Vì sao hay bị giắt thức ăn ở kẽ răng: nguyên nhân và cách xử lý?

Giắt thức ăn vào răng là tình trạng thường gặp ở rất nhiều người mỗi khi ăn uống và gây cảm giác khó chịu cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng nếu không xử lý sạch. Vậy nguyên nhân dẫn đến tính trạng giắt thức ăn ở kẽ răng thường xuyên là gì và cách xử lý chúng như thế nào? 

Nguyên nhân gây giắt thức ăn ở kẽ răng

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thức ăn giắt ở kẽ răng như:

Răng thưa

Răng thưa được cho là nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng giắt thức ăn do giữa các răng có khe hở nên vụn thức ăn dễ dàng bị kẹt lại. Đặc biệt ở người có răng thưa nhẹ, khi đó khoảng cách giữa các răng nhỏ tạo khe hở cho thức ăn dễ bị giắt lại hơn.

Răng lệch lạc

Tình trạng răng mọc lệch và không đúng vị trí trên cung hàm sẽ tạo ra nhiều kẽ răng to, nhỏ khác nhau tạo điều kiện cho vụn thức ăn dễ bám trên răng và rất khó để làm sạch theo cách thông thường. 

Nguyên nhân gây giắt thức ăn ở kẽ răng

Răng thưa và khoảng cách giữa các răng lớn là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng giắt răng

Răng có lỗ hổng do sâu răng

Các lỗ hổng ở răng do sâu răng gây ra cũng là nguyên nhân khiến vụn thức ăn và vi khuẩn tích tụ trong lỗ răng sâu. Lâu ngày nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm tủy, nặng hơn là có nguy cơ mất răng vĩnh viễn. 

Thói quen xấu

Các thói quen xấu như xỉa răng bằng tăm tre hay ăn các loại thức phẩm quá dai và cứng cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng giắt thức ăn ở kẽ răng. Việc duy trì và không từ bỏ các thói quen xấu lâu ngày có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng, làm thưa răng và gây mất thẩm mỹ. 

Bọc sứ sai cách

Bọc răng sứ là kỹ thuật nha khoa giúp phục hình và cải thiện các khuyết điểm trên răng được nhiều người ưa chuộng ngày nay. Tuy nhiên, quy trình bọc răng sứ nếu diễn ra không đúng cách cũng là nguyên nhân dẫn đến tính trạng hôi miệng và thường xuyên bị giắt răng. 

Vệ sinh răng miệng kém

Đánh răng và vệ sinh răng miệng sai cách sau mỗi bữa ăn khiến thức ăn mắc lại ở kẽ răng, lâu ngày trở thành mảng bám và là nguyên nhân gây ra sâu răng. Đồng thời, thói quen sử dụng tăm tre sau ăn thay vì chỉ nha khoa và tăm nước lâu ngày dẫn đến tình trạng thưa và tổn thương lên nướu. 

Dấu hiệu nhận biết giắt răng

Giắt răng là tình trạng phổ biến và thường gặp gây ra cảm giác đau nhức và khó chịu. Lâu dần là nguyên nhân gây ra các bệnh lý về răng miệng. Do đó, việc nhận biết và sớm loại bỏ các mảng bám thừa là điều cần thiết để đảm bảo sức khỏe răng miệng. Dưới đây là một vài dấu hiệu cho thấy thức ăn mắc ở kẽ răng:

  • Xuất hiện cảm giác cộm, vướng khi ăn nhai và khép miệng
  • Đau nhức: khi thức ăn giắt sâu vào kẽ răng thì phần nướu có thể sẽ xuất hiện các cơn đau khó chịu, đặc biệt là khi ăn nhai hoặc cắn chặc hàm.
  • Hôi miệng: mảng bám thức ăn mắc ở kẽ răng lâu ngày không được loại bỏ là nguyên nhân lớn xuất miệng mùi hôi ở miệng
  • Viêm nướu: phần thức ăn mắc sâu ở nướu nếu không được loại bỏ và làm sạch lâu ngày có thể dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng. Nặng hơn là viêm nướu với các biểu hiện sưng đỏ, đau nhức. 

Dấu hiệu nhận biết giắt răng

Răng xuất hiện cảm giác đau nhức và khó chịu khi ăn nhai hoặc khép miệng

Giắt thức ăn ở răng có nguy hiểm không?

Mắc răng là tình trạng khá phổ biến và thường gặp, do đó nhiều người quan niệm răng đây là tình trạng bình thường. Tuy nhiên, tình trạng thức ăn mắc ở kẽ răng lâu ngày không được vệ sinh và làm sạch sẽ dẫn đến các nguy cơ sau:

Đau đớn và khó chịu

Thức ăn mắc vào răng có thể gây ra cảm giác đau đớn và khó chịu, đặc biệt khi thức ăn là những mảnh nhỏ, nhọn hoặc cứng. Lâu ngày không được loại bỏ có thể làm tổn thương cho nướu, gây ra tình trạng viêm và chảy máu chân răng. Bên cạnh đó, thức ăn giắt ở kẽ lâu ngày sẽ tạo môi trường tốt cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển gây ra sâu răng, hôi miệng, răng nhạy cảm,…

Gây hôi miệng

Thức ăn giắt ở kẽ răng lâu ngày không loại bỏ và vệ sinh sẽ tạo môi trường tốt cho vi khuẩn sinh sống và phát triển, đặc biệt là các loại thực phẩm giàu tinh bột và đường. Kết hợp cùng với axit trong dịch vị phân hủy sẽ gây ra mùi hôi khó chịu. 

