Bé bị rộp trắng trong miệng là bệnh gì? Cách điều trị hiệu quả

Bé bị rộp trắng trong miệng thường khiến nhiều phụ huynh cảm thấy lo lắng, đặc biệt là những ai chỉ mới làm bố mẹ lần đầu. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh nấm miệng (tưa lưỡi). Hoặc nó chỉ đơn giản là cặn sữa còn đọng lại.

Vậy bé bị rộp trắng trong miệng là bệnh gì? Cách điều trị hiệu quả ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây của Nha Khoa Kim.

Bé bị rộp trắng trong miệng là bệnh gì?

Bé bị rộp trắng trong miệng khả năng cao là dấu hiệu cảnh báo của bệnh tưa lưỡi (nấm miệng). Đây là bệnh lý nhiễm trùng thường gặp đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nguyên nhân gây bệnh là do nấm Candida gây ra. Trẻ bị tưa lưỡi sẽ có các mảng trắng kem hoặc vàng phát triển trong lưỡi. Đồng thời, nó có thể lan rộng đến cổ họng, amidan hoặc thực quản.

Bé bị rộp trắng trong miệng là bệnh gì?

Tại sao trẻ bị rộp trắng trong miệng?

Nấm Candida có nhiều trên da và trong khoang miệng. Loại nấm này phát triển khá phổ biến trong môi trường hằng ngày. Tuy nhiên, nếu nấm Candida phát triển vượt quá khả năng kiểm soát, nó có thể gây ra tưa miệng. Một số nguyên nhân chủ yếu như:

  • Trẻ đã uống kháng sinh.
  • Sử dụng corticosteroid ở dạng hít.
  • Sử dụng núm vú giả thường xuyên.
  • Trẻ có hệ miễn dịch yếu.

Dù bệnh lý này phổ biến ở mọi đứa trẻ, nhưng những bé sau đây sẽ có nguy cơ bị tưa miệng cao hơn:

  • Cân nặng thấp khi sinh (chủ yếu là do sinh non).
  • Đi qua ống sinh của mẹ đã nhiễm trùng nấm men.
  • Mắc bệnh hen suyễn đang sử dụng corticosteroid dạng hít để điều trị.
  • Uống kháng sinh điều trị bệnh.

Triệu chứng bé bị rộp trắng trong miệng

Lớp phủ màu trắng trên lưỡi không hẳn là do tưa miệng. Nó có thể chỉ là cặn sữa còn đọng lại trên lưỡi trẻ. Bạn có thể dùng khăn mềm lau sạch để kiểm tra. Tuy nhiên, nếu không phải là cặn sữa mà là các dấu hiệu dưới đây, bạn nên đưa trẻ đi khám ngay:

  • Các mảng trắng sữa hoặc vàng xuất hiện trên môi, vòm miệng, lưỡi, bên trong má, lợi, cổ họng của trẻ. Các mảng này có hình dạng giống như miếng pho mát nhỏ, khó rửa sạch.
  • Trẻ quấy khóc khi mẹ cho bú hoặc ngậm ti giả, bình sữa. Đó là do các mảng trắng hoặc vàng gây đau. Nghiêm trọng hơn, nó có thể gây chảy máu, nhiễm trùng khiến trẻ bú không thoải mái. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp trẻ bị tưa lưỡi nhưng không cảm thấy đau hay khó chịu khi cho bú.

Ngoài ra, một số trẻ bị lưỡi trắng còn xuất hiện vết nứt da ở khóe miệng. Trong đó, một số ít phát triển chứng phát ban do nấm men.

Bé bị rộp trắng trong miệng có nguy hiểm không?

Nấm lưỡi không phải là một bệnh lý gây nguy hiểm với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nó lại khiến trẻ quấy khóc và đau đớn khi bú. Điều này vô tình làm ảnh hưởng đến việc trẻ hấp thu các dưỡng chất cho cơ thể để có thể phát triển một cách khỏe mạnh.

Bé bị rộp trắng trong miệng có nguy hiểm không?

