Mewing là gì? Hướng dẫn tập Mewing cho người mới bắt đầu

Mewing là kỹ thuật được sáng tạo, truyền dạy từ hai cha con của bác sĩ John Mew và Mike Mew. Theo đó ở trên thế giới từ lâu đã có số lượng đông người tập luyện theo phương pháp này và thu lại được thành quả nhất định. Tuy nhiên tại Việt Nam thì đây vẫn là phương pháp mới, đang được nhiều đối tượng quan tâm. Vậy Mewing là gì? Có thực sự hiệu quả không và cách tập luyện như thế nào cho người mới bắt đầu? Hãy cùng Nha khoa Kim đi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Mewing là gì? Tập Mewing làm gì?

Một vài năm trở lại đây, Mewing chính là một từ khóa thu được lượng lớn người tìm kiếm nhiều không chỉ trên thế giới mà còn ở tại Việt Nam. Về bản chất thì Mewing là kỹ thuật tập luyện dựa vào tư thế đặt lưỡi, cách thở để điều chỉnh lại đường nét trên khuôn mặt mà không cần đến phẫu thuật hay niềng răng.

Tập Mewing đúng cách giúp cho khuôn mặt sở hữu chiều sâu tốt, mũi đẩy lên cao hơn và mắt cũng sâu hơn. Qua đó trông khuôn mặt sẽ thanh tú, có hồn hơn nhiều. Cùng tương tự giống các phương pháp tập luyện không xâm lấn khác thì Mewing cần phải có thời gian để khuôn mặt định hình, vào form chuẩn như mong muốn. 

Mewing là gì? Tập Mewing làm gì?

Mewing là gì? Tập Mewing làm gì?

Các trường hợp nên tập Mewing

Phương pháp Mewing được cho là rất phù hợp với các đối tượng đang gặp tình trạng bị khớp cắn hở, khớp cắn sâu hay là hô hàm. Đồng thời người sáng lập Mike Mew cũng cho biết thêm, kỹ thuật này phát huy hiệu quả cao nhất với đối tượng là vị thành niên dưới 18 tuổi vì giai đoạn này mọi bộ phận trên cơ thể đang ở thời điểm đang phát triển.

Khớp cắn hở

Nếu như bạn chịu khó quan sát một chút thì sẽ thấy người có khớp cắn hở thường liên quan đến vị trí nghỉ của lưỡi. Bạn chỉ cần thử để cho lưỡi thõng xuống một chút là sẽ thấy ngay được khớp cắn mình có xu hướng bị hơi mở ra. Vì vậy Mewing tập trung vào điều chỉnh lại tư thế lưỡi, sẽ ép cho lưỡi phải ép sát vòm miệng phía trên giống như người bình thường. Cuối cùng điều chỉnh lại dần đường nét trên khuôn mặt, khắc phục tốt vấn đề khớp cắn.

Khớp cắn sâu

Trường hợp bị khớp cắn sâu, răng hàm trên bị che phủ quá nhiều răng hàm dưới. Tập luyện Mewing đều đặn và thường xuyên giúp đẩy dần khung hàm trên lên cao hơn. Khi nhóm răng hàm trên mà nâng lên cao hơn thì hàm dưới có nhiều không gian, tạo điều kiện phát triển hơn. Cuối cùng theo thời gian, khớp cắn dần cải thiện hiệu quả.

Hô hàm

Thường người bị hô hàm hay có thói quen thở bằng lưỡi. Như vậy việc thở sai cách này sẽ khiến cho lưỡi nằm sai vị trí, ảnh hưởng đến lực cân bằng của răng. Khi đó răng hàm trên bị ảnh hưởng dần khiến diện tích cung hàm thu hẹp lại, xu hướng để ra trước tạo thành hàm hô, răng hô. Trường hợp này tập Mewing yêu cầu tập thở với mũi trước. Tiếp theo là kỹ thuật đặt lưỡi chuẩn Mewing dần giúp cân bằng cung răng và hỗ trợ chữa trị hô hàm.

Hô hàm có thể tập được Mewing 

Hô hàm có thể tập được Mewing 

Tập Mewing có hiệu quả hay không?

Nếu như xem xét các hình ảnh giải phẫu thì bạn nhận ra rằng xương hàm mặt không phải thể nguyên khối mà nó là do nhiều nhóm xương tách rời nhau tạo nên. Vì thế một số thói quen hàng ngày ở trong cuộc sống như đặt lưỡi, hít thở, mút tay,… cũng đều tác động rồi làm thay đổi cấu trúc của khuôn mặt.

