Hình ảnh viêm lợi ở trẻ em giúp nhận biết dấu hiệu và điều trị

MViêm lợi ở trẻ em là tình trạng khá phổ biến. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng của trẻ. Trong bài viết này, hãy cùng các chuyên gia Nha Khoa Kim khám phá những hình ảnh viêm lợi ở trẻ em. Đồng thời tìm hiểu nguyên nhân, cách điều trị và biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Viêm lợi ở trẻ em là gì?

Viêm lợi là tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở các mô bao quanh chân răng khiến chúng bị sưng đỏ. Thông thường, các mô này đóng vai trò giữ cho răng được ổn định và chắc chắn. Tuy nhiên, khi bị viêm do một số nguyên nhân, mô lợi có thể bị sưng tấy, xuất hiện mủ hoặc loét, gây cảm giác đau nhức, ngứa ngáy và khó chịu.

Tình trạng viêm lợi ở trẻ có thể diễn tiến từ mức độ nhẹ đến nặng. Dẫn đến trẻ dễ cáu gắt, khó chịu, lười ăn và thường xuyên quấy khóc. Nếu không được phát hiện và điều trị đúng lúc, viêm lợi sẽ để lại các biến chứng nghiêm trọng hơn như viêm tủy răng hoặc viêm nha chu.

viêm lợi răng ở trẻ em là gì

Tình trạng sưng tấy, nhiễm trùng tại nướu răng thì có nguy cơ cao bé bị viêm lợi

Dấu hiệu nhận biết viêm lợi ở trẻ em

Những biểu hiện thường gặp của viêm lợi ở trẻ bao gồm:

  • Lợi bị sưng tấy, đau và dễ chảy máu, đặc biệt khi trẻ đánh răng.
  • Miệng có mùi hôi khó chịu do xuất hiện ổ mủ quanh chân răng.
  • Răng trở nên lung lay, không còn chắc chắn như bình thường.
  • Lợi có thể xuất hiện các mảng trắng hoặc đốm lạ. Khi ăn đồ cứng, vùng nướu và chân răng dễ bị tổn thương.
  • Viêm nhiễm kéo dài kèm mủ tích tụ tại chân răng. Điều này khiến màu sắc của lợi chuyển từ hồng nhạt sang đỏ sẫm.
  • Trẻ có thể bị sốt cao trên 38°C kèm theo biểu hiện quấy khóc và khó chịu.
  • Cơn đau răng khiến trẻ bỏ bú, biếng ăn, có thể kèm theo sưng hạch ở vùng cổ hoặc hàm.
  • Miệng xuất hiện các vết loét ở lợi hoặc má trong.
  • Tụt lợi hở chân răng được nhìn thấy rõ rệt.

Các bậc phụ huynh có thể tham khảo hình ảnh viêm lợi ở trẻ em để so sánh với tình trạng của con mình và nhận biết sớm các dấu hiệu bất thường.

dấu hiệu nhận biết viêm lợi ở trẻ em

Cơn đau của lợi sưng đỏ kèm theo mủ sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của bé

Các giai đoạn viêm lợi ở trẻ em

Viêm lợi ở trẻ thường diễn ra qua hai giai đoạn chính:

Giai đoạn khởi phát

Lúc này, lợi của trẻ bắt đầu có dấu hiệu sưng đỏ và dễ bị chảy máu khi chải răng. Nếu được phát hiện sớm và chăm sóc đúng cách, tình trạng viêm có thể được cải thiện nhanh chóng. 

Trong giai đoạn này, mô nướu vẫn bám chắc vào răng, xương và các mô quanh răng chưa bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nên cần chú trọng vệ sinh răng miệng, điều chỉnh chế độ ăn uống là có thể kiểm soát được.

Giai đoạn tiến triển

Khi tình trạng viêm kéo dài, lợi có thể xuất hiện mủ và dần tách khỏi chân răng, tạo nên khe hở giữa lợi và răng. Những khoảng trống này dễ bị thức ăn mắc vào, tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. 

Trẻ lúc này thường có biểu hiện sưng lợi, đau nhức, hơi thở có mùi hôi và có thể bị sưng má. Nếu không được xử lý kịp thời, vi khuẩn tích tụ trong kẽ răng có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn như sâu răng, viêm tủy, viêm quanh chóp răng.

các giai đoạn viêm lợi ở trẻ

Nguyên nhân gây viêm lợi ở trẻ em

Viêm lợi ở trẻ xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng phổ biến nhất là do mảng bám không được làm sạch tích tụ lâu ngày trên răng. Những mảng bám này tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, sinh ra độc tố làm tổn thương và gây viêm vùng lợi.

