Răng là gì? Cấu tạo, phân loại và các bệnh thường gặp

Răng có thể được hiểu là một bộ phận của cơ thể đóng vai trò quan trọng trong hệ tiêu hóa giúp nhai nhỏ và nghiền nát thức ăn trước khi được chuyển đến các cơ quan khác. Vậy trong nha khoa và y học thì răng được định nghĩa là gì? Cấu tạo, phân loại, chức năng, vai trò và các bệnh lý thường xuất hiện trên răng là gì? Cùng Nha Khoa Kim tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết sau nhé!

Răng là gì?

Trong y học, răng được hiểu là cấu trúc cứng và vôi hóa nằm trên hàm của nhiều loại động vật có dây sống, được cấu tạo từ nhiều lớp mô có độ đặc và cứng khác nhau. Răng là bộ phận cứng nhất trên cơ thể nên chúng đóng vai trò quan trọng trong hệ tiêu hóa giúp cắn và nhai nhỏ thức ăn trước khi nuốt và chuyển đến các cơ quan khác để hấp thụ. 

Tổng số răng ở một người trưởng thành là 32 cái, bao gồm cả 4 chiếc răng khôn ở cả hàm trên và hàm dưới. Tuy nhiên không phải ở người trưởng thành nào cũng có đủ 32 cái, trên thực tế sẽ có người thừa và có người thiếu. 

▷ Xem thêm: Con Người Có Tổng Cộng Bao Nhiêu Cái Răng?

Răng là gì?

Răng là bộ phận cứng nhất trên cơ thể đóng vai trò quan trọng trong việc ăn nhai

Cấu tạo cơ bản của răng

Về cơ bản, thành phần cấu tạo nên răng khá giống xương bao gồm canxi và phốt phát là chủ yếu. Tuy nhiên, răng lại sở hữu độ cứng tốt hơn xương với cấu tạo từ 3 phần chính với 3 lớp bao gồm: 

Thành phần của răng

Về tổng thể, mỗi chiếc răng sẽ có 3 thành phần chính đó là cổ răng, chân răng và thân răng. 

  • Thân răng (vành răng): là phần nhô ra nằm trên nướu có thể thấy bằng mắt thường. Thân răng có 3 mặt gồm: mặt nhai, mặt trong và mặt ngoài. 
  • Chân răng: là một bộ phận quan trọng cấu thành nên răng được nằm sâu bên dưới nướu và nối chân vào xương ổ răng của xương hàm. Nhiệm vụ của chân răng là liên kết chặt chẽ với xương hàm giúp nâng đỡ và tạo độ vững chắc tốt nhất cho răng.
  • Cổ răng: là phần tiếp giáp giữa nướu và răng, được phân cách bởi thân răng và chân răng.

Cấu trúc răng

Mỗi chiếc răng đều có 5 mặt và được cấu tạo bởi 3 lớp gồm: men răng, ngà răng và tủy răng. Cụ thể:

  • Men răng: Đây là lớp bảo vệ ngoài cùng của mỗi chiếc răng, thường có màu trắng sữa. Men răng là phần cứng chắc nhất trên cơ thể, cả tia X cũng không thể xuyên qua được. Đồng thời, men răng là nơi không có nguồn cung cấp màu nuôi dưỡng và không có dây thần kinh chi phối. Vì thế chúng không thể phục hồi như bình thường nếu bị tổn thương, sứt mẻ khi xảy ra va chạm mạnh. 
  • Ngà răng: là phần cứng, dày nằm dưới lớp men răng giúp tạo nên hình dáng cơ bản của răng. Ngà răng bao phủ toàn bộ ống tủy và tủy răng do đó chúng khá nhạy cảm và nhận biết cảm giác nóng, lạnh mỗi khi ăn uống. Nếu bị các tác nhân bên ngoài tác động, mất men răng thì lớp ngà răng sẽ lộ ra bên ngoài và nguy cơ sâu răng sẽ tăng lên đáng kể.
  • Tủy răng: Là phần nằm trong cùng được bao bọc bởi lớp men răng và ngà răng. Đây cũng là phần nhạy cảm nhất của răng vì chứa các mô liên kết, dây thần kinh và mạch máu. Nếu bạn không biết cách vệ sinh, chăm sóc răng miệng tốt thì có thể gia tăng nguy cơ chết tủy răng. Lúc này, chức năng nhai của sẽ mất đi và ảnh hưởng đến thẩm mỹ của răng.

Cấu tạo cơ bản của răng

Răng được cấu tạo bởi 3 lớp chính là men răng, ngà răng và tủy răng

Răng có mấy loại?

