Răng cửa: Cấu tạo, chức năng và bệnh lý thường gặp

Răng cửa là chiếc răng nằm ở phía trước cung hàm, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc ăn nhai, phát âm và đặc biệt là thẩm mỹ. Để hiểu rõ hơn về cấu tạo và chức năng cũng như các bệnh lý thường gặp ở chiếc răng này để có thể chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt hơn, mời bạn theo dõi ngay bài viết dưới đây của Nha Khoa Kim.

Răng cửa là những răng nào?

Răng cửa là nhóm răng rất dễ nhìn thấy vì chúng nằm ngay trung tâm cung hàm, ở vị trí số 1 và 2. Thông thường, mỗi người sẽ có tất cả 8 chiếc răng cửa, gồm 4 răng ở hàm trên và 4 răng ở hàm dưới. Những chiếc răng này có hình giống như cái xẻng, rìa cắn sắc bén và thường chỉ có 1 chân răng.

Răng cửa là những răng nào?

Răng cửa là nhóm răng ở vị trí số 1 và số 2 chính giữa cung hàm, mỗi người sẽ có tổng cộng 8 chiếc răng cho cả 2 hàm

Cấu tạo của răng cửa

Tương tự như các răng khác, răng cửa cũng có 3 bộ phận chính: men răng, ngà răng và tủy răng. Cụ thể:

  • Men răng: Là lớp phủ bên ngoài răng, có tác dụng bảo vệ răng khỏi những tác nhân bên ngoài, với thành phần cấu tạo chủ yếu từ các chất vô cơ nên men răng rất cứng và chắc.
  • Ngà răng: Nằm ở dưới lớp men răng, được cấu tạo từ dentin, có nhiệm vụ bảo vệ buồng tủy. Bên trong ngà răng chứa các tế bào sống, nó tiếp nhận các kích thích nóng, lạnh, chua ng
  • ọt và truyền đến tủy răng.
  • Tủy răng: Nằm ở trung tâm của răng, chứa mạch máu và các dây thần kinh, có nhiệm vụ cung cấp các chất dinh dưỡng nuôi răng và tạo cảm giác cho răng.

Cấu tạo của răng cửa

Răng cửa có cấu tạo từ 3 bộ phận chính là men răng, ngà răng và tủy răng

Chức năng của răng cửa là gì?

Răng cửa cũng đảm nhận các chức năng ăn nhai, thẩm mỹ và phát âm như những chiếc răng khác trong hàm:

Chức năng ăn nhai

Nhiệm vụ chính của răng cửa là cắn và chia thức ăn thành từng mảnh nhỏ để quá trình nhai và nghiền nát thức ăn ở các răng hàm diễn ra dễ dàng và hiệu quả hơn. Với chức năng như vậy nên nếu răng cửa bị khuyết khuyết về hình thái hay mắc các bệnh lý răng miệng sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa thức ăn ở dạ dày và ruột non.

Chức năng thẩm mỹ

Răng cửa nằm ở phía trước cung hàm và sẽ lộ ra khi bạn cười nói. Vì vậy, những chiếc răng này có ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ. Nếu răng cửa gặp vấn đề, rất dễ bị người đối diện phát hiện. Đó là lý do mà ngày nay việc chỉnh sửa, thẩm mỹ răng cửa đang rất được nhiều người quan tâm.

Chức năng phát âm

Khả năng phát âm của một người phụ thuộc rất nhiều vào sự tồn tại của các răng cửa. Nếu bị mất răng cửa, bạn có thể sẽ không phát âm được tròn vành, rõ chữ do sự giảm tương quan giữa môi, lưỡi và các thành phần răng.

Ngoài ra, để phát âm chuẩn một số âm trong tiếng việt hay tiếng anh cần phải có sự tiếp xúc giữa răng cửa và lưỡi. Vì vậy, nếu chiếc răng này bị mất đi sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát âm.

Chức năng của răng cửa là gì?

Nằm ở vị trí trung tâm, răng cửa đảm nhận chức năng cắn xé, phát âm và tính thẩm mỹ cho cả khuôn hàm

Các bệnh lý thường gặp ở răng cửa

Dưới đây là một số vấn đề thường gặp liên quan đến răng cửa mà bạn cần biết:

Viêm lợi trùm

Viêm lợi trùm là tình trạng vùng lợi bị sưng, viêm và trùm lên vùng răng cửa khi đang mọc lên. Tình trạng này xảy ra khi bạn giữ vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công lợi. Nếu không sớm tìm cách khắc phục, viêm nhiễm sẽ tiến triển nặng và dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm khác như: viêm nha chu, áp xe răng.

