Thuốc bôi nhiệt miệng nuốt có sao không? 5 loại thuốc an toàn

Nhiệt miệng là tình trạng phổ biến mà hầu như ai cũng từng gặp phải. Bên cạnh các phương pháp điều trị tự nhiên, thuốc bôi nhiệt miệng hiện đang được nhiều người tin dùng nhờ hiệu quả nhanh chóng và dễ sử dụng. Đây được xem là giải pháp hữu hiệu, phù hợp cho nhiều đối tượng khác nhau, từ trẻ em đến người lớn. Trong bài viết này, Nha Khoa Kim xin gợi ý 5 loại thuốc bôi nhiệt miệng an toàn, hiệu quả mà bạn có thể tham khảo.

Thuốc bôi nhiệt miệng là gì?

Thuốc bôi nhiệt miệng là dạng dược phẩm dùng ngoài, được thiết kế nhằm làm dịu cơn đau và cảm giác khó chịu trong khoang miệng. Loại thuốc này thường được sử dụng để điều trị các tình trạng như: lở miệng, viêm lợi, viêm nha chu và các vấn đề viêm loét miệng khác.

Thành phần phổ biến trong thuốc bôi nhiệt miệng bao gồm benzocaine, lidocaine, hydrocortisone và một số hoạt chất có tác dụng giảm đau, kháng viêm và kháng khuẩn. Thuốc thường được thoa trực tiếp lên vùng tổn thương hoặc vết loét để giảm đau tức thời và hỗ trợ quá trình phục hồi nhanh chóng.

thuốc bôi nhiệt miệng là gì?

Thuốc thoa nhiệt miệng là một loại sản phẩm dùng ngoài da có tác dụng giảm đau khi miệng bị lở

Có mấy loại thuốc bôi nhiệt miệng?

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc bôi trị nhiệt miệng với thành phần và công dụng khác nhau. Dưới đây là một số nhóm thuốc phổ biến:

  • Thuốc bôi chứa Benzocaine: Đây là nhóm thuốc bôi phổ biến nhất, giúp giảm đau và cảm giác khó chịu nhanh chóng.
  • Thuốc bôi chứa Lidocaine: Lidocaine là một chất gây tê tại chỗ, thường được sử dụng để giảm đau trong các trường hợp nhiệt miệng nặng hoặc vết loét sâu. Loại thuốc này có tác dụng nhanh nhưng cần dùng đúng liều lượng.
  • Thuốc bôi chứa Hydrocortisone: Đây là một loại corticosteroid có tác dụng giảm viêm, giảm sưng và đau.
  • Thuốc bôi chiết xuất từ thiên nhiên: Một số sản phẩm sử dụng thành phần tự nhiên như tinh dầu bạc hà, tinh dầu tràm trà hoặc chiết xuất xạ hương. Những sản phẩm này thường được đánh giá là lành tính và dịu nhẹ với niêm mạc miệng, phù hợp với người có cơ địa nhạy cảm.

Dù lựa chọn loại thuốc nào, bạn cũng nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ. Đặc biệt nếu bạn có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong thuốc.

có mấy loại thuốc bôi nhiệt miệng?

Các loại thuốc đều chứa các thành phần và công dụng đặc trị khác nhau, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng

Thuốc bôi nhiệt miệng nuốt có sao không?

Thuốc bôi nhiệt miệng có khả năng hấp thu tốt qua niêm mạc, bệnh nhân không nên nuốt thuốc vì điều này có thể làm tăng lượng thuốc hấp thu vào máu và gây ra tác dụng phụ toàn thân. Trong trường hợp vô tình nuốt phải thuốc, người bệnh nên uống nhiều nước và nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn xử lý.

thuốc bôi nhiệt miệng nuốt có sao không?

khi sử dụng thuốc bôi nhiệt miệng, cần tránh nuốt. Nếu lỡ nuốt phải, tốt nhất nên uống nhiều nước và theo dõi phản ứng của cơ thể

05 loại thuốc bôi nhiệt miệng an toàn cho bạn

Trên thị trường hiện nay, thuốc bôi nhiệt miệng có rất nhiều loại và dành cho nhiều đối tượng khác nhau, từ trẻ em cho tới người lớn. Dưới đây là 5 loại thuốc phổ biến và an toàn mà Nha Khoa Kim muốn chia sẻ đến bạn:

Thuốc bôi nhiệt miệng Mouthpaste

Xuất xứ: Việt Nam

Thành phần: Triamcinolon acetonid, carmellose sodium, carbopol 940, cetomacrogol, sorbitol, glycerin, propylen glycol, triethanolamin, nipagin, màu brilliant blue, màu tartrazin, tinh dầu bạc hà, nước tinh khiết.