Dựa theo số liệu nghiên cứu của Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, răng người trưởng thành sẽ chia làm 4 nhóm, gồm: Nhóm răng cửa (răng số 1 và số 2), răng nanh (răng số 3), răng hàm nhỏ (răng số 4 và số 5) và răng hàm lớn ( tức răng số 6, 7 và 8). Cụ thể: 

Răng cửa (răng số 1, 2)

Răng cửa là những chiếc răng dễ thấy nhất nằm phía trước của cung hàm. Có tổng cộng 8 chiếc răng cửa gồm 4 răng cửa trên và 4 răng cửa dưới. Răng cửa đảm nhận nhiệm vụ chính là cắn xé thức ăn. Trong đó, 2 chiếc răng cửa giữa (tức răng số 1) có đảm nhận vai trò chính và 2 chiếc răng cửa hai bên (tức răng số 2) hỗ trợ cho răng số 1.

Răng nanh (răng số 3)

Răng nanh là răng nằm ở góc của cung hàm, sát với răng cửa. Mỗi người trưởng thành hầu hết sẽ có 4 chiếc răng nanh chia đều cho cả hai hàm. Răng nanh thường có hình ngọn giáo, nhọn và sắt. Chúng đảm nhận vai trò kẹp và xé thức ăn. 

Răng hàm nhỏ (răng số 4, 5)

Răng hàm nhỏ hay còn được biết với tên gọi răng cối nhỏ và răng tiền hàm. Mỗi người chúng ta sẽ có 8 chiếc răng hàm nhỏ chia đều cho 2 hàm và 2 bên. Răng hàm nhỏ có mũ răng hình lập phương, mặt cắn phẳng và có chức năng hỗ trợ ăn nhai và làm cho thức ăn thành những miếng nhỏ hơn. 

Răng hàm lớn (răng số 6, 7 và 8)

Răng hàm lớn gồm có cả răng số 6,7 và 8. Vì thế, răng hàm lớn sẽ có thể có từ 8 đến 12 chiếc. Lý giải cho điều này chính là răng số 8, hay còn gọi là răng khôn sẽ phát triển tuỳ vào mỗi người, có người sẽ mọc đủ 4 chiếc răng khôn (2 cái hàm trên, 2 cái hàm dưới) và có người thì không. Chức năng của răng hàm lớn chính là nhai và nghiền nát thức ăn trước khi nuốt vào dạ dày.

▷ Tham khảo thêm: Răng hàm là gì? Cấu tạo và chức năng của răng hàm

Răng có mấy loại?

Răng người được chia làm 4 nhóm đóng vai trò và chức năng khác nhau trên cung hàm

Chức năng của răng là gì?

Có thể thấy, răng đóng vai trò quan trọng trong hệ tiêu hóa giúp cắn và nhai nhỏ thức ăn trước khi nuốt và chuyển thức ăn đến các cơ quan hấp thụ dinh dưỡng khác trong cơ thể. Bên cạnh đó, răng còn là bộ phận ảnh hưởng và quyết định lớn đến tính thẩm mỹ của cả gương mặt. Một hàm răng đều và trắng sáng không chỉ giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp và cười mà còn giúp tổng thể gương mặt trở nên hài hòa hơn.  

Ngoài  ra, răng còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát âm. Răng và lưỡi sẽ phối hợp cùng nhau để tham gia vào quá trình phát âm của một người. Nếu răng đều và đầy đủ thì sẽ giúp cho âm phát ra được tròn vành rõ chữ và ngược lại, nếu răng thưa, không đồng đều hoặc chen chúc thì luồng hơi từ miệng đẩy ra ngoài không đều. Dẫn đến âm phát ra không chuẩn hoặc không rõ gây ảnh hưởng đến việc truyền đạt thông tin đến người khác.

Các bệnh về răng thường gặp

Răng khỏe mạnh mang đến nhiều lợi ích không chỉ về mặt sức khoẻ mà đóng vai trò quan trọng về thẩm mỹ. Tuy nhiên, trong quá trình sinh hoạt hằng ngày, sẽ có nhiều nguyên nhân làm cho sức khỏe không được ổn định. Theo thống kê của y khoa, thường có khoảng 13 bệnh lý về răng miệng mà chúng ta dễ mắc phải như: 

  1. Sâu răng
  2. Viêm tủy răng
  3. Viêm nha chu (bệnh nha chu)
  4. Viêm lợi 
  5. Răng ê buốt, nhạy cảm
  6. Tủy răng hoại tử
  7. Răng xỉn màu, đổi màu
  8. Mòn răng, mất răng
  9. Vôi hóa tuyến nước bọt
  10. Hôi miệng
  11. Biến chứng răng khôn mọc lệch
  12. Ung thư miệng
  13. Viêm niêm mạc miệng