Từ đó phương pháp Mewing ra đời dựa hoàn toàn trên lý thuyết đó. Bác sĩ John Mew cùng con trai Mike Mew đã liên tục quảng bá, đào tạo nhiều người về kỹ thuật Mew. Hiện nay hầu hết kết quả, đánh giá hay review hiệu quả của Mewing hay đến từ hội nhóm facebook, diễn đàn hay twitter,…

Trên thực tế chưa hề có cơ quan khoa học hay tổ chức y tế uy tín nào đưa ra bằng chứng công nhận sự hiệu quả của Mewing. Thậm chí một số bài báo còn đưa tin đến sự nguy hiểm khi tập Mewing sai cách. Tuy nhiên không vì thế mà chúng ta cho rằng tập Mewing không mang đến kết quả vì với phương pháp thủ công thì sự hiệu quả sẽ gắn liền với tính kỷ luật và yếu tố kiên trì.

Nếu như bạn luyện tập Mewing đúng thời gian quy định, đúng cách đều đặn hàng ngày thì chắc chắn sẽ có một hiệu quả tích cực. Đáng chú ý, nếu như bạn đang gặp vấn đề về răng, khớp cắn thì chúng tôi khuyên nên gặp ngay bác sĩ chỉnh nha để được tư vấn hướng khắc phục phù hợp. Đồng thời coi Mewing giống như sự bổ trợ, phương pháp tương hỗ để đẩy nhanh hơn tốc độ niềng răng mà thôi.

Cách tập Mewing đúng cách cho người mới bắt đầu

Kỹ thuật tập Mewing thực ra rất đơn giản, nhưng mà để tập luyện đúng cách thì bạn hãy đọc thật chậm, thật kỹ các bước sau đây:

Hướng dẫn tập Mewing cho người mới bắt đầu

Hướng dẫn tập Mewing cho người mới bắt đầu

Bước 1: Ngậm miệng và thả lỏng toàn bộ cơ thể, giữ thẳng cột sống cổ

Bước 2: Đặt đầu lưỡi ở tại vị trí cách phần lợi 2 răng cửa hàm trên khoảng 1cm. Chú ý không chạm đầu lưỡi vào răng cửa mà để dễ hình dung hơn thì nó giống như bạn đang phát âm chữ N vậy.

Bước 3: Áp sát toàn bộ lưỡi sao cho có thể ôm trọn lấy vòm miệng phía trên gồm cả thân lưỡi và gốc lưỡi. Bên cạnh đó cần phải đảm bảo môi đã đóng, răng dưới và răng trên chỉ chạm nhẹ vào nhau thôi.

Bước 4: Giữ nguyên vị trí lưỡi, hít thở đều bình thường bằng mũi và tuyệt đối không được thở bằng miệng.

Trong khoảng thời gian đầu tập luyện Mewing, người thực hiện chỉ nên thực hành khoảng 20 – 30 phút mỗi ngày. Sau đó một vài tuần thì nâng dần thời gian tập luyện lên và thậm chí có thể tập được cả ngày đến khi cảm thấy mình đã biến việc đặt lưỡi đúng cách trở thành một thói quen. Nếu tập đúng cách thường cảm thấy hơi căng phần cơ mặt, cằm và xương hàm. Nhưng mà cảm giác này chỉ là hơi căng thôi còn nếu cảm thấy đau thì lại là dấu hiệu của việc tập Mewing sai cách.

Điểm danh một số lỗi sai điển hình khi tập Mewing 

Tập Mewing tuy là đơn giản nhưng mà trên thực tế còn khá nhiều lỗi sai cơ bản mà nhiều người mắc. Sau đây là tổng hợp một vài lỗi sai phổ biến nhất mà bạn có thể tham khảo và tránh cho mình.

Điểm danh một số lỗi sai điển hình khi tập Mewing

Điểm danh một số lỗi sai điển hình khi tập Mewing

Thở bằng miệng

Mục tiêu chính quan trọng khi luyện tập Mewing là triệt để được thói quen thở bằng miệng. Do vậy nếu bạn còn thở bằng miệng thì tập Mewing thất bại. Hơn nữa thở bằng miệng còn là nguyên nhân làm cho hàm thay đổi cấu trúc, ảnh hưởng xấu đến cung hàm, vòm họng,…

Dùng nhiều lực lên 2 hàm

Bài tập Mewing chủ yếu để thiết lập thói quen đặt lưỡi đúng cách để hình thành thói quen tốt. Bên cạnh đó khi tập luyện, một phần nhỏ lực tác động gián tiếp lên vòm hàm trên, điều chỉnh lại khuôn mặt. Nếu như nghiến chặt răng khi luyện tập thì lực từ lưỡi tác động nhiều, vô tình làm rối loạn quá trình di chuyển hàm trên và cuối cùng tạo ra biến chứng khi tập Mewing.