Công dụng:

– Hỗ trợ điều trị tình trạng viêm nhiễm ở niêm mạc miệng, nướu và môi.

– Phòng ngừa các dấu hiệu viêm nhiễm xuất hiện khi mọc răng hoặc sau các ca phẫu thuật chỉnh nha.

Chỉ định:

– Dùng cho cả người lớn và trẻ em.

– Phụ nữ mang thai và cho con bú chỉ nên dùng khi thực sự cần thiết.

Cách dùng:

– Lấy một lượng thuốc nhỏ, bôi lên vùng bị viêm từ 2 – 3 lần mỗi ngày. 

– Tránh bôi thuốc trên diện tích quá rộng hoặc bôi lớp thuốc quá dày. 

thuốc bôi nhiệt miệng mouthpaste

Mouthpaste là loại thuốc khá phổ biến và được nhiều người tin dùng

Lưu ý:

– Không dùng quá 8 ngày liên tục (trẻ em không quá 5 ngày).

– Tránh ăn hoặc uống ngay sau khi bôi thuốc.

– Không băng kín vết thương chảy dịch trong quá trình sử dụng thuốc.

– Thuốc không được dùng quá 30 ngày kể từ khi mở nắp tuýp.

– Nếu gặp các triệu chứng như rát, ngứa, kích ứng, sưng, chóng mặt, khó thở,…cần báo ngay cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.

– Thận trọng khi dùng cho bệnh nhân bị suy giáp, xơ gan, viêm loét đại tràng không đặc hiệu hoặc những người có nguy cơ loét dạ dày.

▷ Vậy thì Bị nhiệt miệng nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Thuốc bôi nhiệt miệng Oracortia

Xuất xứ: Thái Lan

Thành phần: Triamcinolon acetonid, natri carboxymethyl cellulose, pectin, gelatin, dầu bạc hà, hydrocarbon gel.

Công dụng:

Giúp giảm nhanh các dấu hiệu viêm nhiễm trong khoang miệng hoặc các vết loét do tổn thương.

Chỉ định:

– Sử dụng cho cả người lớn và trẻ em

– Phụ nữ mang thai và cho con bú nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Cách dùng:

– Bôi một lớp thuốc mỏng lên khu vực da bị tổn thương từ 2 – 3 lần mỗi ngày

– Ưu tiên bôi sau bữa ăn và vào buổi tối trước khi đi ngủ.

thuốc trị nhiệt miệng oracortia

Thuốc bôi Oracortia có tác dụng trị lở miệng rất nhanh chóng, hiệu quả 

Lưu ý:

– Không dùng để điều trị các tổn thương gây ra bởi nhiễm nấm, bạch biến, herpes, khối u mới hình thành, mụn trứng cá đỏ hoặc loét hạch.

– Tránh bôi thuốc trên diện rộng hoặc bôi với lượng lớn trong thời gian dài.

– Cần cân nhắc kỹ giữa lợi ích và nguy cơ đối với thai nhi hoặc trẻ sơ sinh đang bú mẹ khi sử dụng thuốc.

▷ Thắc mắc chung của nhiều người Nhiệt lưỡi là gì? Nguyên nhân, hình ảnh nhận biết và cách điều trị

Thuốc bôi nhiệt miệng Urgo

Xuất xứ: Pháp

Thành phần: Dẫn xuất cellulose, alcohol, acid carboxylics và acid mineral, nước cất, chất tạo mùi, sucralose.

Công dụng:

– Giảm đau, thúc đẩy quá trình lành lại của các vết loét và tổn thương nhỏ trong khoang miệng.

– Bảo vệ vùng thương tổn khỏi những tác động bên ngoài như thức ăn hay răng giả trong khoảng 4 giờ.

