Sái quai hàm là một trong những bệnh lý về khớp cắn khá phổ biến hiện nay. Bệnh có thể gây đau đớn, khiến việc ăn uống, nhai thức ăn và nói chuyện gặp nhiều khó khăn. Trong bài viết dưới đây, Nha Khoa Kim sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần biết về sái quai hàm, bao gồm: dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị.
Nội Dung Chính
Sái quai hàm là gì?
Sái quai hàm (hay còn gọi là trật khớp hàm) là tình trạng phần xương quai hàm bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu. Tình trạng này có thể xuất hiện thường xuyên ở những người đã từng mắc phải trước đó hoặc ở những người có chứng lỏng cơ vùng xương hàm và phần dây chằng do khớp thái dương hàm bị rối loạn.
Sái quai hàm là tình trạng xương quai hàm bị lệch khỏi vị trí ban đầu
Nguyên nhân gây sái quai hàm
Nguyên nhân khiến quai hàm bị trật, lệch ra khỏi vị trí ban đầu là do những chấn động mạnh ở những vùng cơ và những đường gân của xương quai hàm. Bên cạnh đó, loại bệnh lý này cũng có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:
- Vùng mũi và vùng họng bị viêm nhiễm.
- Tư thế nằm ngủ không đúng.
- Thói quen nghiến răng khi ngủ.
- Cười lớn, ngáp quá mạnh hoặc há miệng quá to khi ăn.
- Người làm việc quá sức, thường xuyên bị căng thẳng, mệt mỏi.
Thói quen ngủ sai cách hoặc khi ngáp, cười quá mạnh có thể dẫn đến sái quai hàm
Dấu hiệu bị sái quai hàm
Người bị trật khớp hàm có thể xuất hiện một số triệu chứng sau đây:
Vùng tai trước bị đau mỏi và bị ù tai
Khi vùng quai hàm bị lệch, những cơn đau sẽ bắt đầu xuất hiện ở vùng hàm và lan dần lên đến vùng đầu và tai. Điều này có thể gây ra tình trạng ù tai và đau mỏi ở phía trước tai. Lúc này, người bệnh sẽ không nghe rõ hoặc không nghe thấy bất cứ âm thanh gì. Ngoài ra, các cơ quan bên trong vùng tai cũng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.
Cứng cổ và quai hàm
Trật khớp hàm thường khiến cho người bệnh cảm thấy cứng ở vùng cổ và quai hàm. Họ có thể sẽ cảm thấy tê nhức trong quai hàm và khó có thể xoay cổ, nhất là vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy.
Có tiếng động khi há miệng
Người bị sái vùng quai hàm sẽ gặp nhiều khó khăn khi mở miệng. Đôi khi có thể nghe thêm tiếng lục cục. Tiếng kêu này là do những chấn động ở vùng xương khớp gây ra.
▷ Xem thêm: Đau quai hàm: Nguyên nhân và cách điều trị
Quai hàm cứng và có tiếng động khi há miệng là dấu hiệu cho thấy xương hàm bị lệch
Sái quai hàm để lâu có sao không?
Sái quai hàm chỉ là bệnh về xương khớp nên sẽ không gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, để hạn chế bệnh trở nên nghiêm trọng, bạn cần biết cách chăm sóc cơ thể hợp lý và tạo những thói quen tốt.
Khi phát hiện ra các dấu hiệu của bệnh, bạn không nên để lâu mà hãy đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán, từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Tình trạng bệnh kéo dài không chỉ gây khó chịu, mất thẩm mỹ mà còn có nguy cơ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như méo miệng, lệch hàm,…
Nếu khớp hàm bị lệch nghiêm trọng, bạn bắt buộc phải tiến hành phẫu thuật để điều chỉnh. Các trường hợp phẫu thuật đều mất nhiều thời gian và chi phí, vì vậy tốt nhất bạn nên thăm khám sớm nhất có thể nhé!
