Răng móm là tình trạng răng sai lệch khớp cắn nghiêm trọng, khi đó răng hàm dưới có xu hướng nhô ra ngoài nhiều hơn so với răng hàm trên. Tình trạng này không chỉ gây mất thẩm mỹ khuôn mặt mà còn khiến cho việc ăn uống gặp nhiều khó khăn, lâu dài sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Vậy Răng móm là gì, nguyên nhân và cách điều trị như thế nào? Cùng Nha Khoa Kim tìm hiểu rõ hơn qua bài viết bên dưới.
Nội Dung Chính
Răng móm là gì?
Răng móm (hay khớp cắn ngược) là tình trạng sai lệch khớp cắn tương quan giữa 2 hàm. Dấu hiệu nhận biết tình trạng này môi dưới đưa ra trước nhiều hơn so với môi trên và răng hàm dưới che phủ răng hàm trên. Khi đó, răng trước của hàm trên và hàm dưới không thể cắn lại được gây mất thẩm mỹ, khiến bạn cảm thấy tự ti khi giao tiếp, đặc biệt là gây ra nhiều tác động xấu đến hoạt động ăn nhai cũng như sức khỏe răng miệng.
Phân biệt các loại móm phổ biến hiện nay
Cấu trúc xương hàm và vị trí mọc của răng chính là nguyên nhân gây ra sự khác biệt giữa hai tình trạng này.
Móm do răng
Đây là tình trạng sai lệch khớp cắn điển hình, còn được gọi là cắn ngược hay cắn chéo. Biểu hiện của tình trạng này răng cửa hàm dưới nằm ngoài so với răng cửa hàm trên khi cắn lại. Trong khi xương hàm vẫn phát triển bình thường với kích thước chuẩn.
Móm do hàm
Biểu hiện của tình trạng này là xương hàm dưới phát triển quá mức nhô ra bên ngoài, hoặc xương hàm trên kém phát triển thụt vào bên trong, hoặc kết hợp cả 2 nguyên nhân. Khi đó, răng hàm dưới sẽ bao phủ lên răng hàm trên mặc dù các răng trên cung hàm mọc đúng vị trí.
Nguyên nhân răng bị móm là gì?
Cũng tương tự như răng hô, răng móm chủ yếu xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:
Do di truyền
Theo nghiên cứu, tỷ lệ người bị móm do di truyền từ thế hệ trước chiếm hơn 90%. Nói một cách dễ hiểu, đa số những người có ông bà, cha mẹ bị móm bẩm sinh thì khả năng cao cũng sẽ bị di truyền móm.
Ở những người bị móm di truyền sẽ có những đoạn gen khiến hàm dưới phát triển quá mức hay ức chế sự phát triển của hàm trên, khiến hai hàm mất cân bằng và gây ra hiện tượng móm.
Do thói quen xấu
Không chỉ do yếu tố di truyền, tình trạng móm hàm dưới còn xảy ra do các thói quen xấu như: mút ngón tay, lưỡi đặt sai vị trí, ngậm núm giả (trẻ nhỏ),…Về lâu dài, các thói quen xấu này sẽ làm cấu trúc răng và xương hàm phát triển sai lệch và gây ra hiện tượng móm.
Do mất răng
Mất răng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng móm. Khi đó, khu vực mất răng sẽ không có lực tác động nên sẽ sớm bị tiêu xương khiến hàm răng bị xô lệch và tụt lợi.
Đặc biệt là trong trường hợp bị mất răng hàm trên, xương hàm tiêu lâu khiến diện tích hàm bị nhỏ lại gây ra móm. Càng mất nhiều răng, tình trạng móm sẽ càng biểu hiện rõ.
Do răng sai lệch
Đây là tình trạng mất cân bằng giữa cấu trúc 2 hàm. Khi đó, nhóm răng cửa hàm dưới có xu hướng nhô ra ngoài và răng hàm trên bị quặp vào trong, gây ra tình trạng móm.