Viêm nhiễm, phù nướu

Nếu thức ăn không được loại bỏ kịp thời có thể làm tổn thương nướu xung quanh răng. Điều này có thể dẫn đến viêm nhiễm nướu nếu không được chăm sóc và làm sạch đúng cách.

Một số trường hợp có thể gây ra phản ứng viêm phù nướu – tình trạng viêm nhiễm nướu và tạo thành mủ.

Sâu răng

Nếu thức ăn giắt vào răng và không được loại bỏ còn có thể gây ra sự mài mòn của men răng. Điều này có thể dẫn đến tình trạng răng sâu nếu thức ăn chứa nhiều đường và vi khuẩn làm hỏng răng. 

Giắt thức ăn ở răng có nguy hiểm không?

Giắt răng có thể là nguyên nhân gây ra sâu răng, viêm nướu và hôi miệng nếu không được phát hiện và loại bỏ

Các cách xử lý khi bị giắt thức ăn ở kẽ răng

Khi bị giắt thức ăn ở kẽ cần được loại bỏ và làm sạch với các cách sau:

Sử dụng nước ấm

Súc nước ấm để rửa sạch vùng bị giắt thức ăn do nước ấm có thể giúp làm mềm thức ăn và làm dịu vùng răng bị tổn thương.

Sử dụng chỉ nha khoa

Nếu thức ăn mắc quá sâu hoặc không thể tự rửa sạch bằng nước, bạn có thể sử dụng chỉ nha khoa để cẩn thận loại bỏ thức ăn ra khỏi răng. Tuyệt đối không sử dụng đồ dùng sắc nhọn để tránh làm tổn thương nghiêm trọng cho nướu hoặc răng.

▷ Xem chi tiết hơn: Chỉ nha khoa là gì? Cách dùng chỉ nha khoa đúng cách

Sử dụng bàn chải kẽ

Việc sử dụng bàn chải kẽ là một cách hiệu quả để loại bỏ thức ăn mắc vào các kẽ răng. Bàn chải kẽ thường có đầu nhỏ và chùm sợi nhỏ giúp bạn tiếp cận và làm sạch sâu hơn giữa các kẽ răng mà bàn chải thông thường không thể chạm tới.

Sử dụng máy tăm nước

Máy tăm nước hoạt động bằng cách phun nước áp lực cao vào giữa các kẽ răng và dưới nướu để làm sạch các vụn thức ăn, mảng bám và tạp chất khác nên việc sử dụng máy tăm nước rất hiệu quả để loại bỏ thức ăn giắt vào răng và giữ vệ sinh răng miệng. 

Đến nha sĩ nếu cần thiết

Nếu bạn không thể tự loại bỏ thức ăn hoặc cảm thấy có bất kỳ dấu hiệu đau đớn, viêm nhiễm, bạn nên hẹn gặp bác sĩ nha khoa để kiểm tra xem có tổn thương nào không.

Các cách xử lý khi bị giắt thức ăn ở kẽ răng

Đảm bảo vệ sinh răng miệng sạch và kết hợp sử dụng nước súc miệng, tăm nước và chỉ nha khoa

Cách khắc phục tình trạng giắt răng

Nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng giắt răng thường xuyên là do răng thưa, răng mọc lệch và khoảng cách giữa các răng quá lớn gây ra. Do đó, để khắc phục và hạn chế tình trạng mắc thức ăn ở kẽ răng cần can thiệp bằng cách phương pháp nắn chỉnh nha khoa. Hiện nay, niềng răng và bọc răng sứ là 2 phương pháp chỉnh nha an toàn, hiệu quả được các bác sĩ nha khoa khuyên áp dụng. 

Bọc răng sứ

Bọc răng sứ là phương pháp chỉnh nha phù hợp cho các trường hợp răng thưa hoặc mọc lệch ở mức độ nhẹ. Với mức chi phí phù hợp, bọc răng sứ là giải pháp giúp khắc phục tình trạng giắt răng, đồng thời cải thiện tính thẩm mỹ của hàm. Tuy nhiên, để đảm an toàn và hiệu quả thì người bệnh nên tìm đến các địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng được Bộ Y Tế kiểm chứng.

Niềng răng

Niềng răng là phương pháp nắn chỉnh răng hiệu quả được hầu hết các nha sĩ khuyên áp dụng hiện nay. Khác với bọc răng sứ, niềng răng có thể áp dụng cho hầu hết các trường hợp, đặc biệt là răng mọc lệch nặng và răng thưa nhiều. Mức giá niềng răng hiện nay dao động từ vài chục đến vài trăm triệu tùy vào phương pháp niềng. 

Cách khắc phục tình trạng giắt răng

Niềng răng là phương pháp giúp khắc phục tình trạng răng thưa hiệu quả

Giắt thức ăn là tình trạng phổ biến và thường gặp do răng thưa, khoảng cách giữa các răng lớn hoặc do các thói quen xấu như xỉa răng gây ra. Thức ăn giắt ở kẽ cần được vệ sinh và làm sách kỹ lưỡng, tránh gây ra tình trạng sâu răng, viêm chân răng,… ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Trong trường hợp không thể tự loại bỏ được, người bệnh có thể đến cơ sở nha khoa gần nhất để loại bỏ và vệ sinh răng miệng hiệu quả hơn. 

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

ĐẶT HẸN THĂM KHÁM

Quý khách vui lòng để lại thông tin, Nha Khoa Kim sẽ liên hệ trong vòng 3 phút. (Thời gian làm việc của tổng đài từ 7h30 đến 23h30)