Chỉ định:

– Dùng cho người lớn và trẻ em từ 6 tuổi trở lên. 

– Không sử dụng cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.

Cách dùng:

– Dùng một mặt của dụng cụ để lấy gel trên mép chai, sau đó dùng mặt còn lại bôi lên vùng vết thương. Để gel khô trong khoảng 10 giây rồi ngậm miệng lại. 

– Bôi gel 4 lần/ngày, tốt nhất là trước bữa ăn. Sử dụng liên tục cho đến khi vết thương hoàn toàn lành (3 – 5 ngày).

thuốc chữa lở miệng urgo

Với công dụng làm dịu vết đau do viêm loét gây ra, Urgo rất được phổ biến trên thị trường

Lưu ý:

– Đảm bảo đóng kín nắp sau mỗi lần sử dụng.

– Nên dùng hết sản phẩm trong vòng 6 tháng kể từ khi mở nắp.

– Chỉ áp dụng thuốc lên màng nhầy trong khoang miệng, tránh nuốt phải.

– Tránh hút thuốc khi đang dùng thuốc.

– Không sử dụng nếu vết loét trong miệng có kích thước lớn (đường kính trên 1cm) hoặc là vết loét do herpes.

– Không dùng sản phẩm trên các vết thương nhiễm trùng, bỏng hoặc chảy máu.

Thuốc bôi nhiệt miệng Oral NanoSilver

Xuất xứ: Việt Nam

Thành phần: Dịch chiết kim ngân hoa, dịch chiết hòe hoa, dịch chiết cam thảo, chiết xuất mật ong, nano curcumin, menthol, borneol, sucralfate, bạc nano 500ppm, dầu dừa, chất nhũ hoa, benzalkonium clorid, citric acid, hương, nước tinh khiết.

Công dụng:

– Làm sạch khoang miệng, mang lại cảm giác mát dịu và khử mùi hôi.

– Giảm thiểu và phòng ngừa các nguyên nhân gây nhiệt miệng, hôi miệng, viêm lợi, sâu răng.

Chỉ định:

– Sử dụng cho cả người lớn và trẻ em.

– Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú chỉ nên dùng trong những trường hợp thật sự cần thiết và có chỉ định của bác sĩ.

Cách dùng: 

– Vệ sinh răng miệng kỹ càng nhằm giảm thiểu vi khuẩn. 

– Dùng một lượng kem vừa đủ và bôi trực tiếp lên vùng nhiệt miệng. 

thuốc thoa ngoài da nhiệt miệng oral nanosilver

Oral NanoSilver có thể sử dụng được cho cả mẹ bầu và trẻ nhỏ 

Lưu ý:

– Trước khi sử dụng, nên súc miệng bằng nước ấm để làm sạch khoang miệng. Sau đó thoa kem trực tiếp lên vùng bị tổn thương.

– Thời điểm bôi gel lý tưởng là vào buổi tối trước khi ngủ.

– Trong trường hợp vết loét lớn hoặc nghiêm trọng, có thể thoa 2–3 lần mỗi ngày, sau các bữa ăn.

Thuốc bôi nhiệt miệng Trinolone Oral Paste

Xuất xứ: Thái Lan.

Thành phần: Triamcinolone acetonide và tá dược vừa đủ.

Công dụng:

– Ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các vết loét trong khoang miệng. Đồng thời hạn chế sự lan rộng của tổn thương.

– Giúp làm dịu cảm giác đau rát, thúc đẩy quá trình lành thương. 

– Hiệu quả trong việc giảm nhanh đau, rát, sưng đỏ do viêm loét miệng, viêm nướu, viêm quanh chân răng. 

– Cũng có khả năng giảm cơn ê buốt do đeo răng giả hoặc sau các can thiệp nha khoa.

Chỉ định:

– Dùng cho trẻ em trên 2 tuổi và người lớn.

– Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú nên hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn khi sử dụng.

Cách dùng:

– Bôi đều thuốc lên bề mặt vết loét miệng mỗi ngày 2 – 3 lần.

– Ưu tiên bôi sau khi ăn hoặc trước khi đi ngủ.