Do xương hàm sai lệch
Tình trạng này xảy ra khi cấu trúc xương hàm phát triển không đúng cách khiến cả phần hàm dưới bị nhô ra ngoài hoặc phần hàm trên bị lùi vào trong. Cả 2 điều này đều làm xương hàm răng bị sai lệch, mất cân bằng và gây ra móm hàm.
Do cả răng và xương hàm đều sai lệch
Khi cấu trúc của xương hàm và răng đều phát triển không bình thường sẽ làm cho phần xương hàm và nhóm răng cửa phía dưới chìa ra ngoài. So với các nguyên nhân kể trên thì đây là một trong những nguyên nhân gây móm răng khó điều trị nhất.
Những tác hại của răng móm gây ra
Tình trạng răng bị móm gây ra những ảnh hưởng tiêu cực như:
Mất thẩm mỹ
Người bị móm thì khi nhìn nghiêng gương mặt sẽ bị lõm, cằm và hàm dưới đưa ra trước nhiều khiến khuôn mặt bất hài hòa, mất tính thẩm mỹ. Khi cười răng cửa hàm dưới sẽ che phủ răng hàm trên làm gương mặt kém tươi tắn và trông già dặn hơn.
Ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai
Vì răng cửa hàm dưới đưa ra trước nên đa số các trường hợp móm răng đều không thể ăn nhai thức ăn bằng răng cửa. Lúc này, lực nhai sẽ dồn nhiều vào các răng sau khiến khớp cắn bị sai lệch và làm giảm tuổi thọ của các răng trên cung hàm.
Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến cơ mặt và khớp thái dương hàm gây mỏi cơ, đau khớp, khó khăn khi ăn nhai, ảnh hưởng đến tiêu hóa,…
Khó phát âm
Tình trạng móm răng nói riêng và sai lệch khớp cắn nói chung ít nhiều cũng sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng phát âm. Người bị móm răng thường hay nói ngọng, khó phát âm được tròn vành rõ chữ.
Tăng nguy cơ mắc các bệnh răng miệng
Các răng ở hai hàm khi không tiếp xúc đúng cách sẽ rất dễ bị mài mòn trong quá trình ăn nhai. Men răng tổn thương gây ra hàng loạt các vấn đề về răng miệng, có thể kể đến như tình trạng sâu răng, viêm tủy,…
Cách điều trị răng bị móm an toàn, hiệu quả nhanh
Răng móm phải làm sao để nhanh hết, có thể trị móm tại nhà không là thắc mắc chung của hầu hết nhiều bệnh nhân hiện nay. Móm hay khớp cắn ngược là tình trạng sai lệch khớp cắn, có thể sảy ra do răng hoặc hàm. Vì vậy rất khó để người bệnh có thể tự điều chỉnh tại nhà, quá trình này cần rất nhiều thời gian.
Với sự phát triển vượt bậc của nền y học hiện đại, tình trạng răng bị móm có thể cải thiện một cách dễ dàng bằng nhiều phương pháp nha khoa khác nhau tùy vào mức độ phức tạp như:
Niềng răng
Niềng răng là một trong những phương pháp tối ưu nhất để khắc phục tình trạng móm. Đặc biệt là đối với trẻ nhỏ, nếu tình trạng răng móm được phát hiện và điều trị sớm sẽ trở nên đơn giản và hiệu quả bằng cách niềng răng kết hợp với một số khí cụ chức năng.
Đối với trường hợp móm do răng và tương quan xương bị sai lệch ở mức độ từ nhẹ đến trung bình thì niềng răng cũng sẽ mang đến cho bạn hiệu quả hoàn hảo, giúp cải thiện chức năng ăn nhai lẫn thẩm mỹ.
Đối với trường hợp móm do xương ở mức độ nặng thì phương pháp niềng răng vẫn mang đến hiệu quả rất tốt nếu như được thực hiện từ khi trẻ còn nhỏ. Nếu trẻ đã qua độ tuổi tăng trưởng thì cần kết hợp thêm phương pháp phẫu thuật xương hàm mới có thể đưa xương hàm về đúng vị trí.