Bên cạnh nguyên nhân chính do mảng bám tích tụ, viêm nướu ở trẻ có thể bắt nguồn từ:

  • Giai đoạn mọc răng: Trong quá trình mọc răng, đặc biệt là khi thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn (Thường vào khoảng 6 – 7 tuổi). Tình trạng viêm lợi có thể xảy ra tạm thời.
  • Tác động cơ học: Những thói quen như ăn đồ quá cứng, cắn móng tay hoặc va chạm mạnh vào vùng miệng có thể làm tổn thương mô lợi và dẫn đến viêm.
  • Nhiễm virus Herpes: Trẻ nhỏ từ 2 – 5 tuổi đôi khi có thể bị viêm lợi do virus Herpes gây ra. Tình trạng này thường tự khỏi trong vòng 2 tuần nhưng nếu viêm trở nặng, trẻ có thể gặp phải các biến chứng nghiêm trọng liên quan đến hệ thần kinh trung ương.
  • Sử dụng thuốc: Việc sử dụng một số loại thuốc như thuốc ức chế miễn dịch, thuốc chống động kinh, thuốc huyết áp, cyclosporin, vitamin C, nifedipine,… Có thể làm giảm lượng nước bọt tiết ra. Điều này khiến mảng bám không được loại bỏ hiệu quả, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây viêm chân răng.

Một số bệnh lý như giảm số lượng bạch cầu trung tính, tiểu đường, thiếu vitamin và khoáng chất,…Cũng có thể làm tăng khả năng trẻ bị viêm lợi.

nguyên nhân khiến trẻ bị viêm lợi

Đôi khi mọc răng cũng là một tác nhân gây viêm lợi ở trẻ

Các loại viêm lợi thường thấy ở trẻ em

Dựa trên nguyên nhân gây bệnh, viêm lợi ở trẻ có thể được chia thành 5 loại chính, bao gồm:

Viêm lợi thông thường

Đây là dạng viêm lợi phổ biến nhất và có mức độ nguy hiểm thấp nhất vì tính chất tạm thời. Thường nhanh chóng khỏi nếu bố mẹ biết cách chăm sóc đúng cách. Ngược lại, nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, tình trạng viêm lợi có thể trở nên nghiêm trọng.

Dấu hiệu nhận biết viêm lợi thông thường ở trẻ em:

  • Cảm giác ngứa hoặc khó chịu ở lợi.
  • Lợi chuyển sang màu đỏ sẫm.
  • Lợi dễ bị chảy máu.
  • Trẻ chảy nhiều nước dãi, đặc biệt là khi ngủ.

Viêm lợi do bệnh về máu

Vì lợi là lớp biểu mô quanh răng chứa nhiều mạch máu nên khi trẻ mắc các bệnh liên quan đến máu dẫn đến giảm số lượng bạch cầu trung tính, lợi dễ bị sưng tấy và viêm, làm tăng nguy cơ viêm lợi. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những biến chứng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.

Các dấu hiệu nhận biết viêm lợi do bệnh về máu ở trẻ em bao gồm:

  • Lợi ở cả hai hàm chuyển sang màu đỏ rực.
  • Lợi dễ bị chảy máu ngay cả khi chỉ bị tác động nhẹ.
  • Xuất hiện các vết loét trên bề mặt lợi.
  • Trẻ có hiện tượng chảy máu dưới da.
  • Tăng tiết nước bọt.

Viêm lợi do vi khuẩn

Bệnh này chủ yếu do vi khuẩn Herpes gây ra, thường gặp nhiều ở trẻ từ 2 – 5 tuổi. Những trẻ có hệ miễn dịch yếu sẽ dễ bị nhiễm vi khuẩn hơn. Thời gian ủ bệnh thường kéo dài khoảng 5 – 7 ngày và hầu hết trường hợp sẽ tự khỏi sau khoảng 2 tuần mà không gây ra biến chứng. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp bệnh diễn tiến nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến não bộ của trẻ.

Dấu hiệu nhận biết viêm lợi do vi khuẩn ở trẻ em gồm:

  • Lợi sưng tấy, xuất hiện các mụn nước màu xám bao quanh gây đau đớn cho trẻ. Mụn nước trong miệng có thể lan rộng ra môi, lưỡi và bên trong má.
  • Khó khăn khi nuốt.
  • Đau đầu.
  • Sưng hạch ở vùng cổ.

Viêm lợi do dùng thuốc

Bệnh này không quá nghiêm trọng nhưng có thể gây khó khăn cho trẻ khi ăn uống. Việc điều trị kịp thời là cần thiết để tránh các biến chứng và bảo vệ sức khỏe của trẻ.

Một số loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ viêm lợi ở trẻ em, bao gồm thuốc điều trị huyết áp, thuốc chống động kinh, thuốc ức chế miễn dịch, Phenytoine (50%), Nifedipine (10–15%), Cyclosporin (30%),…Khi sử dụng những thuốc này, lượng nước bọt tiết ra giảm, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và hình thành mảng bám quanh chân răng.

