Răng số 5 là một trong những chiếc răng hàm đóng vai trò quan trọng trong quá trình nhai nghiền thức ăn cũng như cấu trúc của toàn hàm. Vậy răng số 5 là răng nào? Mất răng số 5 thì có nguy hiểm không? Hãy cùng Nha Khoa Kim tìm câu trả lời thông qua nội dung bài viết dưới đây nhé!
Nội Dung Chính
Răng số 5 là răng nào?
Răng số 5 là chiếc răng nằm ở vị trí thứ 5 trên cung hàm, tính từ răng cửa tính vào. Đây là chiếc răng hàm nhỏ thứ hai của nhóm răng hàm, nằm giữa răng hàm nhỏ thứ nhất và răng cối lớn thứ nhất. Răng số 5 có kích thước vừa phải, thuôn dài, trông như mũ nấm, bề mặt răng có các rãnh nhỏ giúp nhai nghiền thức ăn.
Răng số 5 mọc lên ở độ tuổi từ 10 – 12 tuổi. Một người trưởng thành sẽ có tất cả 4 chiếc răng số 5, chia đều cho cả 2 hàm. Răng số 5 thường chỉ có 1 chân, một số trường hợp có 2 chân răng nhưng chiếm tỷ lệ không nhiều. Tùy vào từng chiếc răng khác nhau mà răng số 5 sẽ có từ 1 – 2 ống tủy. Mặc dù răng hàm nhỏ không đóng vai trò ăn nhai chủ lực nhưng nó giúp cắn xé, nghiền nhỏ thức ăn để hỗ trợ các răng hàm lớn thực hiện chức năng ăn nhai. Từ đó, giúp dạ dày tiêu hóa và hấp thụ thức ăn dễ dàng hơn.
▷ Tham khảo thêm: Cung răng là gì? Cách đọc và quan sát cung răng
Mất răng số 5 có nguy hiểm không?
Răng số 5 vĩnh viễn bị mất lâu ngày có thể đẫn đến nguy cơ tiêu xương hàm, ảnh hưởng đến các dây thần kinh quanh xương hàm. Đồng thời, răng số 5 bị mất cũng sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai và cấu trúc xương hàm, gây mất tương quan giữa hai hàm và lâu ngày có thể dẫn đến tình trạng chạy răng.
Khả năng ăn nhai giảm sút
Răng số 5 được ví như một chiếc máy xay mini trên cung hàm. Nó đảm nhận vai trò xé, nghiền thức ăn thành từng mảnh nhỏ để răng cối lớn nghiền nát dễ dàng hơn. Chính vì thế, khi chiếc răng này mất đi, khả năng ăn nhai ít nhiều cũng sẽ bị giảm sút.
Khi đó, dạ dày cần phải hoạt động nhiều hơn để tiêu hóa và hấp thụ thức ăn. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến các vấn đề về hệ tiêu hóa, kèm theo đó là tình trạng kén ăn, chán ăn, suy nhược cơ thể,…
Biến chứng tiêu xương hàm
Khi mất răng hàm nhỏ lâu ngày mà không tìm cách khắc phục sẽ xảy ra tình trạng tiêu xương hàm. Thông thường, sau 3 tháng tiêu xương hàm sẽ xuất hiện những biểu hiện ban đầu. Nếu để tình trạng này kéo dài, xương hàm tại vị trí răng số 5 sẽ bị tiêu biến từ 25 – 30% trong vòng 1 năm đầu tiên. Sau đó, sẽ tăng dần lên và thậm chí là mất hẳn.
Khi xương hàm tiêu biến, thể tích và chiều cao của răng sẽ bị tụt xuống. Khi đó, những răng xung quanh nó sẽ có xu hướng đổ dần về vị trí của những răng thấp hơn. Điều này làm sai lệch khớp cắn nghiêm trọng, gây mất cấu trúc khuôn mặt, người bệnh gặp khó khăn rất nhiều trong việc ăn nhai.
Hàm răng bị lệch dần
Khi mất răng 5, các răng còn lại trên cung hàm sẽ di chuyển dần về phía trước để lấp đầy khoảng trống tại vị trí răng mất. Từ đó, hàm răng sẽ bị lệch lạc, nếu không sớm tìm cách khắc phục người bệnh sẽ đối mặt với các vấn đề về khớp cắn, đau đầu, đau cổ,…
Dễ mắc các bệnh lý răng miệng
Vì thuộc nhóm răng đảm nhận vai trò ăn nhai nên khi răng hàm số 5 mất đi sẽ làm tăng nguy cơ mắc kẹt thức ăn trong miệng – đây là cơ hội vàng để vi khuẩn xâm nhập và gây ra các bệnh răng miệng như sâu răng, hôi miệng, viêm nướu, viêm nha chu, viêm chân răng,… nếu như không được vệ sinh kỹ lưỡng.
Ảnh hưởng đến hệ thần kinh
Như ta đã biết, bên dưới răng sẽ có hệ thống các dây thần kinh. Các dây thần kinh này vô cùng nhạy cảm, chỉ cần một va chạm nhẹ là có thể gây biến chứng. Do đó, khi mất răng số 5 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các dây thần kinh. Người bị mất răng sẽ thường xuyên cảm thấy đau đầu, nhức thái dương, nghiêm trọng hơn là tê nửa đầu vai gáy.
