tiếp xúc với mặt nhai chuẩn nhưng có thể không tiếp xúc, nhất là khi vòm họng trên quá nhỏ so với hàm dưới.
- Hàm trên và hàm dưới có thể tiếp xúc với nhau hoặc không tuỳ vào mức độ nặng nhẹ của tình trạng này. Nếu trường hợp nặng, khoảng cách giữa 2 hàm càng cách xa nhau khi để khuôn miệng ở trạng thái bình thường.
- Phần cằm, mũi và trán bị chuẩn lệch, bị gãy ở giữa khuôn mặt. Do đó, khi nhìn nghiêng bạn sẽ thấy người hô hàm dưới mũi gãy, cằm nhô như mặt lưỡi cày.
- Đường nối giữa trán và mũi nằm gãy khúc, có thể nằm thẳng nhưng đường thẳng có thể bị lệch trái hoặc phải.
▷ Xem thêm: Tình trạng mặt lệch và cách khắc phục mặt lệch hiệu quả
Nguyên nhân hô hàm dưới
Hô hàm dưới có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả bẩm sinh lẫn thói quen trong quá trình phát triển. Cùng Nha Khoa Kim tìm hiểu nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này.
Do di truyền
Nguyên nhân đầu tiên và chủ yếu dẫn đến tình trạng hàm dưới nhô ra là do yếu tố di truyền. Hiểu đơn giản, khi trong gia đình bạn có ông, bà, bố, mẹ gặp tình trạng này thì theo gen bạn cũng có thể bị hô hàm dưới.
Thói quen xấu khiến hàm dưới bị hô
Ở trẻ nhỏ thường xuất hiện các thói quen như mút tay, ngậm ti giả khiến lưỡi không đặt đúng vị trí. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến hô hàm dưới ngay từ khi còn nhỏ. Thói quen xấu nếu hình thành trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc xương hàm, hướng mọc răng và dẫn đến sai lệch khớp cắn.
Mất răng sớm gây hô hàm dưới
Mất răng dù do nguyên nhân bẩm sinh hay tác động mạnh từ bên ngoài, nếu không được khôi phục kịp thời cũng khiến hàm dưới nhô ra, phát triển quá mức. Khi hàm trên bị mất răng, diện tích hàm thu hẹp dần và tạo điều kiện để những chiếc răng còn lại xô vào nhau, từ đó dẫn đến móm. Tình trạng này thể hiện rõ nhất khi răng hàm trên bị mất nhiều.
Mút tay là thói quen xấu dẫn đến tình trạng hàm dưới bị nhô ra ngay từ khi còn nhỏ
Hậu quả do hô hàm dưới
Nếu không được điều trị đúng cách, hô hàm dưới có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến cả thẩm mỹ và sức khỏe như sau:
- Ảnh hưởng đến thẩm mỹ: Răng hàm dưới chìa ra ngoài nhưng hàm trên lại nghiêng vào bên trong tạo nên sự mất cân đối của cả khuôn mặt. Từ đó khiến khuôn mặt bị lệch lạc, đặc biệt nhìn rõ nhất khi nhìn ở góc nghiêng.
- Ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai: Lực tác động của hàm khi nhai thức ăn bị giảm sút do khớp cắn bị ngược. Người bị hô hàm dưới thường hàm phải hoạt động nhiều hơn, gây nhức mỏi khi hoạt động và khả năng xử lý cũng kém đi, dẫn đến các bệnh lý về dạ dày.
- Ảnh hưởng đến vệ sinh răng miệng: Khớp cắn ngược khiến việc vệ sinh răng trở nên khó khăn cho nhiều khu vực, do đó việc làm sạch cũng gặp trắc trở đối với người mắc phải tình trạng này. Hơn nữa, khi không được vệ sinh kỹ lưỡng, điều này sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển gây viêm lợi, sâu răng, hôi miệng,…
Hô hàm dưới gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và hoạt động sinh hoạt hàng hàng
Phương pháp điều trị hô hàm dưới
Tuỳ theo mức độ sai lệch khớp cắn và độ tuổi, hô hàm dưới được điều trị bằng nhiều cách khác nhau. Dưới đây là các giải pháp phổ biến và hiệu quả hiện nay:
Phẫu thuật
Phẫu thuật hàm móm là phương pháp đem đến hiệu quả nhanh chóng chỉ sau một lần thực hiện. Phương pháp này giúp bạn khắc phục hoàn toàn tình trạng hô hàm dưới và khiến bạn có được gương mặt cân đối, hài hoà hơn. Quy trình phẫu thuật được thực hiện như sau:
- Bước 1: Bác sĩ tiến hành rạch một đường vào lợi ngay sau xương hàm ở cả hai bên của hàm dưới.
- Bước 2: Cắt một phần xương hàm dưới, di chuyển nó về sau để đảm bảo sự cân đối trong việc khớp cắn giữa hai hàm trên và dưới.
- Bước 3: Dùng đĩa hoặc vít cố định xương hàm ở vị trí chuẩn.
- Bước 4: Bác sĩ tiến hành khâu kín vết thương.
Sau quá trình phẫu thuật, bệnh nhân nên thực hiện tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để giúp họ đánh giá chính xác tình trạng hậu phẫu và thực hiện biện pháp xử lý kịp thời.
Dán răng sứ
Đây là phương pháp điều trị hô hàm dưới được khá nhiều người lựa chọn khi đang gặp tình trạng này ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ giúp thay đổi hình thể, màu sắc của răng chứ không khiến cả khối thân chân răng dịch chuyển đến vị trí đúng trên cung hàm.
Với phương pháp này, bác sĩ sẽ dùng một lớp sứ mỏng khoảng 0.2 – 0.5mm dán cố định bằng keo dán chuyên dụng lên bề mặt sau của răng sau khi chúng đã được mài theo tỷ lệ chuẩn trước đó. Việc sử dụng kỹ thuật này giúp hàm được cân bằng hơn, đảm bảo khớp cắn chuẩn và cải thiện đáng kể khuyết điểm về mặt thẩm mỹ.
Niềng răng
Niềng răng hô hàm là phương pháp được sử dụng phổ biến đối với nhiều người. Phương pháp này sẽ sử dụng dây cung, mắc cài, dây thun,… để tạo lực tác động nhằm đưa răng về vị trí mong muốn. Hiện nay có nhiều loại niềng răng khác nhau cho bạn lựa chọn tùy vào nhu cầu và khả năng tài chính như niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ, niềng răng mặt trong hay niềng răng trong suốt.
▷ Biết thêm thông tin: Chi Phí Niềng Răng Móm Bao Nhiêu Tiền? Bảng Giá Mới Nhất 2025
Niềng răng hô hàm dưới là phương pháp điều trị được áp dụng phổ biến hiện nay
Hô hàm dưới không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn tác động đến sức khỏe răng hàm mặt, chất lượng cuộc sống. Việc điều trị sớm và đúng phương pháp sẽ giúp bạn cải thiện cả về thẩm mỹ lần chức năng ăn nhai. Nếu đang gặp phải tình trạng móm hoặc có dấu hiệu sai lệch khớp cắn, hãy đến Nha Khoa Kim để được đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao tư vấn và đưa ra giải pháp phù hợp nhé.
Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.