Sâu răng là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Sâu răng là bệnh lý răng miệng phổ biến, thường xảy ra ở trẻ em, thanh thiếu niên và người cao tuổi. Sâu răng nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho răng miệng, thậm chí là có thể mất răng vĩnh viễn. Cùng Nha Khoa Kim theo dõi bài viết dưới đây để nắm được sâu răng là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả.

Sâu răng là gì?

Sâu răng là bệnh lý xảy ra khi vi khuẩn trong mảng bám tấn công vào mô cứng của răng, làm lớp men răng bên ngoài bong tróc. Qua đó tạo điều kiện cho vi khuẩn bám vào, làm hình thành các lỗ thủng trên răng.

Sâu răng là gì?

Nguyên nhân gây sâu răng là gì?

Sâu răng là kết quả của quá trình vi khuẩn và axit ăn mòn cấu trúc răng. Sau đây là một số nguyên nhân dẫn đến sâu răng:

Mảng bám

Mảng bám là một lớp màng mỏng trong suốt bao phủ bề mặt răng. Khi răng không được vệ sinh sạch sẽ, vi khuẩn sẽ nhanh chóng tấn công bề mặt răng và làm xuất hiện mảng bám. Mảng bám trên răng cứng lại bên trên hoặc dưới viền nướu, theo thời gian sẽ hình thành cao răng. Cao răng là nơi trú ngụ của các vi khuẩn gây sâu răng.

Axit trong mảng bám

Axit sản sinh từ các vi khuẩn trong mảng bám sẽ làm mất khoáng chất trong men răng. Sự ăn mòn này tạo ra những lỗ li ti trên bề mặt răng – đây chính là giai đoạn đầu tiên của sâu răng. Một khi men răng bị ăn mòn, vi khuẩn và axit có thể xâm nhập dễ dàng vào ngà răng, tủy răng.

Vi khuẩn và axit tấn công tủy răng

Khi sâu răng tiến triển, vi khuẩn và axit sẽ tiếp tục xâm nhập vào sâu bên trong cấu trúc răng. Có thể chạm đến tủy răng – nơi chứa các mạch máu và dây thần kinh. Khi đó tủy răng sẽ bị sưng lên và gây đau nhức, một số trường hợp còn chèn ép dây thần kinh.

Nguyên nhân gây sâu răng

Dấu hiệu nhận biết sâu răng là gì?

Sâu răng sẽ có các dấu hiệu và triệu chứng khác nhau, tùy vào mức độ và vị trí răng sâu:

  • Đau nhói răng, nhức hoặc âm ỉ. Mức độ đau nặng hay nhẹ phụ thuộc vào mức độ răng bị phá hủy và nhiễm trùng.
  • Răng sâu trở nên nhạy cảm và dễ bị ê buốt khi tiếp xúc với đồ ăn, thức uống quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Đau khi cắn hoặc nhai thức ăn
  • Xuất hiện lỗ hỏng trên răng
  • Nhuộm màu nâu, đen hoặc trắng ngà trên bất kỳ bề mặt nào của răng

Dấu hiệu nhận biết sâu răng

Các giai đoạn của sâu răng

Sâu răng sẽ trải qua 05 giai đoạn sâu đây:

Giai đoạn 1

Giai đoạn đầu tiên của sâu răng bắt đầu khi răng tiếp xúc với các axit sản sinh ra từ vi khuẩn có trong mảng bám. Khi các mảng bám không được vệ sinh sạch sẽ, bề mặt răng sẽ từ từ mất đi các khoáng chất. Lúc này, bạn sẽ thấy trên răng xuất hiện các đốm trắng nhỏ, đây là biểu hiện cho việc mất khoáng và men răng.

▷ Xem chi tiết: Sâu răng nhẹ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Giai đoạn 2

Đây là giai đoạn men răng bị phá vỡ. Các đốm trắng trên răng sẽ chuyển sang màu nâu. Điều này biểu thị cho việc lượng khoáng chất đã bị mất đi nhiều hơn và men răng bắt đầu suy yếu.

Giai đoạn 3

Lớp tiếp theo của men răng là ngà răng. Khi men răng bị mòn sẽ để lộ ngà răng. Vì ngà răng khá mềm nên sẽ rất nhạy cảm. Dưới tác động của axit do vi khuẩn từ mảng bám tạo ra, ngà răng nhanh chóng bị phân hủy.

Bên trong ngà răng là các ống dẫn đến các dây thần kinh, nên khi ngà răng bị phân hủy, bạn sẽ có cảm giác ê buốt, đau nhức nhẹ.