Dấu hiệu nhận biết viêm lợi do tác dụng phụ của thuốc ở trẻ em:

  • Trẻ cảm thấy đau do lợi bị sưng phồng (sưng bọng răng).
  • Lợi không chảy máu và vẫn giữ màu hồng tự nhiên.
  • Xuất hiện tình trạng xơ cứng ở lợi.

▷ Xem thêm: Nổi cục cứng ở lợi – Nguyên nhân và giải pháp điều trị hiệu quả

Viêm lợi loét hoại tử

Viêm lợi loét hoại tử là một bệnh lý nghiêm trọng do vi khuẩn và virus xâm nhập vào khoang miệng. Nó gây tổn thương rộng rãi cả mô mềm và mô cứng quanh lợi. Một nguyên nhân khác cũng thường gặp ở trẻ em là do lâu ngày không lấy cao răng khiến cao răng tích tụ trên bề mặt hàm và chân răng trong thời gian dài.

Dấu hiệu nhận biết viêm lợi loét hoại tử ở trẻ em:

  • Nướu răng sưng đỏ rõ rệt, thậm chí có thể thấy mạch máu bằng mắt thường.
  • Nướu tụt xuống, làm hở chân răng.
  • Cao răng xuất hiện nhiều cả ở thân răng và dưới nướu.

các loại viêm nướu thường thấy ở trẻ em

Hình ảnh viêm lợi ở trẻ em

Việc quan sát hình ảnh viêm nướu răng ở trẻ em sẽ giúp phụ huynh nhận biết sớm bệnh và có biện pháp xử lý kịp thời. Dưới đây là hình ảnh về viêm lợi ở trẻ em mà cha mẹ nên tham khảo.

Hình ảnh viêm lợi ở trẻ em

Hình ảnh viêm lợi ở trẻ em 01

Hình ảnh viêm nướu răng ở trẻ

Hình ảnh viêm nướu răng ở trẻ 02 

Hình ảnh trẻ bị viêm lợi

Hình ảnh trẻ bị viêm lợi 03 

Hình ảnh trẻ bị viêm lợi và sốt

Hình ảnh trẻ bị viêm lợi và sốt 04

Hình ảnh viêm lợi ở trẻ em 5 tuổi

Hình ảnh viêm lợi ở trẻ em 05 tuổi

Cách điều trị viêm nướu răng ở trẻ em

Khi nhận thấy dấu hiệu viêm lợi ở trẻ thông qua việc quan sát và so sánh trực tiếp với hình ảnh viêm nướu răng ở trẻ. Bố mẹ nên chú ý theo dõi kỹ tình trạng răng miệng của con. Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, cần nhanh chóng đưa bé đến phòng khám nha khoa để các bác sĩ kiểm tra, đánh giá tình trạng và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Lấy mảng bám, cao răng

Dựa vào mức độ viêm lợi, tình trạng răng miệng, lượng mảng bám cũng như độ dày của cao răng, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Bố mẹ nên đưa trẻ đến nha khoa để kiểm tra và lấy cao răng khi cần thiết. 

Sau khi loại bỏ mảng bám và cao răng, việc khám định kỳ và làm sạch cao răng mỗi 3 – 6 tháng là rất quan trọng. Đồng thời, cần hướng dẫn trẻ cách đánh răng đúng kỹ thuật và khuyến khích sử dụng chỉ nha khoa thay vì dùng tăm để bảo vệ sức khỏe răng miệng.

Thuốc điều trị viêm lợi ở trẻ em

Khi trẻ bị viêm lợi kèm theo mủ và chảy máu, bác sĩ thường chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh. Loại thuốc này giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh và giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng hiệu quả.

Những loại thuốc kháng sinh thường được kê đơn bởi bác sĩ để điều trị viêm lợi gồm có:

  • Nhóm kháng sinh như beta-lactam, macrolid hoặc kết hợp spiramycin với metronidazol có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh trong khoang miệng.
  • Nhóm giảm đau như paracetamol giúp làm dịu cơn đau do viêm lợi gây ra.
  • Nhóm corticosteroid như prednisolon, dexamethason có khả năng chống viêm mạnh mẽ, giảm nhanh các triệu chứng sưng tấy, đỏ và đau ở lợi.
  • Nhóm thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) như ibuprofen, diclofenac, meloxicam giúp giảm sưng, đỏ và đau do viêm lợi.

Ngoài ra, phụ huynh có thể hướng dẫn trẻ súc miệng mỗi ngày bằng các dung dịch chứa thành phần kháng khuẩn như Chlorhexidine, kẽm gluconat, chlorine dioxide, hexetidin,…nhằm hỗ trợ làm sạch khoang miệng, loại bỏ mảng bám và vi khuẩn gây hại.

