Bị đau quai hàm gần tai bên trái có sao không? Cách điều trị

Bị đau quai hàm gần tai bên trái là tình trạng xảy ra khá phổ biến nhưng thường bị mọi người xem nhẹ. Ít ai biết được rằng nó là dấu hiệu cảnh báo cho một số bệnh lý nguy hiểm. Vậy cụ thể là bệnh gì và cách điều trị như thế nào? Mời bạn cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây của Nha Khoa Kim để có câu trả lời nhé!

Đau quai hàm gần tai bên trái là bị gì?

Theo các chuyên gia, tình trạng đau quai hàm gần tai bên trái có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng thường thì đây là dấu hiệu đặc trưng của một số bệnh lý như:

Sái quai hàm

Sái quai hàm tình trạng quai hàm bị lệch sang một vị trí khác do chấn động mạnh xảy ra ở vùng bắp thịt và đường gân ở xương hàm. Tình trạng này có thể gặp phải ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng phổ biến ở người hay vận động, chơi thể thao.

Khi bị sái quai hàm, bạn sẽ gặp một số triệu chứng như:

  • Bị đau quai hàm ở gần tai bên trái.
  • Đau nhức ở vùng tai và mặt.
  • Ăn nhai khó khăn.
  • Cứng khớp, khó cử động miệng.

Viêm khớp thái dương hàm

Viêm khớp thái dương hàm là tình trạng rối loạn xảy ra ở khớp hàm và các cơ mặt xung quanh khiến khớp nối phần xương hàm và xương sọ bị mất cân bằng. Bệnh lý này xảy ra ở nhiều đối tượng nhưng phổ biến nhất là phụ nữ trong thời kỳ hormone thay đổi như mãn kinh, dậy thì,…

Bệnh gây cản trở chức năng của khớp thái dương hàm – khớp đóng vai trò quan trọng và phức tạp nhất cơ thể. Mặc dù không gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng bệnh khiến việc sinh hoạt hằng ngày gặp nhiều khó khăn.

Viêm khớp thái dương hàm thường có những biểu hiện sau:

  • Miệng và hàm khó cử động.
  • Có tiếng lục cục phát ra khi cử động hàm.
  • Cơn đau trở nên dữ dội hơn khi ăn uống.
  • Đau nhức vùng thái dương.
  • Đau đầu, mỏi cổ, chóng mặt.
  • Phì đại tại vị trí khớp viêm ở cơ nhai.

Loạn năng thái dương hàm

Loạn năng thái dương hàm là tình trạng rối loạn cơ nhai, khớp thái dương hàm hoặc cả cơ nhai và khớp thái dương hàm. Đây là một bệnh lý nguy hiểm nhưng lại khá hiếm gặp, chỉ xuất hiện ở 10% dân số. Các triệu chứng của loạn năng thái dương hàm rất ít khi biểu hiện ra bên ngoài. Chỉ khi bệnh trở nặng, các triệu chứng mới xuất hiện rõ ràng. Lúc này, người bệnh có nguy cơ cao bị hỏng khớp hàm.

Bệnh gây đau nhức nhiều ở gần tai bên trái hoặc phải hoặc cả 2 tai. Ngoài ra, người bệnh còn gặp khó khăn khi ăn nhai và đóng mở miệng, đi kèm là các triệu chứng điển hình khác như.

  • Cử động hàm bị hạn chế, thiếu linh hoạt.
  • Khó khăn khi há to miệng.
  • Choáng váng, ù tai, sưng má.

▷ Tham khảo thêm: Rối loạn khớp thái dương hàm: Nguyên nhân & cách khắc phục

Bệnh lý răng miệng

Ngoài các vấn đề kể trên, đau quai hàm gần tai trái cũng có thể xuất phát từ các vấn đề răng miệng như viêm nướu, viêm chân răng, sâu răng, răng khôn mọc lệch hoặc xử lý nhổ răng sai cách.

Đau quai hàm gần tai bên trái là bị gì?

Đau quai hàm gần tai bên trái xuất hiện do sái quai hàm, viêm khớp thái dương hoặc các bệnh lý răng miệng khác

Cách khắc phục tình trạng đau quai hàm gần tai bên trái

Trường hợp đau quai hàm gần tai bên trái ở mức độ nhẹ, các triệu chứng chưa làm phiền quá nhiều đến cuộc sống hằng ngày, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau đây để khắc phục tình trạng này tại nhà:

Sử dụng thuốc giảm đau

Để giảm bớt cảm giác đau nhức, khó chịu ở vùng quai hàm gần tai bên trái, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol, ibuprofen,… Tuy nhiên, khi sử dụng, cần tuân thủ đúng liều lượng và nếu thấy các triệu chứng không thuyên giảm, cần thăm khám bác sĩ ngay.

