Đau răng sâu ở bà bầu cần được xử lý kịp thời để tránh ảnh hưởng xấu đến thai kỳ và sức khỏe thai nhi. Nếu vẫn chưa biết bà bầu bị đau răng sâu phải làm sao thì hãy theo dõi bài viết dưới đây để nhận được lời khuyên từ các bác sĩ của Nha Khoa Kim
Nội Dung Chính
Tại sao bà bầu bị đau răng sâu?
Các bác sĩ nha khoa cho biết, phụ nữ mang thai là nhóm đối tượng dễ gặp phải tình trạng đau răng sâu. Nguyên nhân xuất phát từ nhiều thay đổi sinh lý trong cơ thể và thói quen sinh hoạt hàng ngày. Cụ thể:
- Thay đổi pH trong miệng: Khi mang thai, độ pH trong miệng có xu hướng giảm, làm mất cân bằng môi trường tự nhiên, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho sâu răng phát triển mạnh mẽ.
- Tăng tần suất ăn uống: Việc ăn nhiều bữa hơn trong ngày khiến răng tiếp xúc với thức ăn thường xuyên hơn. Nếu không vệ sinh đúng cách, mảng bám và axit sẽ tích tụ, dẫn đến sâu răng và đau nhức.
- Tăng hormone nữ: Hormone progesterone và estrogen tăng cao trong thai kỳ khiến nướu trở nên nhạy cảm, dễ viêm và yếu hơn, khiến răng dễ bị tổn thương bởi vi khuẩn gây sâu răng.
- Thay đổi đặc tính nước bọt: Nội tiết tố ảnh hưởng đến độ nhớt và thành phần nước bọt, làm giảm khả năng tự làm sạch khoang miệng và chống lại axit do vi khuẩn tạo ra
- Thiếu hụt canxi: Nhu cầu canxi trong thai kỳ tăng cao để hỗ trợ phát triển thai nhi. Nếu không bổ sung đủ, cơ thể sẽ lấy canxi từ xương và răng, khiến men răng yếu đi, vi khuẩn tấn công và gây đau nhức răng.
- Vệ sinh răng miệng kém: Việc chải răng không đúng cách hoặc cảm giác buồn nôn khi dùng kem đánh răng có thể khiến mẹ bầu lơ là việc chăm sóc răng miệng. Điều này khiến mảng bám tích tụ, sâu răng hình thành
Do thay đổi nội tiết tố, thiếu canxi hoặc vệ sinh răng miệng kém làm tăng nguy cơ đau răng khi mang thai
Bà bầu bị đau răng sâu có nguy hiểm không?
Tình trạng đau răng sâu cùng các vấn đề liên quan đến sức khỏe răng miệng có thể gây tác động tiêu cực đến cả mẹ bầu và quá trình phát triển của thai nhi. Cụ thể:
Nguy cơ sinh non và sinh con nhẹ cân
Các chuyên gia cho biết, khi phụ nữ mang thai gặp phải các bệnh lý răng miệng như sâu răng hay viêm nướu, vi khuẩn trong khoang miệng có thể lan đến nhau thai, làm thay đổi thành phần sinh lý của nước ối. Điều này có thể kích thích quá trình chuyển dạ sớm, dẫn đến sinh non.
Trẻ sinh ra thiếu tháng hoặc nhẹ cân thường đối mặt với nguy cơ tử vong cao hơn, đồng thời có thể mắc các vấn đề như bại não, suy giảm thị lực, chậm phát triển và nhiều rối loạn sức khỏe khác.
Trẻ có nguy cơ bị sâu răng sớm
Mẹ bị sâu răng, trẻ cũng có nguy cơ bị sâu răng sớm, do vi khuẩn gây bệnh có thể lây truyền từ mẹ sang con thông qua việc hôn hoặc đút thức ăn. Vì vậy, mẹ bầu cần đặc biệt chú trọng đến việc giữ gìn vệ sinh răng miệng. Bởi vì sức khỏe răng miệng của mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng răng miệng của trẻ trong những năm đầu đời.
Nếu không điều trị, sâu răng có thể gây viêm nhiễm, ảnh hưởng sức khỏe mẹ và thai nhi.
Bà bầu bị đau răng sâu nhổ được không?
Phụ nữ mang thai cần hạn chế tối đa các can thiệp nha khoa trong suốt giai đoạn thai kỳ. Trong trường hợp khẩn cấp như cần nhổ răng, mẹ bầu nên đến các cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám và nhận tư vấn từ bác sĩ.