Các giai đoạn của sâu răng

Giai đoạn 4

Khi ngà răng bị phân hủy hoàn toàn sẽ làm lộ phần trong cùng của ngà răng là tủy ra bên ngoài. Khi sâu răng tấn công vào tủy sẽ gây nên tình trạng sưng tấy, đau nhức. Nếu không sớm tìm cách khắc phục, bạn có thể phải điều trị tủy hoặc nhổ bỏ răng sâu.

Giai đoạn 5

Đây là giai đoạn sâu răng nặng nhất vì tủy răng đã bị tổn thương nghiêm trọng. Lúc này, vi khuẩn sẽ tấn công vào bên trong răng và phát triển gần các mạch máu, dây thần kinh. Từ đó, dẫn đến viêm tủy, áp xe răng, gây cho người bệnh cảm giác đau nhức dữ dội.

Sâu răng có nguy hiểm không?

Sâu răng vô cùng nguy hiểm vì chúng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe răng miệng. Điển hình như: áp xe răng, nhiễm trùng nướu, chết tủy răng, viêm nha chu, mất răng vĩnh viễn,…

Sâu răng có nguy hiểm không?

Cách điều trị sâu răng như thế nào?

Khi thăm khám, tùy theo mức độ sâu răng mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp phù hợp:

Phương pháp Florua

Phương pháp này được áp dụng cho những trường hợp sâu răng ở giai đoạn đầu. Việc điều trị bằng florua sẽ giúp tái tạo lại men răng và ngăn ngừa sâu răng tiến triển.

Trám răng

Trường hợp răng bị sâu nhưng chưa tổn thương đến tủy hoặc dây thần kinh răng, bác sĩ sẽ tiến hành trám răng. Lỗ sâu răng sẽ được bác sĩ lấp đầy bằng các vật liệu nha khoa chuyên dụng như GIC, Composite.

▷ Xem thêm: Trám Răng Sâu Bao Nhiêu Tiền? Bảng Giá Mới Nhất

Bọc răng sứ

Nếu răng bị sâu nặng, không còn nhiều men răng khỏe mạnh. Bác sĩ sẽ loại bỏ phần răng bị hư hỏng, sau đó lắp mão răng sứ lên trên để khôi phục lại hình dáng cũng như kích thước cho răng.

Cách điều trị sâu răng

Điều trị tủy

Phương pháp này được chỉ định khi tủy răng bị chết hoặc tổn thương do sâu răng. Bác sĩ sẽ loại bỏ phần tủy răng bị hư tổn, sau đó sử dụng vật liệu nha khoa để trám bít ống tủy, ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập trở lại. Cuối cùng là gắn mão răng sứ để phục hồi hình dáng và kích thước của răng sau khi lấy tủy.

Nhổ bỏ răng

Nếu răng bị sâu nặng, làm hư hỏng toàn bộ và không thể phục hồi bằng cách biện pháp nha khoa thì bạn cần nhổ bỏ chiếc răng này. Sau khi nhổ, bác sĩ sẽ đưa ra cho bạn các lựa chọn để phục hình răng như cấy ghép implant, cầu răng sứ,…

▷ Tham khảo: Tổng Chi Phí Nhổ Răng Sâu Bao Nhiêu Tiền?

Cách phòng ngừa sâu răng hiệu quả

Để ngăn ngừa sâu răng, bạn cần chủ động thực hiện các biện pháp sau đây

  • Chải răng ít nhất 2 lần/ngày, dùng chỉ nha khoa kết hợp với nước súc miệng để loại bỏ vi khuẩn, mảng bám một cách triệt để.
  • Thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để giúp phát hiện và xử lý kịp thời các vấn đề về răng miệng.
  • Sử dụng kem đánh răng có chứa Fluoride để củng cố men răng, ngăn ngừa sâu răng tốt hơn.
  • Hạn chế tối đa việc tiêu thụ các loại thực phẩm giàu tinh bột hoặc đường.
  • Uống nhiều nước để tăng tiết nước bọt. Ăn nhiều trái cây, rau quả tươi để làm sạch răng miệng.

Cách phòng ngừa sâu răng

Bài viết trên là những thông tin liên quan đến sâu răng mà bạn cần biết. Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu sâu răng nào, đừng ngần ngại mà hãy đến ngay Nha Khoa Kim để được các bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán và tìm cách điều trị kịp thời, tránh để tình trạng sâu răng trở nặng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

ĐẶT LỊCH HẸN

Để biết thêm thông tin, Quý Khách vui lòng cung cấp số điện thoại, Nha Khoa Kim sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm nhất.