Khi nào thì nên nhổ răng số 5?
Răng hàm số 5 là chiếc răng tham gia trực tiếp vào quá trình ăn nhai. Nếu chiếc răng này gặp các vấn đề không quá nghiêm trọng bác sĩ sẽ ưu tiên các phương pháp phục hồi và điều trị bảo tồn. Mặc dù vậy, trong một số trường hợp răng số 5 bắt buộc phải nhổ bỏ:
- Răng số 5 bị sâu nghiêm trọng, gây tổn thương tủy và không thể điều trị thông thường.
- Răng bị nhiễm trùng, viêm nhiễm nặng,… ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng ăn nhai và không thể can thiệp bằng phương pháp bảo tồn.
- Răng bị gãy vỡ, lung lay do chấn thương dù đã áp dụng phương pháp trám răng để bảo tồn nhưng không đem lại hiệu quả.
- Răng mọc ngầm, mọc lệch làm hình thành u nang ở dưới nướu.
- Trường hợp niềng răng chỉnh nha bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng để tạo khoảng trống, giúp răng dịch chuyển dễ dàng hơn.
Mất răng số 5 nên làm gì?
Sau khi răng số 5 mất đi, bạn phải tiến hành trồng lại răng mới càng sớm càng tốt để không phải gặp những hệ lụy nguy hiểm do mất răng lâu ngày gây ra. Nha khoa hiện đại có rất nhiều phương pháp để phục hình răng mất bao gồm:
Cầu răng sứ
Cầu răng sứ là phương pháp phục hình răng hàm nhỏ bị mất khá phổ biến hiện nay. Phương pháp này sẽ sử dụng một cầu răng gồm 3 mão răng sứ nối liền nhau. Trong đó, răng ở giữa sẽ thay thế cho răng đã mất, 2 răng còn lại được gắn cố định vào răng 2 bên để làm trụ nâng đỡ.
Ưu điểm của phương pháp này là thời gian thực hiện nhanh, tính thẩm mỹ tương đối. Tuy nhiên, để thực hiện cầu răng sứ, bác sĩ bắt buộc phải mài nhỏ răng số 4 và răng số 6 nên ít nhiều vẫn gây tổn hại đến 2 chiếc răng này và tình trạng tiêu xương hàm vẫn tiếp tục diễn ra.
Răng giả tháo lắp
Với chi phí khá rẻ, răng giả tháo lắp là phương pháp phục hình răng hàm số 5 được nhiều bệnh nhân lựa chọn. Răng giả tháo lắp gồm 2 bộ phận chính: bên ngoài là phần khung hàm được làm bằng nhựa hoặc kim loại và bên trên là phần răng giả được làm bằng nhựa cứng hoặc sứ nha khoa.
Răng giả tháo lắp có thể khắc phục khả năng ăn nhai ở mức tương đối. Tuy nhiên về độ thẩm mỹ thì không được tự nhiên như răng thật. Ngoài ra, còn gây không ít bất tiện trong việc vệ sinh hàng ngày.
▷ Tham khảo thêm: Chi Phí Trồng Răng Hàm Giả Tháo Lắp Bao Nhiêu Tiền?
Trồng răng Implant
Trồng răng Implant là phương pháp phục hình răng mất hiện đại hiện nay. Răng Implant có cấu tạo như một chiếc răng thật, gồm 3 phần trụ Implant, mão răng sứ và khớp nối Abutment.
Trụ Implant làm bằng Titanium sẽ được bác sĩ cấy trực tiếp vào xương hàm tại vị trí răng mất. Sau đó gắn mão răng sứ lên trên thông qua khớp nối Abutment để phục hình răng hoàn chỉnh. Sau một thời gian, trụ Implant sẽ tích hợp vào xương hàm, đóng vai trò như một chân răng thật nên ngăn chặn tối đa biến chứng tiêu xương. Mão răng sứ phía trên có màu sắc, hình dáng, kích thước tương tự răng thật nên đảm bảo tính thẩm mỹ và mang lại vẻ đẹp tự nhiên.
Xét về chi phí, trồng răng Implant có mức giá cao hơn rất nhiều so với 2 phương pháp kể trên. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại nó vẫn được nhiều bệnh nhân lựa chọn để phục hình răng mất vì hiệu quả tối ưu, khôi phục khả năng ăn nhai hoàn hảo và có thể sử dụng đến trọn đời nếu người bệnh biết chăm sóc đúng cách.
Hy vọng qua bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về răng số 5 và hình dung được những hậu quả nghiêm trọng khi mất đi chiếc răng này. Qua đó, chủ động chăm sóc sức khỏe răng miệng thật tốt. Nếu bạn muốn phục hình răng mất, hãy nhanh chóng đặt lịch qua số hotline: 1900 6899 để được các bác sĩ chuyên khoa tại Nha Khoa Kim thăm khám và tư vấn phương án khắc phục tối ưu nhất cho tình trạng của mình.
Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.