Đặt lưỡi tư thế sai cách

Đây là lỗi cơ bản nhiều người mắc phải. Nếu như chỉ chạm đầu lưỡi hay ít thân lưỡi lên vòm trên thì nó sẽ không tạo được áp lực hỗ trợ hàm di chuyển. Cuối cùng khiến bài tập Mewing suy giảm.

Rủi ro khi tập Mewing sai cách

Mewing tác động trực tiếp đến cơ hàm, đây là một bộ phận khá phức tạp. Vì vậy việc tập Mewing sai cách sẽ làm thay đổi cấu trúc và ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác như: 

  • Răng bị xô lệch
  • Lung lay răng
  • Lệch hàm trên hoặc dưới
  • Đau hoặc rối loạn khớp thái dương hàm

Những lưu ý cần biết khi tập Mewing

Trên thực tế, không thể phủ nhận Mewing là phương pháp mang lại nhiều lợi ích trong việc nắn chỉnh răng. Tuy nhiên người tập cũng cần phải lưu ý những điều sau trong quá trình tập:

  • Mất nhiều thời gian: Mewing là kỹ thuật cần rất nhiều thời gian để làm quen và thấy được kết quả. Việc làm quen với cách đặt lưỡi đúng mất rất nhiều thời gian vì hầu hết chúng ta đã quen với việc thả lỏng lưỡi trong miệng. 
  • Đặt lưỡi đúng vị trí: ban đầu việc đặt lưỡi ở đúng vị trí khá khó khăn, người tập cần biết cách thả lỏng lưỡi khi tập. Một trong những mẹo đặt lưỡi đúng vị trí đơn giản bằng cách phát âm chữ “N”, sau đó thả lỏng và giữ nguyên lưỡi tại vị trí đó. Lưu ý không để đầu lưỡi chạm vào răng.
  • Thít thở bằng mũi: khi tập Mewing người tập cần đảm bảo hít thở đều bằng mũi thay vì dùng miệng.
  • Căng cơ khó chịu: trong khoảng thời gian đầu khi tập Mewing người tập sẽ có cảm giác cơ mặt, xương hàm và cằm căng lên gây khó chịu. Đây là dấu hiệu tốt cho thấy người tập đang tập đúng, và cảm giác này sẽ mất dần khi các cơ dần quen với việc đặt lưỡi đúng.
  • Điều chỉnh xương hàm và mặt: bên cạnh việc đặt lưỡi đúng cách thì người tập cũng cần duy trì điều chỉnh xương hàm và mặt luôn nằm trên một đường thẳng với ngực. 

Tập Mewing mũi cao lên không?

Tập Mewing đúng cách có thể làm mũi cao lên bởi khi tập xương hàm dưới được nâng lên, đồng thời xương hàm trên cũng được nâng lên và đẩy ra trước. Kéo theo toàn bộ phần mũi cũng được đẩy ra trước và cao hơn, do đó trông mũi có vẻ cao lên. Nhưng xét về bản chất thật thì sống mũi không hề cao lên, việc mũi cao lên là do sự thay đổi về cấu trúc xương hàm mặt ở sau mũi được nâng lên. 

Một ngày nên tập Mewing bao nhiêu lần?

Trung bình một ngày nên tập Mewing ít nhất từ 20 – 30 phút trong khoảng thời gian đầu mới tập. Sau khi quen dần với việc đặt lưỡi đúng cách thì người tập có thể nâng dần thời gian tập lên. Lâu dần việc tập Mewing sẽ trở thành thói quen và có thể tập cả ngày, ngay khi ngủ.

Nhìn chung thì phương pháp Mewing không xấu nhưng mà nó chưa đủ nghiên cứu chứng minh hiệu quả tuyệt đối. Chính vì thế bạn nên được bác sĩ chỉnh nha giỏi chuyên sâu trực tiếp chữa trị, hướng dẫn cũng như theo dõi sát sao để nhằm tránh các ảnh hưởng sâu. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích, hiểu được Mewing là gì để từ đó thực hiện đúng cách nhất. Mọi thắc mắc cần tư vấn, giải đáp vui lòng liên hệ ngay với Nha Khoa Kim qua số hotline 1900 6899 nhé!

 

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

ĐẶT HẸN THĂM KHÁM

Quý khách vui lòng để lại thông tin, Nha Khoa Kim sẽ liên hệ trong vòng 3 phút. (Thời gian làm việc của tổng đài từ 7h30 đến 23h30)