Đối với các mẹ bầu bị sâu răng nghiêm trọng khiến việc ăn uống gặp nhiều khó khăn, bác sĩ có thể đề xuất phương án trám răng tạm thời để giảm đau và duy trì chức năng ăn nhai. Trong những trường hợp sâu răng nhẹ, nên tạm hoãn việc nhổ răng cho đến sau khi sinh để đảm bảo an toàn.
Nếu buộc phải nhổ răng, mẹ bầu nên thực hiện sau khi thai kỳ đã bước sang tháng thứ 4. Bởi vì 3 tháng đầu là giai đoạn nhạy cảm nhất, thai nhi dễ bị ảnh hưởng do bất kỳ tác động nào từ bên ngoài. Việc can thiệp nha khoa trong thời gian này có thể làm tăng nguy cơ động thai và ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của em bé.
Mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có được nhổ khi trong thai kỳ hay không
Cách chữa đau răng sâu cho bà bầu an toàn
Theo bác sĩ nha khoa, nếu mẹ bầu bị sâu răng trong thai kỳ nên thực hiện phương pháp trám răng không sử dụng thuốc tê. Đây là phương pháp an toàn và hiệu quả để điều trị sâu răng cho mẹ bầu. Tuy nhiên, cần lưu ý chọn thời điểm thích hợp để thực hiện thủ thuật này.
Mẹ bầu có thể thực hiện trám răng khi thai nhi được 4 đến 6 tháng tuổi. Trong 3 tháng đầu, thai nhi đang phát triển các cơ quan và còn yếu nên cần tránh những tác động mạnh.
Ở 3 tháng cuối, thai nhi đã phát triển đầy đủ và bụng đã lớn, mẹ bầu nên hạn chế di chuyển nhiều. Thêm vào đó, việc nằm lâu trên ghế nha khoa có thể khiến mẹ cảm thấy chóng mặt và đau nhức.
▷ Biết thêm thông tin tại: Giá hàn trám răng giá bao nhiêu tiền tại Nha Khoa Kim?
Mẹ bầu có thể thực hiện trám răng để khắc phục tình trạng răng sâu
Cách giảm đau răng nhanh nhất cho bà bầu
Việc dùng thuốc giảm đau cho bà bầu khi bị đau răng sâu không được khuyến khích. Thay vào đó, các mẹ bầu có thể áp dụng các biện pháp giảm đau tại nhà dưới đây:
- Súc miệng bằng nước ấm: Việc súc miệng với nước ấm không chỉ giúp làm sạch mảng bám thức ăn mà còn có tác dụng làm dịu cơn đau do viêm nướu hoặc sâu răng.
- Sử dụng thuốc sát trùng không kê đơn: Mẹ bầu có thể sử dụng một số loại thuốc sát trùng không kê đơn để giảm cơn đau tạm thời. Một trong những lựa chọn thường được các bác sĩ khuyên dùng là Benzocaine, có thể thoa trực tiếp lên vùng răng bị đau.
- Chườm ấm hoặc lạnh: Việc chườm ấm hoặc lạnh lên vùng nướu răng đang bị sâu giúp làm tê nướu tạm thời và giảm cảm giác đau trong một khoảng thời gian ngắn.
Súc miệng bằng nước ấm, chườm lạnh vệ sinh răng miệng thật kỹ cơn đau nhức răng sẽ thuyên giảm
Cách chăm sóc răng miệng cho mẹ bầu trong thai kỳ
Trong giai đoạn thai kỳ, mẹ bầu cần đặc biệt quan tâm đến chế độ chăm sóc răng miệng:
- Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày để giữ gìn vệ sinh răng miệng, giảm nguy cơ mắc sâu răng.
- Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám thức ăn bị mắc kẹt giữa các kẽ răng.
- Có thể dùng dung dịch sát khuẩn nhưng cần xem ý kiến bác sĩ để chọn sản phẩm phù hợp.
- Bổ sung các thực phẩm giàu khoáng chất như canxi, phốt pho,…giúp tăng cường sức khỏe răng miệng.
- Nếu gặp phải các triệu chứng bất thường như nướu sưng đỏ, đau nhức hoặc chảy máu chân răng kéo dài, hãy thăm khám bác sĩ sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
▷ Xem thêm: Tại sao bà bầu bị chảy máu chân răng? Nguyên nhân và cách trị
Đánh răng đúng cách và tái khám nha khoa định kỳ để bảo vệ sức khỏe răng miệng
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được bà bầu bị đau răng sâu phải làm sao. Khi phải các gặp vấn đề về răng miệng, đặc biệt là sâu răng, mẹ bầu nên đến các cơ sở của Nha Khoa Kim để được thăm khám, qua đó các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên và phương pháp điều trị phù hợp.
Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.