Tuy không quá nguy hiểm nhưng sái quai hàm có thể ảnh hưởng đến ăn nhai và các hoạt động thường ngày
Cách chữa sái quai hàm
Thông thường, người bị sái vùng quai hàm sẽ được bác sĩ chỉ định một trong những phương pháp điều trị sau đây:
Nắn hàm
Trường hợp bệnh nhân bị sái hàm ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ tiến hành nắn hàm để đưa khớp về lại vị trí ban đầu.
Trước khi thực hiện, bệnh nhân sẽ được tiêm thuốc giảm đau hoặc thuốc giãn cơ để hạn chế các cơn đau. Đồng thời, điều chỉnh lại tư thế ngồi phù hợp để tạo sự thoải mái, thuận lợi cho quá trình nắn quai hàm.
Khi tiến hành điều trị, bác sĩ sẽ đặt 2 miếng gạc ở mặt nhai phía trong của nhóm răng hàm dưới, bên trái và bên phải. Tiếp theo, bác sĩ sẽ dùng 2 ngón tay cái để ấn xuống toàn bộ vùng xương hàm dưới, đẩy nó xuống dưới và ra phía sau nhiều lần.
Hành động này sẽ được thực hiện cho đến khi người bệnh cảm thấy vùng xương hàm dưới lỏng và dễ cử động. Điều này cho thấy xương hàm đã được đưa về đúng vị trí ban đầu.
Ở mức độ nhẹ có thể can thiệp bằng cách nắn chỉnh lại xương hàm về đúng vị trí ban đầu
Phẫu thuật hàm
Phẫu thuật hàm thường được các bác sĩ chỉ định trong trường hợp bệnh nhân bị sái hàm ở mức độ nặng hoặc không thể nắn chỉnh bằng phương pháp truyền thống.
Phương pháp này sẽ trực tiếp can thiệp đến vùng xương hàm nên sẽ được thực hiện tại các bệnh viện chuyên khoa răng – hàm – mặt bởi các bác sĩ giàu kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao để đảm bảo an toàn cho người bệnh và đạt được kết quả điều trị tốt nhất.
Trường hợp nặng cần được can thiệp bằng cách phẫu thuật đưa hàm về đúng vị trí
Sái quai hàm có tự khỏi được không? Một số điều cần lưu ý
Chứng sái quai hàm rất khó để có thể tự khỏi và rất dễ bị tái phát. Vì vậy, sau khi điều trị thành công, bạn cần lưu ý đến một số điều sau đây để đảm bảo sự phục hồi tốt và ngăn ngừa sái quai hàm tái phát:
- Ngủ đủ giấc, nằm đúng tư thế.
- Nên ăn những thức ăn mềm, lỏng. Hạn chế tối đa việc ăn các loại thức ăn dai, cứng và cần lực nhai nhiều.
- Duy trì lối sống lành mạnh, hạn chế tình trạng lo âu, căng thẳng, mệt mỏi.
- Không lao động nặng nề hay làm việc quá sức.
- Tránh va chạm mạnh vào khu vực quai hàm.
- Đeo máng chống nghiến nếu có thói quen nghiến răng khi ngủ.
- Tránh há miệng quá to, ngáp mạnh hoặc cười lớn quá nhiều.
Nếu bạn được chỉ định phẫu thuật để điều trị trật khớp hàm thì sau khi phẫu thuật bạn cần phải tuân thủ đúng những chỉ dẫn của bác sĩ và tái khám theo lịch hẹn để không làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Đặc biệt, bạn cần vệ sinh vết mổ cẩn thận để tránh tình trạng nhiễm trùng nguy hiểm.
Sái quai hàm rất khó để tự khỏi và cần đến sự can thiệp của y khoa để khắc phục
Trên đây là những thông tin về bệnh sái quai hàm mà Nha Khoa Kim muốn chia sẻ đến bạn. Bệnh dù không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng khi phát hiện bạn hãy nhanh chóng đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được điều trị kịp thời, tránh để xảy ra các biến chứng như méo miệng hoặc lệch hàm.
Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.