Cách trị nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh tại nhà cực kỳ đơn giản

Nhiệt miệng xảy ra ở mọi độ tuổi và không có nguyên nhân rõ ràng, trong đó trẻ sơ sinh là dễ mắc nhất, các nốt nhiệt có thể tự khỏi nhưng điều này làm bé quấy khóc và biếng ăn. Phụ huynh cần nhanh chóng tìm các giải pháp xử lý để tránh các vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của trẻ. Cùng chúng tôi tìm hiểu một vài cách trị nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh tại nhà ngay nhé.

Vì sao trẻ sơ sinh hay bị nhiệt miệng?

So với những người trưởng thành thì các bé sơ sinh thường dễ bị nhiệt miệng hơn do các nguyên nhân khách quan như:

Không nên coi thường nhiệt miệng ở trẻ nhỏ

Không nên coi thường nhiệt miệng ở trẻ nhỏ

  • Vấn đề vệ sinh khoang miệng cho bé không sạch sẽ
  • Vô tình cắn vào phần bên trong của khoang miệng, môi, làm rách niêm mạc miệng hoặc tay của bố mẹ chạm vào khi vệ sinh cho bé
  • Trẻ bị suy giảm miễn dịch ăn uống thiếu chất, bệnh tật, căng thẳng tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công từ đó gây ra các vấn đề về nhiệt miệng.
  • Nhiễm một số loại vi khuẩn và nấm hoặc rối loạn nội tiết tố do ăn nhiều đồ nóng
  • Trẻ bị suy giảm chức năng gan, các độc tố trong có thể tích tụ lâu ngày không được thải ra cũng là một trong những nguyên nhân gây nhiệt miệng
  • Trẻ bị dị ứng với các thực phẩm chức năng hoặc thuốc.
  • Trẻ bị thiếu hụt các chất trong cơ thể, không đầy đủ dinh dưỡng.
  • Người mẹ ăn uống không điều độ, căng thẳng, trẻ bú sữa cũng bị nhiệt miệng

Có thể nói nhiệt miệng là một loại bệnh lành tính có thể tự khỏi sau vài ngày tuy nhiên sẽ gây ra nhiều phiền toái nhất là với những em bé chưa tự chủ được cảm xúc cũng như hành động của mình. Bé dễ quấy khóc, biếng ăn và sút cân, bố mẹ nên điều trị nhanh chóng tránh ảnh hưởng quá nhiều đến bé.

Nếu tình trạng nhiệt miệng thường xuyên tái phát thì ba mẹ không nên chủ quan mà hãy đưa bé đến bệnh viện để khám bệnh.

Các biểu hiện nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh

Ba mẹ có thể để ý các triệu chứng sau để phán đoán rằng bé đang bị nhiệt miệng miệng:

  • Xuất hiện các nốt trắng, vàng nhạt hoặc đỏ trong khoang miệng của trẻ, các nốt náy có hình bầu dục và kích thước khoảng 1- 2mm.
  • Trên đầu lưỡi xuất hiện những chấm trắng nhỏ li ti
  • Các vết nhiệt đau làm bé  khó chịu, quấy khóc, biếng ăn và sụt cân
  • Nướu lợi bị sưng hoặc chảy máu
  • Trong tình trạng nặng có thể sốt cao hoặc nổi hạch ở cổ

Trẻ quấy khóc khi bị nhiệt miệng

Trẻ quấy khóc khi bị nhiệt miệng

Các cách trị nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh hiệu quả tại nhà

Đầu tiên phụ huynh cần phải thay đổi chế độ ăn uống của trẻ, chăm sóc đặc biệt để không ảnh hưởng đến các vết nhiệt trong miệng. Mẹ có thể áp dụng các cách dưới đây để bé nhanh chóng khỏi bệnh và tràn đầy năng lượng:

Vệ sinh răng miệng cho bé thường xuyên để tránh nhiệt miệng

Vệ sinh răng miệng cho bé thường xuyên để tránh nhiệt miệng

  • Đảm bảo vệ sinh khoang miệng sạch sẽ cho bé.

Ba mẹ nên chú ý vệ sinh rơ lưỡi cho với dụng cụ rơ lưỡi chuyên dụng, đảm bảo cùng nước muối sinh lý. Với các bé lớn tuổi hơn có thể súc miệng bằng nước muối. Điều này làm giảm lượng virus trong khoang miệng đồng thời cũng giúp sát trùng các vết thương cho bé. Sau khi bé ăn và bú xong mẹ cũng nên vệ sinh lại một lần nữa.

  • Chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng hợp lý cho bé.

Nếu bé đang ăn thức ăn cứng thì nên thay thế bằng các thức ăn dạng lỏng vì lúc này xu hướng dung nạp thức ăn của bé bị giảm. Ba mẹ cũng cần chú ý bổ sung các loại hoa quả giàu vitamin C để tăng cường sức đề kháng cũng như tăng thời gian làm lành các vết nhiệt miệng của bé. Với những bé đang bú mẹ hoàn toàn thì mẹ nên ăn nhiều hoa quả, uống nhiều nước ấm cũng như đảm bảo chế độ dinh dưỡng của bản thân, tránh ăn những đồ cay nóng và dầu mỡ.

