Có bầu nhổ răng được không là thắc mắc chung của rất nhiều người. Bởi phần lớn các chị em khi mang thai đều mắc phải các bệnh răng miệng như sâu răng hay thường xuyên bị đau nhức răng. Tham khảo ngay bài viết dưới đây của Nha Khoa Kim để có thể giải đáp băn khoăn của mình nhé!
Nội Dung Chính
Phụ nữ mang thai dễ mắc phải các bệnh răng miệng nào?
Theo các chuyên gia nha khoa, phụ nữ khi mang thai sẽ có nguy cơ mắc các bệnh răng miệng cao hơn bình thường. Bởi lúc này, lượng canxi trong cơ thể sẽ thay đổi liên tục, thậm chí là còn bị thiếu hụt ở những người có sức khỏe yếu.
Khi mang thai, phụ nữ có sự thay đổi lớn về hoocmon. Điều này làm cho lợi bị sưng và tạo ra sự tích tụ của chất vôi lây nhiễm vi khuẩn. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây sâu răng và viêm lợi quanh chân răng.
Phụ nữ trong quá trình mang thai có nguy cơ mắc các bệnh về sâu răng cao hơn
Ngoài ra, với chế độ ăn uống nhiều đường và tinh bột cũng dễ làm các mảng bám cao răng hình thành và gây bệnh sâu răng. Bên cạnh đó, tuyến nước bọt của thai phụ trong thời kỳ mang thai cũng có sự thay đổi đáng kể. Lượng nước bọt tiết ra ít hơn sẽ càng làm tăng nguy cơ sâu răng.
Với phụ nữ mang thai mà bị sâu răng hay thường xuyên đau nhức răng thì cần lưu ý là không nên sử dụng bất kỳ loại thuốc giảm đau nào khi chưa được sự cho phép của bác sĩ.
Để giảm bớt cảm giác đau, chị em có thể áp dụng các biện pháp dân gian như: chườm lạnh, ngậm nước muối ấm, massage nhẹ nhàng tại vị trí răng đau. Sau đó cần đến ngay các trung tâm nha khoa uy tín để bác sĩ kiểm tra và tìm ra hướng xử lý kịp thời.
Có bầu nhổ răng được không?
Nhổ răng là chỉ định cuối cùng của bác sĩ khi chiếc răng bị sâu, hư hỏng nghiêm trọng mà không thể khắc phục hay bảo tồn bằng các biện pháp phục hình nha khoa. Vậy có bầu nhổ răng được không?
Theo chia sẻ của các bác sĩ nha khoa, bà bầu hoàn toàn có thể nhổ răng khi mang thai. Tuy nhiên, việc làm này không được khuyến khích vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Nếu không thực sự khẩn cấp thì các bác sĩ thường sẽ hoãn can thiệp nhổ răng.
Có bầu nhổ răng được hay không còn phụ thuộc vào tình trạng răng sâu và sức khỏe của người bệnh
Tại sao mang thai không được nhổ răng?
Nhổ răng dù là một tiểu phẫu đơn giản nhưng nó vẫn có thể khiến cho các thai phụ bị mất máu. Trong khi đó phụ nữ đang mang thai cần ổn định thể chất, đảm bảo tuần hoàn máu tốt để có thể vận chuyển oxy và dinh dưỡng nuôi thai nhi trong bụng.
Mặc khác, đối với các trường hợp nhổ răng có nhiều chân như răng khôn, răng hàm,… thì việc nhổ răng sẽ trở nên phức tạp hơn rất nhiều. Lúc này, bác sĩ bắt buộc phải gây tê trước khi tiến hành nhổ răng để kiểm soát cơn đau. Dù thuốc tê có liều lượng không nhiều và đã được chứng thực an toàn nhưng nó vẫn có thể ngấm vào máu và ảnh hưởng đến thai nhi.
Ngoài ra, quá trình nhổ răng và mất răng còn có thể gây căng thẳng cho thai phụ, làm tâm trạng và sức khỏe tinh thần bị giảm sút. Từ đó tác động không tốt đến thai nhi.
Thuốc tê sử dụng trong quá trình nhổ răng được chỉ định là không tốt cho phụ nữ mang thai
Thời điểm nhổ răng thích hợp cho mẹ bầu?