Theo các bác sĩ nha khoa, điều trị viêm lợi trùm sẽ phụ thuộc vào mức độ của bệnh. Nếu ở giai đoạn nhẹ, bệnh có thể tự khỏi bằng cách thay đổi thói quen chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách. Còn đối với trường hợp nặng, buộc phải thực hiện cắt lợi trùm để loại bỏ phần lợi bị viêm, tạo điều kiện cho răng mọc lên bình thường.

Viêm lợi trùm răng cửa

Viêm lợi trùm răng cửa sảy ra do vấn đề vệ sinh răng miệng không được đảm bảo

Răng thưa và to

Đây là tình trạng xảy ra rất phổ biến ở răng cửa, gây ảnh hưởng xấu đến tính thẩm mỹ của khuôn mặt. Tình trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như: yếu tố di truyền, răng mọc lệch, cung hàm rộng hoặc do một số thói quen xấu từ khi còn nhỏ làm xuất hiện khoảng cách giữa các răng.

Để khắc phục tình trạng răng cửa thưa và to, bạn có thể tham khảo một số biện pháp thẩm mỹ nha khoa phổ biến hiện nay như: bọc răng sứ, dán sứ veneer, trám răng, niềng răng.

▷ Xem thêm: Cách Khắc Phục Răng Cửa Bị Thưa Hiệu Quả

Răng thưa và to

Răng cửa thưa do các thói quen xấu như xỉa răng gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ cũng như khả năng phát âm không chuẩn

Sâu răng cửa

Có rất nhiều nguyên nhân khiến răng cửa bị sâu như: thiếu flour, men răng yếu, không vệ sinh răng miệng sạch sẽ, chế độ ăn uống nhiều đường, tinh bột,…Sâu răng cửa sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến chức năng ăn nhai và thẩm mỹ.

Để điều trị tình trạng này, trước tiên bác sĩ cần phải loại bỏ phần răng bị sâu, sau đó tiến hành phục hình lại răng. Đối với những vết sâu nhỏ, nằm ở phía trong của răng, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp hàn trám răng. Còn đối với răng bị sâu nặng, bác sĩ thường áp dụng phương pháp bọc răng sứ để đảm bảo được chức năng ăn nhai lẫn thẩm mỹ.

▷ Tham khảo thêm: Trám Răng Sâu Bao Nhiêu Tiền?

Sâu răng cửa

Tình trạng răng cửa bị thưa do thiếu chất hoặc quá trình vệ sinh răng miệng không đảm bảo gây ra

Răng cửa mọc lệch

Răng cửa mọc lệch có thể là do yếu tố bẩm sinh, kích thước cung hàm nhỏ làm răng bị chèn ép khi mọc hoặc mất răng sớm nên các răng còn lại có xu hướng ngã về khoảng trống dẫn đến tình trạng mọc lệch.

Hiện nay, có 2 phương pháp phổ biến để khắc phục tình trạng này là bọc răng sứ và niềng răng. Trong đó, bọc răng sứ mang lại hiệu quả nhanh hơn, nhưng nếu thực hiện phải mài bớt đi 1 phần răng thật để chụp mão sứ lên trên.

▷ Bạn có thể tham khảo thêm: Chi Phí Bọc Sứ 4 Răng Cửa Giá Bao Nhiêu?

Phương pháp còn lại là niềng răng, mặc dù tốn nhiều thời gian và tiền bạc nhưng không gây xâm lấn đến cấu trúc răng thật và đem lại hiệu quả về lâu dài. Tùy vào tình trạng răng miệng mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn phương pháp phù hợp.

Răng cửa mọc lệch

Tình trạng răng cửa mọc lệch, mọc khấp khểnh gây mất thẩm mỹ và thiếu tự tin khi giao tiếp

Răng cửa bị hô, vẩu

Là tình trạng răng cửa hàm trên bị đưa ra phía trước nhiều so với răng hàm dưới, gây mất cân đối 2 hàm. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là do di truyền hoặc quá trình mọc răng không chuẩn xác.

Biện pháp khắc phục hô, vẩu đem lại hiệu quả lâu dài nhất chính là niềng răng. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ tác động lực vào hệ thống dây cung và mắc cài được gắn trên răng để kéo răng về đúng vị trí mong muốn trên cung hàm.