Đối với những trẻ có hệ miễn dịch yếu, khi nấm lây lan xuống vòm họng, thanh quản rất dễ bị khàn họng, khó nuốt, sốt cao. Không ít trường hợp nấm phát triển ở vùng thanh quản, amidan khiến trẻ tăng nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp như viêm amidan, viêm phế quản.

Khi nào cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ

Bệnh tưa lưỡi không cần điều trị vẫn có thể tự khỏi nếu như trẻ khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt. Còn đối với những trường hợp sau đây, phụ huynh nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có cách điều trị kịp thời:

  • Sau 3-5 ngày các triệu chứng của bệnh tưa lưỡi không có dấu hiệu thuyên giảm mà trở nên trầm trọng hơn.
  • Trẻ bỏ bú, không chịu ăn uống, người vật vỡ.
  • Trẻ xuất hiện tình trạng nôn trớ, sốt cao, tiêu chảy.

▷ Xem thêm: Nhiệt lưỡi ở trẻ – dấu hiệu và cách điều trị nhanh chóng tại nhà.

Cách điều trị khi bé bị rộp trắng trong miệng

Phụ huynh có thể áp dụng một số cách chăm sóc dưới đây để giúp bé cải thiện hiệu quả tình trạng rộp trắng trong miệng:

  • Nâng cao sức đề kháng, hệ miễn dịch bằng cách tăng cường cho trẻ bú mẹ, từ đó giúp trẻ chống lại các tác nhân gây bệnh và nhanh chóng phục hồi bệnh.
  • Cho trẻ uống nhiều nước để có thể hạ sốt nhanh hơn, giảm bớt mệt mỏi và tránh tình trạng mất nước.
  • Thực hiện súc miệng bằng nước muối sinh lý cho trẻ từ 2-3 lần/ngày để sát khuẩn, giảm viêm. Đối với trẻ sơ sinh, mẹ có thể rà lưỡi, miệng cho trẻ bằng cách dùng bông gạc thấm vào nước muối sinh lý.
  • Bổ sung vào thực đơn các loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi,…
  • Hết sức lưu ý về chế độ ăn khi trẻ bị rộp trắng trong miệng như: hạn chế đồ cay nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ, cho trẻ ăn các thức ăn mềm như soup, cháo, ăn nhiều xanh và các thực phẩm có khả năng giải nhiệt,…

▷ Xem thêm: Thuốc bôi nhiệt miệng nuốt có sao không? 5 loại thuốc an toàn cho bạn.

Cách điều trị khi bé bị rộp trắng trong miệng

Ngăn ngừa tình trạng rộp trắng trong miệng

Sau đây là một số biện pháp có thể giúp trẻ giảm nguy cơ mắc tưa lưỡi mà các mẹ có thể tham khảo:

  • Chỉ cho bé uống thuốc kháng sinh khi thực sự cần thiết.
  • Vệ sinh khoang miệng bằng nước muối sinh lý sau sau khi cho trẻ bé và sau khi ăn.
  • Trước và sau khi sử dụng mẹ nên làm sạch và tiệt trùng bình sữa hoặc núm vú giả.
  • Giữa các lần cho con bú hãy để núm vú thật khô thoáng.
  • Rửa tay thường xuyên, nhất là khi cho trẻ bú và thay tã.
  • Thay tã nhiều lần trong ngày để hạn chế tình trạng nấm men gây hăm tã.
  • Nếu trẻ đã lớn, dạy trẻ thói quen sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ vụn thức ăn thừa trong kẽ răng.
  • Dạy trẻ cách dùng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng để tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng. 
  • Đảm bảo trẻ đánh răng ít nhất 2 lần/ngày.
  • Cho trẻ ăn các loại loại thực phẩm giàu vitamin để tăng sức đề kháng, giúp trẻ chống lại các tác nhân gây bệnh.

Hi vọng qua những thông tin mà Nha Khoa Kim chia sẻ ở bài viết trên có thể giúp các bậc phụ huynh biết được bé bị rộp trắng trong miệng là bệnh gì? Cách điều trị hiệu quả. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi qua số hotline: 1900 6899 để được tư vấn miễn phí.

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

ĐẶT LỊCH HẸN

Để biết thêm thông tin, Quý Khách vui lòng cung cấp số điện thoại, Nha Khoa Kim sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm nhất.