Thuốc bôi viêm loét miệng Trinolone

Trinolone Oral Paste giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các vết loét, lở miệng 

Lưu ý:

– Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

– Tuân thủ đúng liều lượng và chỉ định sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

– Không sử dụng sản phẩm nếu phát hiện có dấu hiệu hư hỏng hoặc đã hết hạn sử dụng.

– Trong quá trình sử dụng, nếu xuất hiện bất kỳ biểu hiện bất thường. Ngưng dùng và liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và xử lý kịp thời.

▷ Bên cạnh đó, các miếng dán nhiệt miệng cũng có tác dụng làm dịu cơn đau rát hiệu quả

Thuốc trị nhiệt miệng có tác dụng phụ không?

Các loại thuốc bôi nhiệt miệng có thể gây ra một số tác dụng phụ. Tuy nhiên phần lớn đều nhẹ và chỉ xuất hiện tạm thời. Một số tác dụng phụ thường gặp bao gồm:

  • Cảm giác tê, mát hoặc nóng rát nhẹ trong khoang miệng
  • Kích ứng da hoặc dị ứng với một số thành phần trong thuốc
  • Đau họng hoặc khó thở (thường xảy ra ở người có cơ địa dị ứng)
  • Bỏng rát hoặc tổn thương da tại vùng bôi thuốc (do dùng quá liều hoặc sai cách)

Nếu gặp tác dụng phụ, bạn nên ngừng sử dụng và liên hệ với bác sĩ hoặc nhà thuốc để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

▷ Đừng bỏ lỡ thông tin Tại sao bị nhiệt miệng liên tục, tái đi tái lại nhiều lần?

thuốc điều trị nhiệt miệng có tác dụng phụ không

Thuốc bôi nhiệt miệng có thể gây một số tác dụng phụ, tùy thuộc vào thành phần và cách sử dụng

Các phương pháp chữa nhiệt miệng khác tại nhà

Ngoài việc sử dụng thuốc, bạn còn có thể thử áp dụng những phương pháp sau đây:

  • Sử dụng bột sắn dây: Bạn có thể pha bột sắn dây với nước đã đun sôi để nguội để uống. Hoặc nấu hỗn hợp này cho đến khi có dạng sệt, rồi dùng hàng ngày để hỗ trợ điều trị.
  • Sử dụng mật ong: Với khả năng kháng khuẩn mạnh mẽ, mật ong giúp quá trình lành vết thương nhanh hơn. Bạn nên áp dụng cách này khoảng 2 – 3 lần/ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Sử dụng nước khế: Bạn có thể rửa sạch, cắt lát 2 – 3 quả khế rồi đun lấy nước để súc miệng. Khi súc miệng, hãy ngậm nước khế trong vòng 1 – 2 phút, thực hiện đều đặn khoảng 2 lần/ngày.
  • Súc miệng nước muối: Pha loãng muối với nước hoặc sử dụng nước muối sinh lý để giúp diệt khuẩn và ngăn ngừa vết loét lan rộng. Tuy nhiên, cần chú ý sử dụng lượng muối vừa phải, tránh cho quá nhiều. Vì điều này có thể làm tình trạng loét miệng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Sử dụng giấm táo: Bạn có thể pha giấm táo với nước ấm theo tỉ lệ 1:1 để sử dụng. Axit axetic trong giấm táo giúp tiêu diệt nhiều vi khuẩn có hại và tăng cường vi khuẩn có lợi trong khoang miệng. Từ đó giảm bớt các triệu chứng khó chịu do nhiệt miệng gây ra.

▷ Xem thêm: Cách trị nhiệt miệng khỏi nhanh trong 1 ngày

các phương pháp chữa nhiệt miệng tại nhà

Dùng bột sắn dây hoặc mật ong có thể chữa nhiệt miệng tại nhà hiệu quả

Hy vọng những chia sẻ từ Nha Khoa Kim về thuốc bôi nhiệt miệng mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Hãy luôn nhớ rằng, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn và tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

ĐẶT HẸN THĂM KHÁM

Quý khách vui lòng để lại thông tin, Nha Khoa Kim sẽ liên hệ trong vòng 3 phút. (Thời gian làm việc của tổng đài từ 7h30 đến 23h30)