Răng cửa bị hô, vẩu

Hô răng cửa là tình trạng không cân xứng ở hai hàm dẫn đến mất thẩm mỹ 

Răng cửa bị nứt, gãy

Răng cửa rất dễ bị nứt, gãy khi có tác động lực mạnh do va đập hoặc các thói quen xấu như nhai đá, cắn vật cứng, dùng răng để mở nắp bia,…Tình trạng này không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn khiến răng dễ bị đau nhức, ê buốt khi tiếp xúc với đồ ăn, thức uống nóng, lạnh.

Một khi răng bị nứt, gãy sẽ không thể trở lại hình dáng như ban đầu. Để bảo tồn răng và tránh những vấn đề không mong muốn có thể xảy ra, bạn sẽ phải thực hiện các biện pháp nha khoa như: trám răng, bọc sứ.

Răng cửa bị nứt, gãy

Răng cửa bị nứt do các chấn thương hoặc sâu răng cần được điều trị kịp thời nhằm hạn chế tình trạng mất răng

Cách chăm sóc vệ sinh răng cửa tốt

Để sở hữu một nụ cười đẹp, việc chăm sóc và vệ sinh răng cửa đúng cách là vô cùng cần thiết. Sau đây là một số điều mà bạn cần lưu ý:

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ là cách giúp hạn chế và ngăn chặn tình trạng sâu răng hiệu quả:

  • Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng có chứa flour để tránh làm tổn thương men răng và giúp men răng luôn được chắc khỏe.
  • Đánh răng sau khi ăn khoảng 30 phút, nhất là khi ăn những thức ăn có hàm lượng đường cao vì chúng sẽ làm cho vi khuẩn phát triển tốt hơn trên răng và tăng nguy cơ gây sâu răng.
  • Thay bàn chải định kỳ 3 tháng/lần hoặc khi thấy chúng có dấu hiệu bị mòn.
  • Sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng để loại bỏ mảng bám, vụn thức ăn thừa ở kẽ răng một cách triệt để.

Từ bỏ các thói quen xấu

Răng cửa đóng vai trò rất quan trọng trong thẩm mỹ, do đó việc từ bỏ các thói quen xấu gây ảnh hưởng đến răng là điều cần thiết:

  • Không dùng răng để cắn vật cứng, cắn móng tay, nhai đá.
  • Không dùng tăm xỉa răng để tránh làm răng nướu bị tổn thương.
  • Sử dụng dụng cụ bảo vệ răng và máng chống nghiến khi ngủ
  • Từ bỏ các thói quen xấu như mút tay, cắn móng tay, chống cằm,…. 

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Bên cạnh việc vệ sinh răng miệng bạn cũng cần xây dựng và đảm bảo chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất. Hạn chế: 

  • Hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều đường như kẹo, bánh ngọt,… và các thực phẩm có tính acid.
  • Hạn chế sử dụng các loại thức uống có hại như nước có gas, rượu bia và thuốc lá. 
  • Tăng cường ăn nhiều rau củ quả, bổ sung vào chế độ ăn hằng ngày các thực phẩm có chứa nhiều canxi và flour để răng được cứng chắc hơn.

Khám răng định kỳ

Khám răng định kỳ từ 3 – 6 tháng/lần là điều cần thiết giúp sớm phát hiện các vấn đề liên quan đến răng miệng và xử lý kịp thời. Lấy cao răng định kỳ giúp loại bỏ và làm sạch các mảng bám trên răng, ngăn chặn tình trạng sinh sôi và phát triển của vi khuẩn trên răng.

Cách chăm sóc vệ sinh răng cửa tốt

Vệ sinh răng miệng đúng cách và đảm bảo chế độ ăn uống khoa học là cách giúp chăm sóc vào bảo vệ sức khỏe răng miệng hiệu quả

Hy vọng qua những thông tin mà Nha Khoa Kim vừa chia sẻ ở bài viết trên bạn đã có cái nhìn tổng quan về cấu tạo, chức năng cũng như các vấn đề thường gặp ở răng cửa. Hãy lưu ý chăm sóc răng miệng đúng cách, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và thăm khám nha sĩ thường xuyên để giữ răng cửa luôn trong tình trạng khỏe mạnh bạn nhé!

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

ĐẶT HẸN THĂM KHÁM

Quý khách vui lòng để lại thông tin, Nha Khoa Kim sẽ liên hệ trong vòng 3 phút. (Thời gian làm việc của tổng đài từ 7h30 đến 23h30)