Răng sứ thẩm mỹ
Răng sứ thẩm mỹ cũng là một sự lựa chọn tốt để cải thiện tình trạng móm ở mức độ nhẹ như khi răng cửa hàm dưới cắn đối đầu với răng cửa hàm trên, các răng còn lại trên cung hàm không quá chen chúc.
Tuy nhiên, để có một hàm răng đẹp và đảm bảo đầy đủ các tiêu chí thẩm mỹ bạn cần lựa chọn thực hiện một địa chỉ nha khoa uy tín với bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm, tránh tình trạng mài răng quá nhiều làm ảnh hưởng đến răng thật.
Phẫu thuật hàm
Đối với trường hợp móm do xương hàm thì phẫu thuật chỉnh hàm chính là cách điều trị hiệu quả nhất. Các bác sĩ sẽ giúp bạn định vị xương hàm về lại đúng vị trí, giúp khắc phục triệt để tình trạng móm và đem lại hiệu quả thẩm mỹ cao.
Niềng răng móm tại Nha Khoa Kim
Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ niềng răng thẩm mỹ uy tín, an toàn với mức phí hợp lý thì nhất định không được bỏ qua phòng khám Nha Khoa Kim.
- Đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, đã trải qua quá trình đào tạo bài bản, chuyên sâu, thực hiện thành công nhiều ca niềng răng móm từ đơn giản đến phức tạp.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại: máy chụp X-quang Panorex & Cephalometric, phần mềm Vceph 3D phân tích hàm mặt, công nghệ Scan 3D lấy dấu mẫu hàm,…giúp mang lại hiệu quả điều trị và độ an toàn cao.
- Đội ngũ nhân viên y tế chu đáo, nhiệt tình và tận tâm.
- Chi phí niềng răng hợp lý cùng nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn để khách hàng có thể điều trị móm với mức giá tiết kiệm nhất.
Câu hỏi thường gặp về răng móm
Bên cạnh những thông tin chính trên thì dưới đây là những thắc mắc chung liên quan đến các tình trạng và cách khắc phụ móm phổ biến hiện nay:
Móm có phải nhổ răng không?
Theo các bác sĩ, móm có phải nhổ răng không còn tùy thuộc vào tình hình nặng hay nhẹ. Đối với các trường hợp nặng, sai răng sai lệch khớp cắn và mọc lộn xộn thì lúc này đòi hỏi phải nhổ và loại bỏ những răng không cần thiết.
Niềng răng có hết móm không?
Có, niềng răng là một trong những phương pháp điều trị móm nhanh và hiệu quả hiện nay. Hiện nay có 2 loại niềng răng móm được ưa chuộng là niềng răng trong suốt và niềng mắc cài. Cả 2 đều dựa vào lực siết từ khí cụ đề điều chỉnh và dịch chuyển răng về vị trí mong muốn.
Cách chữa răng móm nhẹ?
Tình trạng móm nhẹ có thể được điều trị bằng phương pháp bọc răng sứ hoặc niềng răng. Cả 2 phương pháp này đều giúp khắc phục tình trạng móm hiệu quả, mang lại nụ cười đẹp và tự tin hơn.
Cách khắc phục tình trạng móm tại nhà
Dùng lực tay hoặc lưỡi để đẩy răng, mím chắc môi,… là những cách khắc phục tình trạng móm tại nhà. Tuy nhiên cách này chỉ có thể áp dụng cho trẻ em, vì lúc này xương vẫn đang trong tình trạng phát triển và chưa cứng như người lớn.
Răng móm tuy không quá nguy hiểm nhưng chúng ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ, đặc biệt là các trường hợp móm do hàm. Cải thiện tình trạng móm từ sớm sẽ giúp mang đến nụ cười tự tin hơn cho bạn. Liên hệ ngay Nha Khoa Kim qua số hotline: 1900 6899 để được nhận tư vấn chi tiết nhất từ nhân viên tư vấn. Đừng quên theo dõi Nha Khoa Kim để trang bị thêm cho mình nhiều thông tin hữu ích về răng miệng nhé!
Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.