Xoa bóp – ấn huyệt

Xoa bóp vùng quai hàm gần tai trái là cách mà bạn có thể áp dụng để giảm đau tại nhà. Cách thực hiện vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần đặt ngón trỏ và ngón giữa vào vùng bị đau, sau đó ấn và xoa tròn từ 5 – 10 vòng. Thực hiện lặp lại động tác này cho đến khi cơn đau nhức giảm bớt.

Chườm nóng & lạnh 

Đặt túi chườm lên vùng quai hàm gần tai bên trái. Nhiệt độ cao sẽ làm tăng tuần hoàn máu đến khu vực bị đau, giúp thư giãn các cơ và giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên, nếu đau quai hàm gần tai bên trái đi kèm với các triệu chứng sưng, viêm thì bạn nên áp dụng biện pháp chườm lạnh.

Thay đổi tư thế ngủ

Nếu bạn có thói quen đặt tay dưới hàm khi ngủ hoặc ngủ nghiêng sang một bên hãy thử đổi sang tư thế ngược lại. Điều này giúp các cơ trong quai hàm không chịu áp lực quá lớn khi thức dậy, từ đó giảm đau hiệu quả.

Cách khắc phục tình trạng đau quai hàm gần tai bên trái

Thay đổi các thói quen xấu trong sinh hoạt kết hợp với chườm lạnh và xoa bóp ấn huyệt sẽ giúp cải thiện tình trạng đau quai hàm bên trái

Cách tăng cường sức khỏe cho xương quai hàm

Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng đau quai hàm gần tai trái lại ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống. Để phòng tránh tình trạng này, bạn cần chủ động thực hiện một số biện pháp sau đây:

Thường xuyên vệ sinh răng miệng

Bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần một ngày, kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để giữ khoang miệng được sạch sẽ, không chi vi khuẩn có cơ hội xâm nhập gây ra các bệnh lý răng miệng làm tổn thương hàm.

▷ Tham khảo chi tiết: Mách bạn cách chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách

Thăm khám định kỳ

Bạn nên đến thăm khám tại các địa chỉ nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để kiểm soát sức khỏe răng miệng của bản thân một cách tốt nhất. Sớm phát hiện ra bệnh lý ngay từ giai đoạn khởi phát và tìm cách điều trị kịp thời.

Ngủ đúng tư thế

Điều kiện tiên quyết để xương hàm luôn chắc khỏe là duy trì tư thế ngủ đúng. Không ngủ nghiêng sang một bên hoặc đặt tay dưới hàm khi ngủ. Điều này có thể khiến một bên hàm chịu áp lực lớn và bị đau nhức. Ngoài ra, bạn cần lưu ý sử dụng gối, nệm có tính đàn hồi tốt để giấc ngủ được sâu hơn và có tư thế thoải mái nhất.

Ăn uống lành mạnh

Hạn chế ăn các loại thực phẩm dai, chứng, dễ dính như khô bò, khô mực, kẹo cao su,… Thay vào đó nên ăn những thức ăn mềm, dễ nuốt hoặc cắt thức ăn ra thành từng miếng nhỏ. Trong khi ăn, hãy nhai đều cả hai bên hàm, tránh việc chỉ nhai ở một bên.

Cách tăng cường sức khỏe cho xương quai hàm

Ăn uống lành mạnh, vệ sinh răng miệng đúng cách và thường xuyên khám răng định kỳ giúp cải thiện và đảm bảo sức khỏe cho xương hàm

Có thể thấy, tình trạng đau quai hàm gần tai bên trái thường xuất phát từ các bệnh lý liên quan đến khớp. Do đó, khi thấy cơ đau không thuyên giảm mặc dù đã cải thiện bằng các biện pháp tại nhà, bạn nên đến gặp ngay bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. Đồng thời nên xây dựng thói quen ăn uống, vệ sinh răng miệng và thăm khám nha khoa định kỳ nhằm duy trì và đảm bảo sức khỏe răng miệng tốt hơn, hạn chế các bệnh lý về răng miệng.

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

ĐẶT HẸN THĂM KHÁM

Quý khách vui lòng để lại thông tin, Nha Khoa Kim sẽ liên hệ trong vòng 3 phút. (Thời gian làm việc của tổng đài từ 7h30 đến 23h30)