▷ Xem chi tiết: Tổng hợp các bệnh về răng miệng phổ biến hiện nay

Các bệnh về răng thường gặp

Răng nếu không được vệ sinh và chăm sóc đúng cách sẽ dẫn đến các bệnh lý thường gặp như sâu răng và viêm tủy

Răng khi mắc bệnh nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách có thể dẫn đến các trường hợp viêm, gây chết tủy và nặng hơn là dẫn đến tình trạng mất răng vĩnh viễn. Do đó, để đảm bảo sức khỏe răng miệng và bảo tồn răng tốt nhất, bạn nên thăm khám răng định kỳ hoặc đến ngay các cơ sở nha khoa nếu phát hiện ra bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trên răng. 

Biện pháp phòng ngừa các bệnh lý về răng

Để có một hàm răng khỏe mạnh thì cần có nhiều yếu tố từ việc chăm sóc răng miệng, chế độ ăn uống và sinh hoạt. Do đó, để ngăn ngừa các bệnh lý về răng và bảo vệ răng chắc khỏe bạn cần:

Chăm sóc răng miệng sạch sẽ đúng cách

Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ khuyến cáo, mỗi người nên chải răng khoảng 2 lần mỗi ngày sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ. Thời gian tốt nhất cho mỗi lần chải răng dao động khoảng 2 phút, có thể kết hợp thêm tăm nước và chỉ nha khoa để vệ sinh răng sạch sẽ hơn. Đồng thời khi chải răng thao tác cần nhẹ nhàng, vừa phải và nên chọn bàn chải đánh răng có đầu lông tơ mềm để không gây tổn thương lên răng và niêm mạc.

Chế độ ăn uống khoa học

Chế độ ăn uống đóng vai trò lớn trong việc bảo vệ răng miệng khỏe mạnh. 

  • Hạn chế sử dụng thực phẩm có nhiều đường, đồ uống có ga hoặc tính axit cao.
  • Không nên sử dụng bia rượu, cà phê, thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ hoặc đồ ăn quá dai cứng. Những thực phẩm này đều gây ảnh hưởng không tốt cho răng miệng nên cần hạn chế tối đa.
  • Ưu tiên lựa chọn thực phẩm giàu dưỡng chất tốt cho sức khỏe răng miệng. Đặc biệt là các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ, canxi, magie, photpho, vitamin C, D… chúng có nhiều trong thịt cá, trứng, sữa, hải sản, rau củ và trái cây tươi,…
  • Cố gắng uống đủ nước để làm sạch và giữ ẩm khoang miệng tự nhiên. 

Từ bỏ các thói quen xấu

Những thói quen xấu sẽ làm gia tăng các bệnh lý về răng miệng, vì thế bạn cần phải loại bỏ chúng trong quá trình sinh hoạt hằng ngày. Cụ thể như dùng tăm xỉa răng, cắn xé, mở đồ vật bằng răng. Ngoài ra, với những bạn có thói quen nghiến răng khi ngủ thì cần đến bác sĩ để tư vấn, thăm khám và có phác đồ điều trị phù hợp. Đồng thời, sử dụng thuốc lá cũng là một thói quen xấu dẫn đến hôi miệng, răng bị ố vàng, xỉn màu…

Thăm khám răng định kỳ

Thăm khám răng định kỳ 3 tháng, 6 tháng một lần sẽ giúp bạn hạn chế các tình trạng về răng miệng và phát hiện sớm các bệnh lý (nếu có). Mặt khác, thăm khám răng miệng sẽ giúp bạn loại bỏ vôi răng và làm sạch những mảng bám cứng chắc trên răng mà bàn chải thông thường không làm được.

Biện pháp phòng ngừa các bệnh lý về răng

Vệ sinh răng miệng đúng và cách khám răng định kỳ 6 tháng/lần giúp hạn chế và phòng ngừa các bệnh lý hiệu quả

Răng là một bộ phận đóng vai trò vai trọng của con người. Mong rằng qua bài viết trên, bạn đã hiểu rõ hơn răng là gì, cấu trúc răng, các loại răng và những bệnh lý thường gặp trong răng miệng để phòng tránh. Nếu bạn cần hỗ trợ và tư vấn các vấn đề về răng miệng, đừng ngần ngại liên hệ ngay với Nha Khoa Kim.

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

ĐẶT LỊCH HẸN

Để biết thêm thông tin, Quý Khách vui lòng cung cấp số điện thoại, Nha Khoa Kim sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm nhất.