  • Tăng thời gian nghỉ ngơi cho bé.

Khi bị nhiệt miệng bé có thể quấy khóc do khó chịu hoặc sốt cao, lúc này ba mẹ nên để bé nghỉ ngơi nhiều hơn tránh mất sức hoặc chạm vào vết thương, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và tăng nguy cơ lan rộng của các vết nhiệt miệng.

  • Tận dụng các nguyên liệu thiên nhiên làm bài thuốc chữa nhiệt miệng cho bé.

Với những bé đã lớn bạn có thể dùng thuốc đặc trị để rút ngắn thời gian điều trị cho trẻ, tuy nhiên với những bé nhỏ hơn ba mẹ có thể sử dụng những nguyên liệu thiên nhiên có sẵn trong bếp để chữa cho bé như:

  • Có thể dùng 1 ít cam thảo đun với chút nước trong khoảng 30 phút sau đó lấy nước cốt vừa đun thoa nhẹ lên vị trí nhiệt miệng của bé 2-3 lần/ ngày để làm lành vết thương nhanh chóng.
  • Mật ong xưa nay vốn lành tính, có thể dùng tăm bông chấm mật ong vào những nốt nhiệt miệng hoặc bé ngậm mật ong để làm dịu vết nhiệt. (Tuy lành tính nhưng không dùng mật ong cho trẻ em dưới 1 tuổi).
  • Củ cải trắng: ép lấy nước cốt, sau đó dùng nước cốt ngày súc miệng ngày 3-4 lần để sát khuẩn ngăn ngừa viêm nhiễm làm cho vết thương mau lành.. Hoặc ba mẹ có thể pha nước cốt củ cải này với nước ấm cho trẻ uống mỗi ngày cũng rất tốt cho sức khỏe của bé. (Nếu bé chưa đủ 1 tuổi vui lòng không sử dụng phương pháp này).
  • Rau ngót và rau mồng tơi: Dùng lá rau nấu thành cháo, sau đó đem đi xay mịn để bé dễ ăn, dễ nuốt hơn. Tuy nhiên nếu bé đang bị vấn đề về đường ruột, tiêu chảy thì không nên cho ăn rau mồng tơi vì có thể khiến các triệu chứng này trầm trọng hơn. (Dùng cho trẻ đã trên 1 tuổi)
  • Khế chua: Ba mẹ dùng 1-2 quả khế chua, thái mỏng rồi đun sôi với một chút nước. Sau khi nguội cho bé súc miệng và uống sẽ làm dịu cảm giác đau rát và các vết lở loét cũng biến mất sau vài ngày. (Nếu bé dưới 1 tuổi không sử dụng, vị chua của khế có thể ảnh hưởng đến vị giác của trẻ)
  • Lá diếp và rau má: Phụ huynh có thể xay các loại lá này cho bé uống hoặc súc miệng hằng ngày. Ngoài ra cũng có thể dùng lá diếp cá và rau má nấu cháo cho bé ăn như phương pháp trên. Vì rau diếp cá lại có mùi tanh, vì thế bé có thể không chịu uống, nên nấu cháo sẽ là phương pháp khả quan hơn.

Tuy nhiên nếu các triệu chứng nhiệt miệng kéo dài quan tuần thứ ba kèm theo sốt cao, các vết nhiệt nhiều và ngày càng to kèm theo sụt cân nhanh, trong phân có lẫn máu thì ba mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến các bệnh viện để được các bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời tránh các biến chứng nguy hiểm khác.

Trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng không phải là bệnh quá nguy hiểm tuy nhiên phụ huynh không nên vì thế mà chủ quan. Nếu thấy bé có dấu hiệu nên điều trị sớm để giúp bé không cảm thấy đau đớn mệt mỏi và ăn ngon miệng hơn. Cũng đừng quên thay đổi một lối sống khoa học lành mạnh, ăn những thức ăn tốt cho cơ thể bé bé để phòng tránh bé bị nhiệt miệng cũng như các bệnh lý khác một cách tốt nhất.

Trên đây là những cách trị nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh chi tiết nhất, hy vọng với những thông tin trên đây bạn đã biết thêm được các mẹo hữu ích để chữa trị cho bé, tuy nhiên “phòng bệnh hơn chữa bệnh” nên ngoài thức ăn thì ba mẹ nên chú ý cả những tác động xung quanh để phòng bệnh cho bé nhé. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề nhiệt miệng của trẻ, cha mẹ có thể liên hệ Nha khoa Kim theo hotline 1900.6899 để được tư vấn.

 

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

ĐẶT HẸN THĂM KHÁM

Quý khách vui lòng để lại thông tin, Nha Khoa Kim sẽ liên hệ trong vòng 3 phút. (Thời gian làm việc của tổng đài từ 7h30 đến 23h30)