Theo các chuyên gia nha khoa thời gian nhổ răng tốt nhất là khi thai kỳ bước vào giai đoạn thứ 2, tức là từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6. Bởi lúc này, các cơ quan trong cơ thể của thai nhi đã phát triển hoàn thiện.
Tuy nhiên, khi thực hiện nhổ răng ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối, cần phải có sự thăm khám kỹ lưỡng của bác sĩ nha khoa và cần có thêm sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa sản để tránh những rủi ro không mong muốn cho cả mẹ và thai nhi.
Nếu sâu răng chỉ mới tiến triển, ít bị đau nhức, bác sĩ sẽ kê cho thai phụ một số loại thuốc uống, thuốc kháng sinh để cảm thấy dễ chịu hơn. Đồng thời, kéo dài thời gian cho đến khi thai phụ sinh xong, sức khỏe ổn định rồi mới tiến hành nhổ răng.
Theo bác sĩ nha khoa thì thời gian nhổ răng tốt nhất cho mẹ bầu là từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6 của thai kỳ
Mẹo chăm sóc răng miệng cho mẹ bầu khi mang thai
Dưới đây là một số mẹo chăm sóc răng miệng mà mẹ bầu có thể áp dụng khi mang thai:
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Vệ sinh răng miệng đúng cách là biện pháp giúp hạn chế và ngăn ngừa các bệnh về răng miệng hiệu quả hơn. Dưới đây là cách vệ sinh răng miệng đúng mà mẹ bầu cần quan tâm:
- Thực hiện chải hoặc cạo lưỡi hàng ngày để loại bỏ vi khuẩn gây hại.
- Chải răng đúng cách tối thiểu 2 lần/ngày. Kết hợp sử dụng thêm nước súc miệng và chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám triệt để.
- Không đánh răng ngay sau khi ăn hoặc uống trà, cafe mà nên đợi từ 10 – 20 phút để tránh ảnh hưởng đến men răng.
- Súc miệng sạch sẽ sau khi nôn nghén để loại bỏ nước bọt có chứa acid – đây chính là tác nhân gây mòn men răng.
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Bên cạnh việc vệ sinh răng miệng thì chế độ ăn uống lành mạnh cũng là cách giúp tăng cường sức khỏe răng miệng và hạn chế sâu.
- Nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày các loại thực phẩm giàu canxi, vitamin C, vitamin B12. Ăn nhiều các thực phẩm vừa bổ dưỡng vừa tốt cho răng như táo, cam, trà xanh, phô mai, sữa chua,…
- Hạn chế tiêu thụ các món ăn chứa nhiều tinh bột và đường, bởi nó có thể khiến cho thai phụ dễ bị sâu răng và viêm tủy trong thai kỳ.
- Không nên ăn các món ăn quá lạnh hoặc quá nóng vì nó có thể làm răng bị kích thích gây đau nhức.
- Uống nhiều nước lọc để tăng tiết nước bọt ngăn ngừa bệnh lý sâu răng.
Thăm khám răng miệng định kỳ
Phụ nữ đang trong quá trình mang thai rất dễ dẫn đến các bệnh lý về răng miệng. Vì vậy, việc thăm khám và chăm sóc răng miệng định kỳ là điều cần thiết. Theo các chuyên gia và bác sĩ thì phụ nữ mang thai nên thăm khám định kỳ tại nha khoa 6 tháng/lần. Điều này giúp bác sĩ dễ dàng kiểm soát các vấn đề về răng miệng.
Vệ sinh răng miệng đúng cách và tái khám định kỳ là cách giúp ngăn ngừa sâu răng trong giai đoạn mang thai hiệu quả
Hy vọng qua những thông tin mà Nha Khoa Kim cung cấp ở bài viết trên đã giúp mẹ bầu giải đáp thắc mắc có bầu nhổ răng được không? Tốt nhất khi mang thai, mẹ nên chú ý thăm khám nha khoa định kỳ để kiểm soát tốt các vấn đề về răng miệng. Trong trường hợp bắt buộc phải nhổ răng, cần có sự tư vấn của bác sĩ nha khoa và bác sĩ chuyên khoa sản.
Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.