Lưu ý: Phụ huynh không tự ý mua thuốc hay tự điều trị cho trẻ khi chưa được bác sĩ chỉ định nhằm tránh các tác dụng phụ có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ.

Phẫu thuật

Khi viêm lợi phát triển thành viêm nha chu, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật. Ca phẫu thuật này nhằm loại bỏ cao răng bên trong túi nha chu. Từ đó giúp ngăn ngừa tình trạng tụt lợi và răng bị lung lay một cách hiệu quả.

Ghép nướu

Khi mô nướu của trẻ bị tổn thương nghiêm trọng và các phương pháp điều trị thông thường không còn hiệu quả, bác sĩ sẽ tiến hành ghép nướu. Phương pháp này bao gồm việc lấy mô nướu khỏe mạnh để che phủ vùng bị tổn thương. Mục đích để giảm bớt cảm giác ê buốt khi trẻ ăn uống và ngăn ngừa những biến chứng nghiêm trọng khác.

cách điều trị viêm nướu răng ở trẻ em

Để đảm bảo an toàn, cha mẹ nên đưa con đến khám và điều trị tại nha khoa uy tín

Cách điều trị viêm lợi ở trẻ em tại nhà

Trường hợp viêm lợi nhẹ mà các bậc phụ huynh có thể nhận biết qua hình ảnh viêm lợi ở trẻ em. Việc điều trị tại nhà có thể cải thiện tình trạng viêm thông qua các phương pháp sau:

  • Súc miệng nước muối: Nước muối có khả năng kháng khuẩn, giúp loại bỏ thức ăn dư thừa, làm dịu vùng nướu bị viêm và giảm mùi hôi trong miệng.
  • Sử dụng mật ong: Mật ong có tính kháng khuẩn và chống viêm, hỗ trợ làm giảm các triệu chứng viêm nướu ở trẻ. Cách thực hiện rất đơn giản, chỉ cần thoa mật ong lên vùng nướu bị tổn thương. Lưu ý chỉ sử dụng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên để đảm bảo an toàn.
  • Sử dụng nước cốt chanh: Phụ huynh có thể pha nước cốt chanh với nước ấm và một chút muối. Sau đó thoa nhẹ lên vùng nướu bị viêm trong vài phút rồi cho trẻ súc miệng lại. Nước chanh không những giúp kháng viêm mà còn cung cấp vitamin hỗ trợ giảm nhiễm trùng trong khoang miệng.

mẹo chữa viêm lợi tại nhà

Đối với viêm nhẹ thì có thể dùng các biện pháp điều trị tự nhiên tại nhà

Biện pháp phòng ngừa viêm lợi ở trẻ em

Người ta vẫn thường nói rằng “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Vì vậy các bậc phụ huynh nên chú trọng việc chăm sóc vệ sinh răng miệng cho trẻ nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ viêm lợi. Cụ thể như sau:

  • Đưa trẻ đến các phòng khám nha khoa để kiểm tra và lấy cao răng cho trẻ em 6 tháng/lần. 
  • Tạo thói quen cho trẻ đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, mỗi lần tối thiểu 5 phút. Sử dụng bàn chải lông mềm cho bé để đánh răng mà không gây tổn thương cho lợi. Đồng thời thay bàn chải mới sau mỗi 2 – 3 tháng.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý cho trẻ, hạn chế đồ ăn vặt và thực phẩm nhiều đường. Vì chúng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và hình thành mảng bám nhanh chóng.
  • Lựa chọn kem đánh răng chứa flour cùng các thành phần có lợi cho sức khỏe răng lợi để hỗ trợ bảo vệ răng miệng hiệu quả.

biện pháp phòng ngừa trẻ bị viêm lợi

Chăm sóc răng miệng, khám nha khoa định kỳ sẽ ngăn ngừa được các bệnh liên quan đến răng miệng

Nếu viêm lợi ở trẻ được phát hiện kịp thời, việc điều trị sẽ trở nên nhanh chóng và đơn giản hơn. Đồng thời giúp ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra. Vì vậy, bố mẹ nên thường xuyên theo dõi sức khỏe răng miệng của con. Đặc biệt chú ý đến những dấu hiệu qua các hình ảnh viêm lợi ở trẻ em để có biện pháp xử lý phù hợp và kịp thời. Đừng ngần ngại liên hệ Nha Khoa Kim để được bác sĩ khám và tư vấn điều trị nhé!

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

ĐẶT HẸN THĂM KHÁM

Quý khách vui lòng để lại thông tin, Nha Khoa Kim sẽ liên hệ trong vòng 3 phút. (Thời gian làm việc của tổng đài từ 7h30 đến 23h30)